Mối quan hệ gia đìn hở phương Đông và phương Tây

Một phần của tài liệu giá trị tiểu thuyết nhắm mắt thấy paris của dương thụy (Trang 42 - 44)

NHẮM MẮT THẤY PARIS CỦA DƯƠNG THỤY

2.4. Mối quan hệ gia đìn hở phương Đông và phương Tây

Ở các nước tiên tiến như châu Âu hay Mĩ, tính tự lập con người là rất cao “Cha mẹ bên đây luôn khuyến khích, thậm chí là ép buộc con mình ra riêng, để giúp con trưởng thành hơn”. [19; tr.121]. Họ không “tối lửa tắt đèn có nhau” như ở Việt Nam. Lời bà Christine rất thấu tình đạt lý “Maman có một mình, buồn thật, bất tiện thật. Nhưng nhờ vậy maman rất giỏi xoay sở và biết tự chăm sóc mình. Maman khỏe và giỏi hơn rất nhiều bà già cùng độ tuổi ở Việt Nam.” [19; tr.121]. Và quả thật, maman rất khỏe và yêu đời. Bà “giành xách những chiếc túi nặng nhất, bà đi nhanh nhẹn, năng động như không hề

biết mệt mỏi. Cửa vừa mở ra, Mai lao nhanh lên giường rên hừ hừ” [19; tr.108] trong khi bà vẫn thoăn thoắt chuẩn bị trà và bữa ăn tối. Những người như maman Christine quan niệm rất mới mẻ về tuổi già, bà biết tự tạo cho mình những niềm vui trong cuộc sống, kể cả cái chết gần kề, bà cũng có thể đùa dí dởm “Ở Paris, phải run rẩy chống gậy và bị thần chết nhắc chừng “Ta sắp đến thiệt rùi nghe!” thì mới gói là “hết xí quách” [19; tr.178] Người nước ngoài không sống bằng tình cảm nhiều như người Việt ta. Họ suy xét mọi việc dựa vào lí trí. Tuy mang tiếng là những con người khô khan, nhưng nhờ thế, họ rèn luyện được tính tự lập rất cao cho mình.

Gia đình không phải là hình ảnh được nhắc đến nhiều trong hầu hết các tác phẩm của Dương Thụy, nhưng đọc từng tác phẩm của chị, ta vẫn cảm nhân được ở một góc nào đó gia đình vẫn chi phối và luôn bên cạnh các nhân vật của chúng ta. Đó là hai bà mẹ, mẹ của Louis và mẹ của Mai. Đó là chị gái của Tuyết Hường và cả maman Christine mẹ nuôi của Mai. Những người như Mai, như tuyết Hường - dù cho họ là những người trẻ, họ bản lĩnh như thế nào đi chăng nữa thì một lúc nào đó, họ vẫn cần sự che chở của gia đình. Mai – với xuất thân từ gia đình đầm ấm và được giáo dục tốt, cô xem gia đình là một phần đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của mình. Mai xem ra được Dương Thụy có nhiều phần ưu ái khi để cô có quá nhiều may mắn trong cuộc đời. Ngoài ba mẹ ruột thì Mai còn có bà Christine là mẹ nuôi. Bà Christine, sau bao ngày bị con cái lãng quên, khi Mai xuất hiện, bản thân làm mẹ của bà trỗi dậy, bà đã chăm sóc, lo lắng, dạy dỗ, khuyên răn và an ủi cô như con ruột của mình. Với con mắt của người từng trải, bà đã cho Mai những lời khuyên hữu ích cho cuộc sống xa lạ bên trời Tây. Cả Mai, sống bên Pháp xa lạ, cô cần biết bao tình yêu thương của gia đình. Tuy lúc đầu Mai có ý chọc bà Christine khi bà gợi ý nhận cô làm con nuôi “có người khuyên cháu ở Paris này chẳng tin được ai cả, tại sao cháu phải xem bà là maman!?” [19; tr.110-111] làm bà suýt lên máu vì bà sốc nặng đến mức nhảy dựng lên gần đụng trần nhà. Nhưng thực tâm Mai rất vui sướng và hạnh phúc về điều đó. Bản tính trẻ con và quen sống bên cạnh gia đình thì còn niềm vui nào hơn bằng có một người mẹ nơi phương trời xa xôi.

Tuyết Hường - với xuất thân khốn khó, lớn lên trong tiếng la mắng, chửi bới mỗi ngày của cha mẹ, phải vừa “học bài vừa run vì rét mà chẳng có lấy một chiếc áo ấm” [19; tr.213] Tuyết Hường chắc hẳn cũng có lúc oán hận chính gia đình mình, chán ghét những

người thân trong gia đình mà không ai khác chính là cha mẹ cô. Tuy nhiên, cô vẫn tìm mọi cách để vươn lên, cũng phụ giúp phần nào cho gia đình. Chỗ dựa duy nhất của Tuyết Hường chính là người chị gái đang sống bên Úc. Một nhân vật chỉ được biết đến nhờ những bức email. Hai chị em qua câu chữ có phần giống nhau về tính cách đã đem đến một cái nhìn hiện thực của Dương Thụy. Nền tảng của cuộc sống – gia đình – là một phần rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi thành viên khi ngày một trưởng thành. Có thể cuộc sống không đầy đủ nhưng có được nhưng tình cảm ấm áp, gắn bó yêu thương lẫn nhau giữa các thành viên trong một gia đình sẽ sinh ra những con người có ích cho xã hội. Nhưng nếu một gia đình mất đi điều đó, hậu quả sẽ làm băng hoại đạo đức con người và gây nên những việc khó lường. Và thực vậy, cuộc sống đã dạy cho Tuyết Hường những mưu mẹo những mánh khóe để cô bươn chải và vượt qua người khác.

Tình cảm gia đình có ở khắp nơi, với những nước châu Âu như Pháp, các bậc cha mẹ đều muốn cho con mình tự lập từ lúc còn bé nhưng như vậy không có nghĩa là không có tình thương. Mẹ Louis cũng như bao người mẹ khác. Tuy lúc đầu bà không thích thái độ không quý tộc của Mai, nhưng thấy con trai mình đau khổ, tuyệt vọng đến mức tự tử, bà sẵn sàng gọi điện thoại cho Mai thậm chí có thể cầu xin cô đến gặp Louis để vực dậy tinh thần cho con trai bà. Tình thương con bao la có thể làm nên bao điều kì diệu. Dương Thụy cũng đang là một người mẹ - một thiên chức rất đỗi thiêng liêng – nên hơn ai hết, chính chị là người hiểu rõ nhất hai tiếng gia – đình. Dương Thụy đặt hình ảnh gia đình vào đứa con tinh thần của mình như đang đặt chính tâm tư tình cảm thật vào đó. Chính điều đó đã đánh mạnh vào xúc cảm của bao độc giả, làm họ yêu và đón nhận những tác phẩm của chị nồng nhiệt hơn.

Á – Âu có nhiều sự khác biệt với nhau, phải hiểu biết được những lợi thế cũng như những khuyến điểm của nơi đó thì ta mới có thể thành công hơn trong công việc. Dương Thụy đã đưa vào Nhắm mắt thấy Paris những khai thác triệt để của mình về các nước phương Tây như Paris để người đọc có những nhìn nhận và đánh giá sâu sặc hơn giữa phương Đông và phương Tây.

Một phần của tài liệu giá trị tiểu thuyết nhắm mắt thấy paris của dương thụy (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)