Nhắm mắt thấy Paris – đặc trưng văn hóa phương Đông và phương Tây

Một phần của tài liệu giá trị tiểu thuyết nhắm mắt thấy paris của dương thụy (Trang 38 - 42)

NHẮM MẮT THẤY PARIS CỦA DƯƠNG THỤY

2.3. Nhắm mắt thấy Paris – đặc trưng văn hóa phương Đông và phương Tây

Bối cảnh tác phẩm chủ yếu là ở Paris và các nước châu Âu, trừ Hồng Kông, Dương Thụy đã cho ta cái nhìn cận cảnh hơn về những phong tục tạp quán của các nước, cũng như những quan niệm khác nhau về công việc, cuộc sống và con người. Người châu Á, vốn ảnh hưởng bởi hệ thống Phật giáo và triết lí của Nho gia. Họ quan niệm rất chặt chẽ về nam và nữ, đặc biệt là quan niệm về sự khác biệt công việc giữa nam và nữ. Các nhân vật trong truyện, tuy là những con người trẻ, đang trong thời đại hòa nhập, nhưng do được ảnh hưởng từ gia đình và trường lớp, họ cũng khó mà thay đổi được. Như khi Mai nghe Louis đòi đi “chợ trời” ở Hồng Kông, cô đã phán xét “Đàn ông lồng lộng mà đòi đi chợ trời!” [19; tr.7]. Ở những nước như Việt Nam, theo truyền thống từ ngàn đời xưa, việc chợ búa bếp núc được mặc định là của phái nữ, đàn ông phải là trụ cột, giải quyết các việc lớn lao trong nhà. Mai tuy đã làm việc trong công ty nước ngoài và được đi công tác ở khá nhiều nước, nhưng cô vẫn không thể thay đổi cách nhìn. Đó là một đặc điểm đặc trưng của người Việt. Trong khi ở nước ngoài, việc đó xem như là bình thường. Họ sống và làm theo những gì mình muốn, không gò bó theo những triết lý mà theo họ là lạc hậu, miễn sao họ đạt được mục đích của chính mình. Người phụ nữ được ưu tiên hàng đầu và có những đặc quyền nhất định.

Hiện nay, do ảnh hưởng từ quá trình hội nhập, quan niệm ở nước ta đã dần có sự chuyển biến bằng việc phái nam chia sẻ công việc gia đình với phái nữ, phụ nữ cũng ra ngoài làm việc và có những quyền lợi riêng nhưng nhìn chung quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại. Ngay chính những người phụ nữ như Mai cũng không thoát khỏi những quan niệm ấy “Phụ nữ châu Á nói chung dù hiện đại đến mấy vẫn còn bị uy đàn ông có chức quyền ảnh hưởng. Hình như họ tự nguyện cho đàn ông control mình và luôn muốn làm vừa lòng đàn ông.” [19; tr.41]. Bà Christine “thở dài – Thật là bất công cho phụ nữ, tuổi hưởng thụ chỉ có khoảng chừng hai mươi năm, lại xen kẽ những năm tháng bầu bì, nuôi con nhỏ. Còn đàn ông thì niềm vui bất tận!”…Chưa có một bà già Việt Nam nào dám phát biểu về sự “bất công” này.” [19; tr.178]. Nhân vật Christine đã thay Dương Thụy nói lên những gì mà chị thấy được, cảm được trong những chuyến đi của

mình. Chị cũng muốn lên tiếng cho sự bất công của người phụ nữ, cũng muốn đôi lúc đứng lên phá tan xiềng xích của lễ giáo phong kiến để sống thật với lòng mình.Những quan niệm cũ kì, lệ thuộc trong đời sống hiện nay dần không còn phù hợp. Người phụ nữ phải có tiếng nói của mình và làm những công việc lớn lao hơn cho xã hội thay vì chỉ thêu thùa bếp núc. Đạo lí “tam tòng tứ đức”, “công dung ngôn hạnh” tuy vẫn có những cái hay đặc trưng cho những phẩm chất cao quý của người Việt, nhưng cũng có những điều hạn chế cần được hiểu lại một cách đúng đắn hơn. Và dĩ nhiên, vai trò cũng như cách ứng xử đối với phụ nữ cũng phải được đề cao trong xã hội hiện nay.

Dẫu biết là phong tục mỗi nơi khác nhau, nhưng bây giờ là thời đại của sự hội nhập, ta nên bỏ đi những thành kiến cổ hủ, áp đặt vào sự tự do của con người. Giữ lại những cái hay cái đẹp, loại bỏ những thứ không phù hợp. Như vậy thì đất nước mới ngày càng phát triển về kinh tế lẫn xã hội.

Vị trí xã hội là một vấn đề khá quan trọng trong đời sống hiện nay. Ở phương Đông và phương Tây, cách đánh giá về con người trong xã hội cũng có những nét khác biệt đặc trưng mà qua Nhắm mắt thấy Paris, ta lại thấy được một cách rõ rệt hơn.

Khi Mai biết được Daniel là sếp vùng của mình, cô ngạc nhiên thốt lên “Anh trẻ quá!” [3; tr.12]. Chỉ một câu nói của Mai nhưng phần nào đã đánh giá được chất lượng thẩm định năng lực ở Việt Nam. Theo quan niệm “gừng càng già càng cay”, chỉ những người lớn tuổi, giàu kinh nghiệm mới được đứng vào những vị trí cấp cao trong một cơ quan, còn những người trẻ, tuy năng lực và sức khỏe tốt, nhưng chỉ được làm theo sự chỉ dẫn của cấp trên. Trong khi đó, người nước ngoài bổ nhiệm một vị trí dựa vào những cái mà người đó làm được, không cần phân biệt tuổi tác. Đó cũng là một cái hay giúp các nước khác phát triển. Tư duy “sống lâu lên lão làng” của người Việt Nam cũng có những cái tốt. Những người lớn tuổi thì đáng kính trọng hơn và giàu vốn sống hơn, cách suy nghĩ cũng chính chắn hơn so với người trẻ tuổi. Tuy nhiên, thế hệ trước còn có nhiều quan niệm cổ hủ, cứng ngắt và khuôn khổ trong cuộc sống cũng như công việc. Những điều đó dần không còn phù hợp với cuộc sống hội nhập không ngừng vận động và thay đổi. Những con người trẻ, tiếp xúc với những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến, giàu nhiệt huyết, năng động trong việc thay đổi và nắm bắt thị trường thì có thể dễ dàng đáp

ứng được nhu cầu mà xã hội đặt ra hơn. Đó là những điều mà Dương Thụy muốn gửi gắm vào trong tác phẩm về việc cần nhìn nhận một cách xác thực về xã hội Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, người Việt Nam cổ quan niệm phụ nữ đẹp trong quy ước chữ

“Dung” trong “công dung ngôn hạnh” là phải “da trắng, mắt hai mí, mũi cao” [19; tr.17], còn những người “là thất bại của tạo hóa”, “khuôn mặt lưỡi cày, gò má nhô cao, da đen, mũi tẹt, môi mỏng” [19; tr.55] như Tuyết Hường chỉ trông chờ vào những chàng Tây, vốn “thích nhìn phụ nữ Việt Nam không-đẹp-trong-mắt-đàn-ông-bản-xứ” [19;tr.56]. Tuy chữ “Công” đứng trước chữ “Dung”, tức là xem trọng về tính cách bên trong hơn vẻ bề ngoài, nhưng thực chất trong quan niệm của người Việt, vẻ bề ngoài luôn đem lại ấn tượng và cái nhìn đầu tiên cho người tiếp xúc. Còn những người nước ngoài, dáng vẻ như Tuyết Hường là bình thường, thậm chí còn lạ và độc đáo trong mắt họ, đặc biệt, họ chú trọng vào nền học thức và cách ứng xử của người con gái nên những người như Tuyết Hường được đánh giá cao hơn so với con mắt người Việt.

Phong tục, cách nghĩ cách sống đã khác và cách làm việc cũng khác. Người nước ngoài rất coi trọng trách nhiệm với công việc. Họ làm việc với áp lực lớn, tần suất cao, nhưng “không ai chấp nhận làm việc ngoài giờ, kể cả giới manager. Đúng năm giờ rưỡi, mọi người đã ào ào phóng ra thang máy, chạy rầm rập ra khỏi cửa, thoát các hầm metro, mất dạng.” [19; tr.120]. Họ rất xem trọng các kì nghỉ, những dịp lễ lộc. Họ đánh giá con người dựa vào năng lực làm việc, khi bạn làm tốt, họ sẵn sàng hậu đãi với chế độ cao và nhiều quyền lợi. Còn người Việt ta với ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước từ ngàn đời xưa, làm việc phụ thuộc vào “thiên thời địa lợi nhân hòa”, làm việc từ tốn từ ngày này sang ngày khác, không bao giờ hết việc. Đó cũng là điều mà những nước đang phát triển như ta cần phải xem lại trong xã hội tiến bộ ngày nay, thay đổi để có thể bắt kịp với bước phát triển không mệt mỏi của thế giới.

Á và Âu có nhiều sự khác biệt với nhau là điều đương nhiên, đặc biệt là trong mối quan hệ tình cảm. Là phụ nữ Á Đông, chuyện quan trọng hơn hết là vấn đề trinh tiết và cách giao tiếp với người khác giới. Mai có hành động “ghẹo trai thẳng thừng” [19; tr.15], rồi xông vào phòng Louis và cả việc “Mai nhào tới cố đụng vào chiếc quần Hermès đắt

tiền vài trăm euros” [19; tr.47], hay “lấy tay thọc vào làn vải trên vùng bụng” của Louis [19; tr.48]. Những hành động được xem là rất không đúng phẩm chất và tính cách của phụ nữ Việt Nam. Nhưng qua những cử chỉ rất vô tư của Mai, ta có thể chấp nhận được và yêu thêm tính ngây thơ của cô. Mai trêu ghẹo Louis vì cô nghĩ chỉ gặp anh một lần trên mối quan hệ xã giao. Bản tính cô chân thật và giản dị, làm những điều mình thấy thích, và cũng vì cách ăn mặc quá đẹp bởi hàng hiệu của Louis làm Mai không kìm chế được và muốn sờ thử những thứ đắt tiền đó. Mai cũng thú nhận Mai chưa làm điều đó với bất kì ai khác. Dương Thụy miêu tả những hành động có hơi phản cảm với cách nhìn của một số độc gỉa khó tính ở Mai cũng đã tạo nên rất nhiều sự tranh cãi trên các diễn đàn. Nhưng Dương Thụy sau những hành động và tình huống đầy kịch tính và bất ngờ để tạo nên sức thu hút cho câu chuyện, chị cũng đã có những giải thích hợp lý cho những hành động đó của Mai “Tôi không có ý suồng sã” rồi những phản ứng “đỏ mặt”, “ngượng” [19; tr.48] và đặc biệt là đưa Mai trở về đúng với con người thật ngây thơ và có giáo dục ở Mai của những chương tiếp sau đó. Cách dẫn dắt và miêu tả của Dương Thụy không “lố” như cách nghĩ của nhiều người, nói cho đúng hơn, những tình tiết trên chỉ để tô thêm những tính cách độc đáo ở Mai.

Sau bao việc xảy ra, Mai lại trở về với con người thật của mình, hồn nhiên, giữ kẽ và sợ sex. Trong mối quan hệ giữa nam và nữ, phụ nữ Việt cũng kín đáo và ngại ngùng hơn. “Phụ nữ Á Đông nói chung dù hiện đại đến mấy vẫn còn bị uy đàn ông có chức quyền ảnh hưởng. Hình như họ tự nguyện cho đàn ông control mình và luôn luôn làm vừa lòng đàn ông” [19; tr.41] Do ảnh hưởng nhiều của quan niệm “tam tòng tứ đức” từ bao đời nay, nên phụ nữ Việt Nam không bao giờ như “đám con gái da trắng lúc nào cũng sẵn sàng leo lên người mình” [19; tr41] như Louis nói. Ngay cả khi Mai và Louis gặp nhau tại Paris trong dịp lễ giáng sinh, sau những giọt nước mắt hụt hẫng vì nghe tin Louis và Tuyết Hường qua lại với nhau, Mai đã “ghì anh bằng tất cả sức mạnh. Mai lấn Louis té xuống chiếc ghế dài êm ái, cô nhảy lên người anh nhẹ nhàng như một con mèo, hai tay xé phăng những chiếc áo gò bó…” [19; tr.156], nhưng khi Louis định đáp trả lại “trận cuồng phong” thì Mai trở về với “Nữ hoàng Tháng Năm nghiêm trang và sợ sex” [19; tr.160]. Một chút nhẹ nhàng nhưng thú vị của sex được Dương Thụy đưa vào tác phẩm vừa làm cho tác phẩm hấp dẫn, lôi cuốn nhưng không quá thô thiển, vừa làm cho sự khác

biệt giữa văn hóa phương Tây và phương Đông nổi bật hơn. Quan niệm về tình dục cũng có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia. Trong khi ở Việt Nam người con gái “được giáo dục rằng phải quyết chí bảo vệ “hàng” cho đến khi lên xe hoa” [19; tr160] thì ở các nước phương Tây, chuyện tình cảm xem ra phóng khoáng hơn rất nhiều. Louis xem “đó chỉ là nhu cầu vui thú trong chốc lát như ở bên châu Âu. Chẳng ràng buộc gì, chẳng cam kết gì” [19; tr.192]. Những người nước ngoài nói đến sex và “động từ làm tình một cách thoải mái lắm. Cương vị chủ tịch Tập đoàn mà giỡn với nhân viên theo kiểu “không làm tình mỗi đêm à?” rồi cười khà khà khi thấy em sững sờ”, rồi nghĩ Mai là “manager của thế kỉ 21 mà phản ứng như nữ sinh trung học thời Trung Cổ”. [19; tr.137]

Một cái nhìn mới mẻ hơn cho quan niệm về tình yêu nam nữ, đó là những mối tình không giới hạn về không gian và tuổi tác. Những người già ở nước ngoài không bao giờ cho mình là già “Một lần dạo rừng Vincienne với maman Christine, thấy một cặp ngoài tám mươi chống gậy dìu nhau, họ âu yếm hôn nhau như thể cả thế giới chỉ có đôi ta. Mai thán phục:“Ở Việt Nam làm gì có cảnh này, mấy ông bà già Pháp biết giữ lửa tình yêu, lấy nhau mấy chục năm mà còn hôn được như vậy!”. Maman Christine cười hặc hặc: “Sao con không nghĩ họ…mới cưới nhau?”. Kể cả maman Chrristine, dạo này hình như đang yêu ai, bà trốn Paris đi sang Luân Đôn mỗi tuần.” [19; tr.144]. Ở Việt Nam, những người ở cái tuổi “thập bát cổ lai hy”, cho dù muốn tìm một ai đó an ủi sẻ chia lúc tuổi già cũng không thể. Vì danh dự, vì dư luận, vì lời ra tiếng vào thiên hạ, họ đành chôn vùi niềm khao khát nhỏ nhoi của mình để sống đúng cái gọi chuẩn mực, là đạo đức của xã hội.

Một phần của tài liệu giá trị tiểu thuyết nhắm mắt thấy paris của dương thụy (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)