Ngôn ngữ thể hiện trạng thái, cử chỉ nhân vật

Một phần của tài liệu giá trị tiểu thuyết nhắm mắt thấy paris của dương thụy (Trang 57 - 59)

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

3.2.2.3. Ngôn ngữ thể hiện trạng thái, cử chỉ nhân vật

Với vốn từ ngữ phong phú của mình, Dương Thụy đã rất tinh tế khi biết cách kết hợp các loại ngôn ngữ trần thuật khác nhau vào trong tác phẩm. Và lớp từ thể hiện trạng thái cử chỉ của nhân vật là một minh chứng. Tần suất xuất hiện các từ miêu tả cử chỉ trạng thái rất cao và đa dạng. Trong cuộc đối thoại giữa Mai và bà sếp Valérie:

“Chị đi chơi ở quần đảo Tahiti, nam Thái Bình Dương. Cuộc sống chỉ có biển xanh, bóng dừa, nắng vàng, rượu nồng…Thiên đàng! Thiên đàng!” – Sếp long lanh mơ màng – “Về lại với L’Aurore Paris! Lạy Chúa, địa ngục trần gian!”. Mai cả cười nhận từ tay sếp con búp bê bằng vỏ dừa…. “Em có đi đâu chơi không?” – Sếp tinh ý thấy Mai có vẻ lạ - “Nhìn em khác lắm! Đang yêu thì phải! Một chàng Parisien?” – Mai học cách

trả lời lập lờ như dân Pháp “Tại sao không?” rồi nhăn mặt nghe sếp phán “Tạng của em hợp với người châu Á hơn. Ăn chắc mặc bền, giá trị truyền thống, gia đình lý tưởng”. Mai lại bắt chước vẻ lập lờ của dân Pháp, với một chút thành thực: “Có thể! Thì sao?”. Một cái nhún vai và bỉu môi, Valérie tự đắc: “Có biết vì sao chị thành công ở cả sự nghiệp và tình yêu? Vì chị biết thuật nhìn người. Nè, không phải cứ mua sách tâm lý đọc là OK. Đừng uổng công bắt chước!”. Mai gượng cười, giả vờ có điện thoại cầm tay để thoát khỏi cuộc đối thoại.” [19; tr.182].

Chỉ một đoạn đối thoại ngắn giữa hai nhân vật, nhưng ta bắt gặp được khá nhiều những từ miêu tả cử chỉ, trạng thái “long lanh”, “mơ màng”, rồi “cả cười”, “lập lờ”, “nhăn mặt”, “nhún vai và bĩu môi”, “gượng cười”. Những từ thể hiện trạng thái cử chỉ nói lên mức độ của cuộc trò chuyện. Nó có thể là thái độ kể cả của bà sếp, là cái nhìn khinh thường, mỉa mai của Mai với những lời của sếp.

Rồi những hình ảnh ban đầu cho mối quan hệ của Louis và Mai với những lời nói xã giao bình thường nhưng mang theo những cử chỉ tình cảm.

“- Xin chào – Louis nhẹ nhàng tiến đến với hai ly champagne trong tay – Cô xinh qúa! Chúng ta cụng ly nào!

- Vâng! – Mai lúng túng – Cụng ly vì L’Aurore…

- Thôi! – Louis nháy mắt duyên dáng – Quên công ty đi! Cụng ly vì nhan sắc của cô…

- Vì vẻ đẹp trai của anh! – Mai nối theo - Vì hai chúng ta! Cả hai bật cười khúc khích.” [19; tr.15]

Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ tâm trạng đã được Dương Thụy đặc tả đầy kịch tính qua xung đột giữa hai cô gái: Mai và Tuyết Hường.

“- Louis đã uống thuốc tự tử - Mai đột ngột nín khóc – Bà hại đời anh ta tan nát… - Chết chưa? – Giọng Hường tỉnh ruội – Chắc hù gia đình quý tộc của mình một chút chơi ấy mà!

- Đồ… - Mai tức nghẹn – Đồ…

- Một người xuất thân gia đình nề nếp như bà không đủ vốn từ vựng đâu – Hường

cả cười – Để giúp cho nhé: đồ hạ cấp, đồ trơ trẽn, đồ xấu xa, đồ biến thái, đồ giết người, đồ không có đất dung thân… Ha ha ha!

- Sao ông trời không giết bà chết đi cho rồi! – Mai thở gấp hụt hơi – Trả giá, rồi sẽ trả giá!

- Dân Việt Nam đớn hèn hay vin vào luật nhân quả để tự an ủi khi bị đối xử bất công – Tuyết Hường nhếch mép cười – Thay vì tức tối rủa xả “Nó sẽ bị trả giá” rồi mòn mỏi ngồi chờ ông Trời ra tay, sao họ không đích thân hành xử kẻ bị cho là xấu xa? Cuộc đời này khắc nghiệt lắm, không tự cứu mình thì Trời cũng không có thời gian mà cứu đâu!

- Tôi tưởng thời gian qua bà giày vò trong hối hận – Mai bặm môi đau đớn vì bị lừa dối – Đúng là loại người dám có những hành động ghê gớm như bà sẽ không bao giờ biết sợ hậu quả, càng không biết hối hận là gì!

- Nhưng đừng tưởng bở - Mai hét lạc giọng – Trên đời này có người hèn như tôi nhưng cũng có kẻ sẽ xử bà theo luật giang hồ….” [19; tr.251-252]

Cách sử dụng từ ngữ miêu tả trạng thái tăng dần trong cuộc đối thoại của hai nhân vật càng làm cho câu chuyện thêm kịch tính và bật nổi lên tính cách của nhân vật. Tuyết Hường “tỉnh ruội”, “cả cười”, “nhếch mép cười”, “cười lớn”, từ thái độ mỉa mai Mai và đắc chí với những gì mà mình làm được bằng chiêu trò của mình đến lúc vạch trần chính bản thân mình. Tác giả đã thể hiện trọn vẹn vai phản diện trong tác phẩm của mình qua Tuyết Hường – một nhân vật nham hiểm, độc đáo và để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ. Trái ngược với Hường, Mai với vai trò người bị động, đau khổ vì tin Louis tự tử, thêm thái độ của Tuyết Hường làm cô “tức nghẹn”, “thở gấp”, “bặm môi đau đớn”, “hét lạc giọng”, Mai bất lực trước những mưu mẹo của Tuyết Hường, cô ngỡ ngàng không ngờ được trên đời lại có những con người nguy hiểm như người đang đối diện trước cô.

Hay thái độ ngạc nhiên, sửng sốt của Mai “há hốc” [19; tr.99], cái cách “nhún vai, một cử chỉ đặc trưng Pháp khi không có lời lí giải” [19; tr.179],…và rất nhiều những ngôn ngữ miêu tả cử chỉ, trạng thái nhân vật xen cùng những lời đối thoại trực tiếp đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nhắm mắt thấy Paris. Các nhân vật lần lượt xuất hiện, được Dương Thụy phác vẽ sinh động và rõ ràng hơn, tạo nên sức cuốn hút và hấp dẫn người đọc.

Một phần của tài liệu giá trị tiểu thuyết nhắm mắt thấy paris của dương thụy (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)