Các phƣơng pháp chẩn đoán hẹp van mũi:

Một phần của tài liệu Chỉnh hình van mũi qua đường mổ hở điều trị nghẹt mũi (Trang 36 - 40)

Hiện chƣa có một xét nghiệm khách quan nào đƣợc coi là tiêu chuẩn để chẩn đoán hẹp van mũi mà chủ yếu dựa vào chẩn đoán lâm sàng [62]

1.3.5.1 Nghiệm pháp Cottle và Cottle cải tiến

Nghiệm pháp Cottle là một kỹ thuật kinh điển để chẩn đoán hẹp van mũi trong. Trong khi bệnh nhân hít vào, nhẹ nhàng dùng tay đẩy má bệnh nhân lên trên và ra ngoài (Hình 1.14). Kỹ thuật này sẽ giúp đẩy sụn mũi bên trên ra xa vách ngăn, làm mở rộng diện tích mặt cắt đi qua vùng van mũi trong (Hình 1.15). Nếu bệnh nhân thấy hết nghẹt mũi thì nghiệm pháp dƣơng tính và có thể kết luận nghẹt mũi liên quan van mũi. Nghiệm pháp Cottle có thể dƣơng tính giả khi có xẹp cánh mũi hay âm tính giả khi có sẹo hẹp vùng van mũi [64].

Hình 1.14 Nghiệm pháp Cottle (A). “Nguồn: Robert F. Andre, 2008” [100]

Hình 1.15 Hình ảnh van mũi trƣớc (B) và sau (C) khi làm nghiệm pháp Cottle

Nghiệm pháp Cottle cải tiến là dùng một dụng cụ hình que đầu nhỏ đƣa vào trong mũi, nâng nhẹ từng phần của thành bên mũi trong khi bệnh nhân hít vào. Nếu cảm nhận của bệnh nhân là dễ thở hơn thì nghiệm pháp này dƣơng tinh. Nghiệm pháp Cottle cải tiến giúp xác định thành phần gây hẹp van mũi và định hƣớng phƣơng pháp mổ (Hình 1.16).

Hình 1.16 Nghiệm pháp Cottle cải tiến: hình van mũi hẹp bên trái khi hít vào (hình A); van mũi đƣợc mở rộng và cải thiện thông khí (hình B)

“Nguồn: Robert F. Andre, 2008” [100]

1.3.5.2 Nội soi mũi xoang

Nội soi mũi xoang giúp quan sát các cấu trúc bên trong của mũi. Các ghi nhận cần có khi nội soi mũi xoang:

- Tình trạng vẹo vách ngăn: cần lƣu ý vị trí vẹo, phần sau hay phần trƣớc trong khu vực van mũi.

- Tình trạng các cuốn mũi: quá phát cuốn dƣới, cuốn giữa hay quá phát cuốn trên.

- Sẹo của thành bên mũi hay sẹo hẹp cửa mũi.

- Tình trạng viêm: viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang. - Các cấu trúc bệnh lý: polyp mũi, u nhú đảo ngƣợc

1.3.5.3 CT scan – Đo góc van mũi trong

Chụp CT scan để đánh giá các bất thƣờng về cấu trúc mũi và các bệnh lý vùng mũi xoang. Ngoài chức năng đánh giá tổng quát này, chúng ta cần đo góc van mũi trong trên CT scan.

Chụp CT scan ở tƣ thế mặt phẳng trán, vị trí lát cắt đi qua vùng van mũi, tiến hành đo góc van mũi trong (Hình 1.17).

Góc van mũi trong ở ngƣời da trắng ở trong khoảng 100

-150 [114] Góc van mũi trong ở ngƣời châu Á ở trong khoảng 21,60

± 4,50 [79] Theo các tác giả, nghi ngờ có hẹp van mũi trong khi góc đo đƣợc: o < 100 (ở ngƣời Âu Mỹ da trắng)

o < 200 (ở ngƣời châu Á da vàng)

Hình 1.17 Đo góc van mũi trong trên CT scan. Hình mặt cắt bên cho diện tái tạo vuông góc luồng khí lƣu thông (a) và góc van mũi trong đo đƣợc (b)

“Nguồn: Myung-Whan Suh, 2005” [79]

1.3.5.4 Đo mũi bằng sóng âm

Trên kết quả đo mũi bằng sóng âm, ghi nhận chỉ số diện tích mặt cắt tối thiểu (MCA) đi qua vùng van mũi (Biểu đồ 1.3, 1.4).

Biểu đồ 1.3 Vị trí diện tích mặt cắt ngang khoang mũi tại van mũi tƣơng ứng phần thấp nhất trên đồ thị biểu diễn AR

Biểu đồ 1.4 Biểu đồ kết quả đo mũi bằng sóng âm tại BV Tai Mũi Họng TP.HCM.

Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán hẹp van mũi khi chỉ số CSAmin < 55 mm2 [37],[83].

Đối với bệnh nhân Việt Nam, tiêu chuẩn chẩn đoán hẹp van mũi qua trị số CSAmin thì chƣa có tác giả nào đƣa ra đƣợc con số cụ thể có giá trị đại

Diện tích ( cm 2 ) Khoảng cách (cm) Diện tích ( cm 2 ) Khoảng cách (cm)

diện cho cộng đồng. Do vậy chúng tôi không dựa vào trị số CSAmin để chấn đoán hẹp van mũi mà chỉ dựa vào trị số này để đánh giá hiệu quả phẫu thuật.

1.3.5.5 Đánh giá chủ quan độ nghẹt mũi: thang điểm NOSE

Bệnh nhân sẽ đƣợc hỏi trong vòng 1 tháng qua có gặp các vấn đề sau đây không, khoanh tròn vào ô điểm chọn (Bảng 1.1).

Bảng 1.1 Bảng câu hỏi bệnh nhân tự đánh giá trong thang điểm NOSE

Triệu chứng Không ảnh hƣởng Rất ít Trung bình Rất nhiều Nghiêm trọng 1 Nghẹt mũi hay cảm giác

thiếu không khí 0 1 2 3 4

2 Tắc mũi hay nghẹt hoàn toàn 0 1 2 3 4

3 Khó thở bằng mũi 0 1 2 3 4

4 Khó thở khi ngủ 0 1 2 3 4

5 Khó khăn thở bằng mũi khi

tập thể dục hay gắng sức 0 1 2 3 4

Sau khi việc tự đánh giá hoàn tất, ta sẽ có điểm triệu chứng của bệnh nhân. Điểm chọn của bệnh nhân sẽ đƣợc nhân 5 để cho tổng điểm tối đa so sánh với 100, với 0 điểm là không nghẹt mũi và 100 điểm là nghẹt mũi hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Chỉnh hình van mũi qua đường mổ hở điều trị nghẹt mũi (Trang 36 - 40)