Các xét nghiệm chức năng

Một phần của tài liệu Chỉnh hình van mũi qua đường mổ hở điều trị nghẹt mũi (Trang 32 - 35)

1.3.2.1 Phƣơng pháp đo độ ẩm (Hygrometry)

Đo độ ẩm hơi thở ra để chẩn đoán nghẹt mũi là phƣơng pháp chẩn đoán khách quan đầu tiên đƣợc đƣa ra bởi Zwaardemaker năm 1894. Bệnh nhân thở vào 1 cái gƣơng. Đƣờng kính vòng hơi nƣớc để lại trên mặt gƣơng của 2 bên mũi sẽ đƣợc so sánh và cho kết luận mũi có bị nghẹt hay không [69]. Hiện không đƣợc sử dụng do tính chính xác thấp.

1.3.2.2 Đo cƣờng độ đỉnh khi hít vào (PNIF: Peak nasal inspiration flow)

PNIF là một xét nghiệm không xâm lấn, dễ làm và thƣờng dùng đánh giá chức năng mũi [12]. Phƣơng pháp này đo đƣợc lƣu lƣợng đỉnh khí đi qua mũi khi hít vào tối đa, đơn vị tính bằng lít/phút.

Những hạn chế của phƣơng pháp này là:

- Những áp lực thay đổi của khí qua mũi không đƣợc ghi nhận.

- PNIF dễ bị ảnh hƣởng kết quả bởi sự hợp tác của bệnh nhân khi đo cũng nhƣ sự hiệu chính máy chính xác hay không của ngƣời đo.

1.3.2.3 Đo khí áp mũi (RM: Rhinomanometry)

Đo khí áp mũi là một xét nghiệm khách quan đánh giá chức năng thông khí và đo đƣợc áp lực luồng khí qua mũi. [21],[61]

Có một số yếu tố có thể ảnh hƣởng đến kết quả đo RM:

- Trở kháng mũi giảm khi tập thể dục, tăng khi nằm, sử dụng aspirin hay hút thuốc. [22],[29],[42],[43],[56],[81]

1.3.2.4 Đo mũi bằng sóng âm (AR: Acoustic rhinometry)

AR lần đầu tiên đƣợc mô tả bởi Hilberg năm 1989 nhƣ là một phƣơng pháp thăm dò chức năng mũi [38],[47].

Đo mũi bằng sóng âm cho đồ thị mũi bằng âm thanh dội lại và cung cấp thông tin về diện tích mặt cắt ngang hốc mũi tùy thuộc vào khoảng cách từ mặt cắt đó đến cửa mũi (Biểu đồ 1.1).

AR là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn và đƣợc thực hiện nhanh chóng. AR cho phép đánh giá hình dạng khoang mũi, mức độ nghẹt mũi, vị trí hẹp, hiệu quả cải thiện sau phẫu thuật cũng nhƣ điều trị nội khoa.

Đo mũi bằng sóng âm chính là xét nghiệm khách quan quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hẹp van mũi [83].

Biểu đồ 1.1 Biểu đồ đo mũi bằng sóng âm ở ngƣời bình thƣờng

Đánh giá hẹp van mũi dựa vào diện tích mặt cắt đi qua vùng van mũi (CSAmin) trong đo mũi bằng sóng âm (AR) (Biểu đồ 1.2).

Ống nối mũi Diện tích ( cm 2 ) Cửa mũi Khoảng cách (cm)

Vị trí diện tích tối thiểu (cuốn dƣới) Khoang mũi

Biểu đồ 1.2 Biểu đồ trƣớc (đƣờng dƣới) và sau (đƣờng trên) khi dùng thuốc co mạch.

Ở ngƣời Âu Mỹ da trắng, CSAmin ở ngƣời bình thƣờng trƣởng thành trong khoảng từ 55- 85 mm2

[37].

Ngƣời Việt Nam bình thƣờng trƣởng thành có CSAmin là 0,54  0,12 cm2 với khoảng cách tối thiểu tƣơng ứng là dmin = 1,08  0,84cm [2].

So sánh hai phƣơng pháp đo AR và RM:

- Schumacher cho rằng đo khí áp mũi (RM) là một phƣơng pháp đánh giá khách quan chức năng mũi, là công cụ tầm soát nghẹt mũi [110]. Trong khi đó đo mũi bằng sóng âm (AR) giúp định vị đƣợc vị trí hẹp [103].

- Bệnh nhân dễ hợp tác và dễ đo hơn khi đo AR [21],[108].

- RM có độ nhạy và độ chuyên biệt cao hơn ở bệnh nhân bị nghẹt mũi chức năng (ví dụ nhƣ viêm mũi). Ngƣợc lại AR có độ nhạy và độ chuyên biệt cao hơn ở bệnh nhân có nghẹt mũi thứ phát do bất thƣờng về cấu trúc [24], [88].

- Trị số CSAmin thay đổi theo chủng tộc và có giá trị cao trong theo dõi hiệu quả điều trị [3],[37],[59],[82],[83].

Do vậy chúng tôi chọn đo CSAmin trên AR trong chẩn đoán và điều trị hẹp van mũi trong.

1.3.2.5 Đo âm mũi (OR: Odiosoft Rhino)

Đo âm mũi là một phƣơng pháp đánh giá khách quan mới, chuyển đổi tần số âm thanh của dòng khí ghi nhận đƣợc khi đi qua các mặt cắt của mũi. Các nghiên cứu vẫn đang đƣợc tiếp tục để tìm ra một phƣơng pháp đánh giá khách quan lý tƣởng nhất [113],[127],[128].

1.3.2.6 Động lực học chất lỏng (CFD: computational fluid dynamics)

Động lực học chất lỏng hiện nay nổi lên nhƣ một phƣơng pháp mới khảo sát luồng thông khí qua mũi và trở kháng mũi.[96]

CFD có khả năng xác định dòng khí lƣu thông, định vị cấu trúc mũi, mô phỏng trên mô hình giúp phẫu thuật viên trong lúc mổ.[34]

CFD có nhƣợc điểm là giá thành cao, thời gian chụp lâu, khả năng nhiễm xạ khi chụp bằng CT scan mặc dù cho hình ảnh đẹp.

Một phần của tài liệu Chỉnh hình van mũi qua đường mổ hở điều trị nghẹt mũi (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)