Các nguyên nhân bệnh lý

Một phần của tài liệu Chỉnh hình van mũi qua đường mổ hở điều trị nghẹt mũi (Trang 27 - 29)

1.2.3.1 Viêm mũi xoang dị ứng

Viêm mũi xoang dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nghẹt mũi Sinh bệnh học là do tình trạng viêm của niêm mạc đƣờng hô hấp khi gặp các tác nhân dị ứng. Tỉ lệ bệnh ngày càng gia tăng cùng với sự ô nhiễm môi trƣờng. [106],[107],[116],[130]

Nghẹt mũi là biểu hiện thƣờng thấy nhất của viêm mũi dị ứng, đặc trƣng bởi sự giảm lƣu lƣợng không khí qua mũi và tình trạng viêm của niêm mạc mũi. [20],[102],[121]

1.2.3.2 Viêm mũi không dị ứng do tế bào ái toan (NARES: nonallergic rhinitis with eosinophilia syndrome)

Triệu chứng thƣờng gặp giống trong bệnh viêm mũi dị úng nhƣ: hắt xì hơi, chảy mũi và đặc biệt là nghẹt mũi. Xét nghiệm thấy có bạch cầu ái toan tăng trong máu, khác với bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Các xét nghiệm dị ứng ngoài da cho kết quả âm tính. Bệnh này thƣờng đi kèm polyp mũi.

1.2.3.3 Viêm mũi vận mạch

Viêm mũi vận mạch có các triệu chứng nhƣ nghẹt mũi, chảy mũi và tắc nghẽn vùng mũi [136]. Tình trạng này đƣợc khởi phát do sự phản ứng quá mức với các tác nhân kích thích không dị ứng nhƣ: những yếu tố cảm xúc, sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ hay độ ẩm, khói thuốc, những yếu tố kích ứng nhƣ ô nhiễm không khí, đồ ăn cay, rƣợu và một số loại thuốc [53].

1.2.3.4 Viêm mũi do thuốc

Viêm mũi do thuốc là sự phản ứng ngƣợc gây tình trạng nghẹt mũi trên bệnh nhân sử dụng thuốc co mạch tại chỗ kéo dài hay quá liều [35].

Knipping nghiên cứu thấy trên bệnh nhân viêm mũi do thuốc có sự giảm hay phá hủy các tế bào lông chuyển gây giảm sự thanh thải dịch nhầy mũi và có sự gia tăng tính thấm thành mạch dẫn đến phù mô kẽ [63].

Viêm mũi do các loại thuốc nhƣ: thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc điều trị rối loạn cƣơng, hormon, thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc điều trị tâm thần, cocain…thì tình trạng nghẹt mũi tăng nặng ngay khi sử dụng [94].

1.2.3.5 Bệnh lý nội tiết

Bệnh nhƣợc giáp có thể gây nghẹt mũi. Chavanne lƣu ý có sự gia tăng tình trạng nghẹt mũi và tăng tiết dịch mũi ở bệnh nhân cắt tuyến giáp toàn phần [18]. Căn nguyên viêm mũi do nhƣợc giáp chƣa đƣợc biết chính xác nhƣng tỉ lệ gặp vào khoảng 40%-60% trên bệnh nhân bị nhƣợc giáp [40]. Cơ chế đƣợc đƣa ra là có sự giãn nở của mạch máu vùng niêm mạc mũi [68].

Bệnh tiểu đƣờng, thiếu Vitamine A cũng gây nghẹt mũi.

1.2.3.6 Viêm xoang - polyp mũi xoang

Viêm mũi xoang mạn gây nghẹt mũi là do tình trạng viêm phù nề của niêm mạc mũi, tăng tiết dịch nhầy mũi hay tình trạng chảy mủ vùng mũi xoang do nhiễm trùng [6]. Nghẹt mũi tăng khi có sự hiện diện của polyp mũi.

1.2.3.7 Chấn thƣơng mũi

Các chấn thƣơng và phẫu thuật vùng mũi có thể gây các biến chứng nhƣ: lệch vách ngăn, sẹo dính, sẹo hẹp hốc mũi hay hội chứng hốc mũi trống. Các biến chứng này gây nghẹt mũi do các cơ chế sau: (1) tắc nghẽn luồng thông khí, (2) dẫn đến viêm mũi xoang, (3) giảm cảm thụ thông khí.[73]

Chấn thƣơng mũi làm gãy xƣơng chính mũi, sụp sống mũi, lệch vách ngăn,…biến dạng mũi, hẹp van mũi trong và/hoặc van mũi ngoài, gây nghẹt mũi. Xƣơng chính mũi gãy đa số có đi kèm gãy ngành lên xƣơng hàm trên, có thể ở một hoặc cả hai bên. Xƣơng và sụn vách ngăn bị vỡ, có khi rất nặng gây lệch vách ngăn. Giai đoạn đầu sau chấn thƣơng, trong vòng 1 tuần có thể xử trí bằng cách nâng xƣơng chính mũi, chỉnh hình vách ngăn là đã có thể trả lại chức năng và thẩm mỹ mũi cho bệnh nhân. Nhƣng với những chấn thƣơng không đƣợc xử lý sớm, cấu trúc mũi bị biến dạng, có sự liền xƣơng vững

chắc, tình trạng hẹp van mũi gây nên nghẹt mũi thì cách điều trị cần lƣu ý khác hẳn. Phẫu thuật lúc này không chỉ làm osteotomy, chẻ xƣơng chính mũi và ngành lên xƣơng hàm trên, nâng xƣơng chính mũi là đủ vì sau đó tỉ lệ bị hẹp van mũi gây nghẹt mũi rất cao. Chỉnh hình van mũi nhất thiết phải đƣợc đặt ra và giải quyết, giúp phục hồi chức năng và thẩm mỹ mũi.[129]

1.2.3.8 U bƣớu vùng mũi xoang

Các khối u phát triển vùng mũi xoang sẽ gây tình trạng nghẹt mũi. Chúng làm biến dạng cấu trúc mũi, gây tình trạng viêm nhiễm. Kích thƣớc khối u càng lớn càng làm giảm thông khí và gây tắc nghẽn mũi.[52],[78]

1.2.3.9 Dị vật mũi

Dị vật mũi thƣờng gây nghẹt mũi một bên. Bệnh nhân có tình trạng viêm và chảy mũi hôi cùng bên nếu có tình trạng nhiễm trùng.

1.2.3.10 Các sang thƣơng không điển hình

Các bệnh lý viêm không điển hình nhƣ bệnh u hạt Wegener, lao, bệnh sarcoid, xơ cứng mũi, nấm mũi Rhinosporidium. Các bệnh lý này ngoài các sang thƣơng ở các cơ quan khác đều có triệu chứng nghẹt mũi.

Tăng sinh mô lympho vùng hầu mũi có thể liên quan bệnh lý suy giảm miễn dịch HIV, do vậy lƣu ý cần làm thêm các xét nghiệm HIV cho bệnh nhân bị nghẹt mũi nếu nghi ngờ.[41]

Một phần của tài liệu Chỉnh hình van mũi qua đường mổ hở điều trị nghẹt mũi (Trang 27 - 29)