Các xét nghiệm thực thể

Một phần của tài liệu Chỉnh hình van mũi qua đường mổ hở điều trị nghẹt mũi (Trang 29 - 32)

1.3.1.1 Nội soi mũi xoang

Nội soi mũi xoang tìm các bệnh lý hay bất thƣờng cấu trúc của mũi: - Cấu trúc bất thƣờng: vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi...

- Bệnh lý viêm: viêm mũi dị ứng, viêm xoang, polyp mũi. - Bệnh lý thực thể: u nhú đảo ngƣợc, u xƣơng, u xơ vòm,...

1.3.1.2 CT scan

CT scan giúp đánh giá các bất thƣờng về cấu trúc mũi nhƣ: vẹo vách ngăn, concha bullosa cuốn giữa, các dấu gãy xƣơng do chấn thƣơng, dị tật bẩm sinh vùng mũi, hẹp cửa mũi sau, viêm xoang polyp mũi, dị vật mũi, u bƣớu vùng mũi và các nguyên nhân thực thể khác gây nghẹt mũi [92].

1.3.1.3 MRI

Chụp MRI khi cần chẩn đoán xác định thêm với các bệnh lý nhƣ: thoát vị não màng não, u thần kinh,...

1.3.1.4 Đo góc van mũi trong trên CT scan

Góc van mũi trong là góc tạo bởi sụn mũi trên và vách ngăn [13]

Góc này đƣợc duy trì bởi mối tƣơng quan liên kết giữa vách ngăn, sụn mũi bên trên và sự gắn kết các cơ vùng mặt (Hình 1.11).

Hình 1.11 Van mũi trong

“Nguồn: Lam DJ, 2006” [65]

Ngƣời Âu Mỹ da trắng có cấu trúc mũi: xƣơng chính mũi phát triển, sống mũi cao và gọn, da mũi mỏng và sụn mũi dầy, hay có quá phát xƣơng và sụn gây gồ sống mũi. Góc van mũi trong khoảng 100

-150 [54],[79].

Ngƣời châu Á da vàng có cấu trúc mũi: xƣơng chính mũi kém phát triển, sống mũi thấp và to bè, da mũi dầy nhƣng sụn mũi mỏng, ít có gồ sống mũi. Góc van mũi trong lớn hơn và trong khoảng 21,60

± 4,50 [39],[79].

Đầu cuốn mũi dƣới Vách ngăn Sụn cánh mũi bên trên

Nghiên cứu của Myung-Whan Suh (2005) [79]

Myung-Whan Suh và cộng sự đo góc van mũi trong qua CT scan trên 38 mũi của ngƣời Hàn Quốc khỏe mạnh (Hình 1.12).

Hình 1.12 Hình tái tạo trên CT scan để đo góc van mũi trong. (A) trục đƣờng thông khí; (B) các lát cắt vuông góc trục thông khí; (C) lát cắt có diện tích nhỏ nhất là vùng van mũi, góc van mũi trong đƣợc đo giữa thành mũi bên và vách ngăn.

“Nguồn: Myung-Whan Suh, 2005” [79]

Đo góc van mũi trong trên nội soi cho 24 mũi (hình 1.13)

Hình 1.13 Đo góc van mũi trong qua nội soi.

“Nguồn: Myung-Whan Suh, 2005” [79]

Kết quả góc van mũi trong trên CT scan là 21,60 4,50. Kết quả này so sánh với góc van mũi trong ở ngƣời châu Âu da trắng trong nghiên cứu của Poetcker và cộng sự [92] đo đƣợc là 11,40  2,60 với cùng phƣơng pháp đo. Khác biệt này có ý nghĩa (p<0,001) nhƣ vậy góc van mũi trong ở ngƣời châu Á lớn hơn góc van mũi trong ở ngƣời châu Âu da trắng.

Góc van mũi trong đo qua nội soi là 19,30  3,60. Nghiên cứu cho thấy tính thống nhất của phép đo trên CT scan rất cao (hệ số tƣơng quan là 0,828, p<0,001) trong khi phép đo qua nội soi thì thấp (hệ số tƣơng quan 0,350, p=0,093). Vậy đo góc van mũi trong qua CT scan chính xác hơn qua nội soi.

Một phần của tài liệu Chỉnh hình van mũi qua đường mổ hở điều trị nghẹt mũi (Trang 29 - 32)