1.2.1.1 Hẹp van mũi
Hẹp van mũi là nguyên nhân hàng đầu gây nghẹt mũi ở ngƣời da trắng [137].
Có nhiều nguyên nhân gây hẹp van mũi:
- Chấn thƣơng mũi, đặc biệt các can thiệp chỉnh hình mũi là nguyên nhân thƣờng gây hẹp van mũi [23],[137].
- Nguyên nhân thần kinh cơ: yếu hay mất trƣơng lực các cơ vùng mặt do tuổi già hay do liệt thần kinh mặt. Liệt mặt làm mất chức năng cơ nở mũi và tuổi già có thể làm yếu các mô nâng đỡ thành mũi bên. Điều này làm van mũi bị sụp khi hít vào [137].
- Cấu trúc bẩm sinh của mũi: hẹp van mũi thƣờng đi kèm với các bất thƣờng khác nhƣ lệch sống mũi, vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi,…
Hẹp van mũi là nguyên nhân dễ bị bỏ qua và chƣa đƣợc chú trọng phát hiện khi điều trị nghẹt mũi trên bệnh nhân Việt Nam.
1.2.1.2 Vẹo vách ngăn
Vẹo vách ngăn mũi rất phổ biến. Có nghiên cứu cho thấy chỉ 23% ngƣời trƣởng thành có vách ngăn thẳng. Nguyên nhân gây vẹo vách ngăn có thể do cấu trúc bẩm sinh của mũi hay sau chấn thƣơng mũi. [67],[133],[135]
1.2.1.3 VA tồn dƣ
VA là tổ chức lympho vùng vòm thƣờng có ở trẻ nhỏ, thoái triển khi trẻ bƣớc vào tuổi trƣởng thành. Tuy nhiên ở một số ngƣời lớn vẫn có VA to và thƣờng gây nghẹt mũi 2 bên [105].
1.2.1.4 Quá phát cuốn mũi
Có thể gặp tình trạng quá phát ở cuốn dƣới, cuốn giữa hay cuốn trên. Cuốn mũi dƣới dễ quá phát nhất do sự phát triển quá mức của tổ chức cƣơng, làm tăng trở kháng mũi và gây nghẹt mũi. [120],[134]
1.2.1.5 Hở hàm ếch
Đây là bệnh lý bẩm sinh do sự phát triển bất thƣờng của cung răng xƣơng hàm trên. Bệnh nhân có đặc trƣng nói giọng mũi nghẹt và có các mức độ nghẹt mũi khác nhau.