Những giải pháp thực hiện đối với học sinh

Một phần của tài liệu Đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học (môn GDCD lớp 10) ở trường THPT nguyễn du, tỉnh thái bình hiện nay (Trang 60 - 62)

Theo quan điểm dạy học hiện đại, quá trình dạy học là sự tƣơng tác giữa hai chủ thể: chủ thể dạy và chủ thể học. Bên cạnh sự nỗ lực của ngƣời giáo viên thì học sinh với tƣ cách là ngƣời giữ vai trò chủ động, tích cực trong việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên. Do vậy, vai trò của ngƣời học sinh là rất quan trọng trong quá trình dạy học, sự chuẩn bị, thái độ tự giác, tích cực, học tập là yếu tố không thể thiếu, để đảm bảo cho sự thành công của một bài giảng.

Cần phải quán triệt những giải pháp sau đối với học sinh:

Thứ nhất, học sinh phải có đủ trình độ nhận thức theo chuẩn mực chung

Học sinh phải đảm bảo một cách khách quan về trình độ nhận thức theo quy định chung, tránh hiện tƣợng học sinh ngồi nhầm lớp. Tuy điều này không phổ biến, nhƣng là hiện tƣợng có thật, nó là sản phẩm thiếu trách

nhiệm từ ngƣời dạy đến ngƣời quản lí, đồng thời cũng là sản phẩm của căn bệnh thành tích. Vấn đề này phải đề cập tới vì ngƣời học không đủ trình độ nhận thức sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập. Quan trọng hơn đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học làm cho ngƣời dạy phải có phƣơng pháp dạy học phù hợp và lựa chọn mức độ kiến thức sao cho phù hợp để dạy đƣợc cả ngƣời đủ trình độ nhận thức và ngƣời có trình độ nhận thức dƣới mức quy định. Mục đích cao nhất của giáo viên là dƣới sự tổ chức, truyền đạt của mình tất cả học sinh đều phải dần dần lĩnh hội đƣợc tri thức hình thành phẩm chất, năng lực ở một mức độ đạt chuẩn.

Thứ hai, học sinh phải có thái độ học tập đúng đắn và nghiêm túc

Học sinh phảo luôn có thái độ học tập đúng đắn và nghiêm túc, có tƣ tƣởng cầu tiến trong học tập, có mục đích học tập rõ ràng và luôn tích cực tự giác, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức. Với môn GDCD nhiệm vụ của giáo viên là cho học sinh nhận đƣợc vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, ý nghĩa của môn học. Chính từ việc giáo viên chỉ rõ tầm quan trọng trong học tập bộ môn, học sinh sẽ có động cơ học tập đúng đắn. Khi xác định đƣợc động cơ học tập của mình, học sinh sẽ thay đổi thói quen học tập bị động, hình thành thói quen học tập chủ động, tích cực lĩnh hội, tìm kiếm tri thức, biến tri thức môn học thành những phẩm chất của tƣ duy trí tuệ, nhân cách và hành động. Và chỉ khi đó, niềm say mê nghiên cứu, học tập và năng lực tƣ duy sáng tạo của học sinh mới đƣợc phát huy cao nhất.

Thứ ba, học sinh phải có phƣơng pháp học tập phù hợp và có hiệu quả

Trong quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học thì ngƣời giáo viên cũng phải hƣớng dẫn cho học sinh cách học có hiệu quả, khoa học, ngƣời học không thụ động ngồi nghe và ghi chép nhƣ trƣớc đây, mà trong một tiết học, ngƣời học phải tham gia vào quá trình dạy học của giáo viên, là chủ thể tiết học của mình. Ngƣời giáo viên chỉ là ngƣời tổ chức truyền dẫn kiến thức, hỗ

trợ khi ngƣời học gặp phải vƣớng mắc khó khăn, ngƣời học phải suy nghĩ và làm việc nhiều hơn. Có phƣơng pháp học tập khoa học thì nền tảng tri thức mà họ lĩnh hội, khám phá đƣợc sẽ nhanh chóng trở thành kiến thức của bản thân.

Thứ tư, học sinh phải có tổ chức kỉ luật và tính khoa học trong học tập

Khi thực hiện theo những nguyên tắc và kỉ luật học tập mà giáo viên đƣa ra, dần dần hình thành thói quen tham gia quá trình dạy học đó một cách tự giác. Tính tổ chức, kỉ luật và khoa học trong học tập đƣợc thể hiện ở ý thức chuyên cần, tích cực học tập và chuẩn bị bài ở nhà. Có nhƣ vậy mới có thể tiếp nhận tri thức mới không cảm thấy xa lạ, khó hiểu, mơ hồ. Đó là việc sắp xếp, phân bố thời gian, xây dựng kế hoạch và phƣơng pháp học tập khoa học, hợp lí, sự tập trung, chú ý, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài và hoàn thành những nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao cho. Đồng thời, luôn chấp hành quy định, nội quy của trƣờng, của lớp; có thái độ nghiêm túc và trung thực trong thi cử. Thực hiện tốt yêu cầu trên là điều kiện cần thiết để học sinh đạt đƣợc kết quả cao nhất trong học tập bộ môn.

Nhƣ vậy, trong quá trình dạy và học theo nguyên tắc tính vừa sức, nếu đảm bảo đƣợc những điều kiện trên học sinh sẽ chiếm lĩnh toàn bộ hệ thống tri thức môn học vào thực tiễn cuộc sống và trở thành những công dân tốt giúp sức nhỏ của mình xây dựng đất nƣớc phát triển.

Một phần của tài liệu Đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học (môn GDCD lớp 10) ở trường THPT nguyễn du, tỉnh thái bình hiện nay (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)