Đặc điểm môn GDCD phần: “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” (môn GDCD lớp 10)

Một phần của tài liệu Đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học (môn GDCD lớp 10) ở trường THPT nguyễn du, tỉnh thái bình hiện nay (Trang 28 - 30)

giới quan, phương pháp luận khoa học” (môn GDCD lớp 10)

Phần: “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học” đƣợc sắp xếp thành 9 bài với lƣợng phân phối chƣơng trình nhƣ sau:

Bài 1 (2 tiết): Thế giới quan duy vật và phƣơng pháp luận biện chứng. Bài 2 (2 tiết): Thế giới vật chất tồn tại khách quan (không dạy).

Bài 3 (2 tiết): Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất.

Bài 4 (2 tiết): Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tƣợng. Bài 5 (2 tiết): Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tƣợng. Bài 6 (1 tiết): Khuynh hƣớng phát triển của sự vật và hiện tƣợng. Bài 7 (2 tiết): Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Bài 8 (3 tiết): Tồn tại xã hội và ý thức xã hội (không dạy)

Bài 9 (2 tiết): Con ngƣời là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội.

Phần: “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học”tập trung vào một số nội dung chủ yếu liên quan đến Triết học, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan và là cơ sở lí luận cho các phần sau.

Phần: “ Công dân với việc hình thành thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học” của môn G DCD nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ

năng và tƣ tƣởng sau: Về kiến thức:

Nhận biết đƣợc nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật và phƣơng pháp luận biện chứng.

Hiểu đƣợc bản chất của thế giới là vật chất. Vận động và phát triển theo những quy luật khách quan là thuộc tính vốn có của thế giới vật chất. Con ngƣời có thể nhận thức và vận dụng đƣợc những quy luật ấy.

Thấy đƣợc mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động của chủ chể với khách thể qua các mối quan hệ: Thực tiễn với nhận thức, tồn tại xã hội với ý thức xã hội, con ngƣời là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội.

Về kĩ năng:

Vận dụng đƣợc những tri thức Triết học với tƣ cách là thế giới quan, phƣơng pháp luận để phân tích các hiện tƣợng tự nhiên, xã hội thông thƣờng và các hiện tƣợng đạo đức, kinh tế, nhà nƣớc, pháp luật sẽ đƣợc học ở các phần sau.

Về thái độ:

Tôn trọng những quy luật khách quan của tự nhiên và đời sống xã hội. Khắc phụng những biểu hiện duy tâm trong cuộc sống hằng ngày, phê phán các hiện tƣợng mê tín, dị đoan và tƣ tƣởng không lành mạnh trong xã hội.

Có quan điểm phát triển, ủng hộ và làm theo cái mới, cái tiến bộ, tham gia tích cực và có trách nhiệm đối với các hoạt động công đồng.

Những khía cạnh trên cho thấy, nguyên tắc dạy học môn GDCD là một trong những hoạt động giáo dục rất quan trọng trong trƣờng THPT chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua quá trình truyền thụ tri thức khoa học của môn GDCD cho học sinh. Môn GDCD là một bộ môn thuộc khoa học xã hội trong trƣờng THPT. Tuy nhiên trên thực tế tất cả giáo viên và học sinh vẫn chƣa chú trọng tạo ra hứng thú trong hoạt động dạy và học nhằm đem lại kết quả

cao trong học tập. Nhƣ vậy, để đạt kết quả tốt nhất trong giảng dạy của giáo viên và truyền thụ tri thức cho học sinh một cách có trình tự, giúp học sinh củng cố đƣợc niềm tin, hoàn thiện nhân cách của bản thân, …thì yêu cầu ngƣời giáo viên phải đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học môn GDCD nhằm góp phần giáo dục thế hệ trẻ của đất nƣớc, đáp ứng yêu cầu phát triển của nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học (môn GDCD lớp 10) ở trường THPT nguyễn du, tỉnh thái bình hiện nay (Trang 28 - 30)