Những giải pháp về phía nội dung, chƣơng trình sách giáo khoa mớ

Một phần của tài liệu Đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học (môn GDCD lớp 10) ở trường THPT nguyễn du, tỉnh thái bình hiện nay (Trang 50 - 52)

Môn GDCD là môn khoa học xã hội, có vị trí quan trọng trong nhà trƣờng THPT.Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang có những biến đổi nhanh chóng, mọi mặt của đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa mạnh mẽ.Trong khi đó trên đất nƣớc ta có những thay đổi sâu sắc toàn diện thì việc đào tạo đƣợc những thế hệ công dân có lập trƣờng giai cấp vững vàng, có lí tƣởng cách mạng là hết sức cần thiết. Với những đặc thù tri thức môn học, môn GDCD trong trƣờng THPT sẽ góp phần đào tạo học sinh thành những ngƣời lao động mới, hình thành ở học sinh những phẩm chất tốt đẹp của ngƣời công dân trong tƣơng lai. Để làm đƣợc điều đó đòi hỏi phía nội dung và chƣơng trình sách giáo khoa mới phải xây dựng đƣợc cấu trúc, chƣơng trình hợp lí, có tính nhất quán về kiến thức, sâu sắc về lí luận, sinh động trong thực tiễn để đem lại hiệu quả cao trong dạy và học.

Thứ nhất, nội dung chƣơng trình sách giáo khoa mới đƣợc xây dựng

theo hƣớng coi trọng dạy ngƣời với dạy chữ, rèn luyện, phát triển về phẩm chất, năng lực; chú trọng giáo dục tinh thần yêu nƣớc, lòng tự hào dân tộc, nhân cách lối sống; biết yêu cái đúng, cái đẹp, đồng thời phê phán cái xấu. Phải lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, khả năng tự học của học sinh, tăng cƣờng tính tƣơng tác trong dạy và học giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh và giữa các thầy cô với nhau.

Thứ hai, đảm bảo trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng toàn

đạt. Nội dung cấu trúc chƣơng trình xuất phát từ những yêu cầu hình thành các năng lực mà lựa chọn các nội dung dạy học, ƣu tiên các kiến thức cơ bản gắn với thực tiễn, tăng cƣờng hứng thú, hạn chế quá tải. Xác định nội dung cốt lõi môn học, tạo điều kiện để học sinh phát triển hài hòa cả về thể chất và tinh thần.

Thứ ba, kết cấu chƣơng trình, nội dung của môn học bao giờ cũng theo

một hệ thống tri thức xác định mang tính pháp lệnh buộc giáo viên phải thực hiện một cách nghiêm ngặt. Chƣơng trình môn GDCD ở trƣờng THPT bao gồm có 5 phần, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chƣơng trình môn GDC THCS theo nguyên tắc tích hợp, đồng tâm và phát triển.

Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học, tập trung vào một số nội dung chủ yếu liên quan đến Triết học, nhằm trang bị cho học sinh những cơ sở ban đầu về thế giới quan, phƣơng pháp luận trong cuộc sống, là cơ sở lí luận cho các phần sau. Phần thứ hai: Công dân với đạo đức, phần thứ ba: Công dân với kinh tế, phần thứ tƣ: Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội, phần thứ năm: Công dân với pháp luật.

Với kết cấu 5 phần của bộ môn, đó là một hệ thống chung không thể tùy tiện thay đổi trong quá trình giảng dạy, nên yêu cầu giáo viên phải chú ý đến tính hệ thống, quan hệ giữa các phần, các bài, các mục, giữa tri thức chung mang tính lí luận khái quát với tri thức cụ thể. Thực hiện tốt yêu cầu sẽ tránh đƣợc sự tùy tiện cắt xén hay bổ sung vào bài giảng những tri thức không thuộc nội dung cần thông tin.

Bên cạnh đó, tri thức phổ thông là những tri thức thiết yếu đối với cuộc sống cần phải phổ cập để học sinh học tập suốt đời. Tri thức hiện đại là những kiến thức mang tính chuẩn mực, có khả năng áp dụng và phù hợp với xu thế giáo dục của thế giới.

Thứ tư, tính phổ thông cơ bản, hiện đại đƣợc đảm bảo chính là trang bị cho học sinh những kiến thức mà học sinh có thể vận dụng cuộc sống của bản thân. Đó là những tri thức phù hợp với trình độ nhận thức, với đăc điểm tâm sinh lí của học sinh, sát với mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng phổ thông nói chung và trƣờng THPT nói riêng.

Môn GDCD là môn khoa học luôn khái quát những thành tựu các khoa học khác, luôn đƣợc bổ sung những tri thức mới về sự phát triển của đời sống xã hội hiện nay. Giáo viên không thể thông tin cho học sinh tất cả những tri thức mói mà chỉ giúp học sinh nắm bắt và xử lí thông tin trong khuôn khổ nội dung và chƣơng trình học tập đƣợc xác định là phổ thông, cơ bản và hiện đại. Có đƣợc nhƣ vậy sẽ giúp giáo viên tránh đƣợc khuynh hƣớng giảng dạy vƣợt quá khả năng tiếp nhận và xử lí thông tin của học sinh hoặc đơn giản hóa những tri thức mang tính khái quát hóa, trừu tƣợng hóa môn GDCD.

Thực tế rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi khi giảng dạy giáo viên phải lựa chọn sao cho sát với nội dung bài giảng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ hiểu biết, nhận thức và tƣ duy của học sinh.

Một phần của tài liệu Đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học (môn GDCD lớp 10) ở trường THPT nguyễn du, tỉnh thái bình hiện nay (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)