Nghĩa của việc đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học phần: “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận

Một phần của tài liệu Đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học (môn GDCD lớp 10) ở trường THPT nguyễn du, tỉnh thái bình hiện nay (Trang 30 - 32)

phần: “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” (môn GDCD lớp 10) ở trường THPT

Chất lƣợng giáo dục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chiếm vị trí, quan trọng hàng đầu là đội ngũ giáo viên. Cần phải có một đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, mẫu mực về phẩm chất đạo đức, trong sáng yêu nghề,…Nhƣ vậy mới có đƣợc một nền giáo dục tiên tiến, toàn diện. Đó cũng là mong muốn không chỉ riêng của các nhà quản lí giáo dục hay cơ quan giáo dục mà còn là mong muốn của học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Ngƣời giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD luôn đƣợc xã hội nhìn nhận ở hai vai trò vừa là nhà khoa học giáo dục, đồng thời vừa là chuẩn mực về phẩm chất đạo đức, nhân cách, lối sống, là tấm gƣơng sáng về nhiều phƣơng diện để học sinh noi theo.

Hơn bất cứ giáo viên giảng dạy bộ môn khoa học nào, giáo viên dạy bộ môn GDCD ở trƣờng THPT cần ý thức và nhận thức đƣợc tri thức của môn học không chỉ dừng lại ở những kiến thức sách vở trong kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại, mà quan trọng hơn là giáo viên phải xây dựng đƣợc cho học sinh một hình tƣợng sống có mục đích, có lý tƣởng, có mơ ƣớc hoài bão, chuẩn bị cho các em những hành trang thiết yếu, hữu dụng để bƣớc vào cuộc sống một cách tự tin, xứng đáng trở thành những ngƣời công dân chân chính, giàu lòng vị tha, nhân ái, trung thực,… Để môn học thực sự xứng đáng với vị trí trong hệ thống các môn học ở trƣờng THPT.

Trong thực tế hiện nay của trƣờng THPT ở nƣớc ta nói chung và trƣờng THPT Nguyễn Du nói riêng, môn GDCD chƣa đƣợc xem trọng, chƣa có vị trí vai trò xứng đáng cần thiết phải có trong suy nghĩ và thái độ học tập cũng nhƣ trong nhà trƣờng. Việc đƣa ra biện pháp để nâng cao chất lƣợng giảng dạy môn GDCD ở trƣờng THPT Nguyễn Du có ý nghĩa đến công tác giáo dục đạo đức, bƣớc đầu giúp học sinh định hƣớng những bƣớc đi tới thành công ban đầu trong tƣơng lai của mình.

Đối với học sinh, giúp cho học sinh tự giác học tập, tích cực sáng tạo có nhu cầu tìm tòi kiến thức, hạn chế việc học tập thụ động đợi thầy đọc mới chép, thầy giảng ngồi nghe mà không tƣ duy. Học sinh có động cơ học tập đúng đắn, nhiệt tình, hứng thú phát biểu trong giờ học giúp cho giáo viên đạt hiệu quả cao trong việc đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học.

Giúp học sinh sôi nổi, tích cực hơn trong giờ học và không ngừng giao lƣu học hỏi, tham gia các hoạt động để bắt đầu thực hiện các hoạt động thực tiễn từ những bài học đã đƣợc học vào trong cuộc sống hàng ngày.

Bên cạnh đó, tạo ra môi trƣờng học tập, hình thành ở các em tính chủ động, khả năng tƣ duy nhạy bén, ham học hỏi và luôn cập nhật những thông tin hàng ngày mang tính thời sự trong cuộc sống.

Đối với giáo viên, giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn đặc điểm tâm sinh lí của ngƣời học, kích thích tính chủ động tích cực của học sinh và gây hứng thú học tập cho học sinh.

Giáo viên sẽ có sự ham học hỏi say mê nghiên cứu, tìm tòi các tri thức, chuyên môn giảng dạy cũng nhƣ luôn chủ động sáng tạo trong các phƣơng pháp dạy học cũng nhƣ nguyên tắc dạy học để truyền đạt kiến thức tới học sinh một cách sinh động, nhiệt tình nhất.

Giúp giáo viên luôn tôn trọng, gần gũi, yêu quý học sinh, lắng nghe ý kiến mà học sinh muốn bày tỏ. Trong những điều kiện, hoàn cảnh, đối tƣợng và môi trƣờng cụ thể, giáo viên có thể hƣớng dẫn và mức độ thực hiện từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, tƣ cụ thể đến trừu tƣợng.

Chƣơng 2.

Một phần của tài liệu Đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học (môn GDCD lớp 10) ở trường THPT nguyễn du, tỉnh thái bình hiện nay (Trang 30 - 32)