Những giải pháp đối với giáo viên.

Một phần của tài liệu Đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học (môn GDCD lớp 10) ở trường THPT nguyễn du, tỉnh thái bình hiện nay (Trang 54 - 60)

Căn cứ theo yêu cầu của nguyên tắc tính vừa sức nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy và học, khi tiến hành dạy học giáo viên cần làm tốt những yêu cầu sau:

Thứ nhất, phải lựa chọn nội dụng kiến thức môn học cho phù hợp với

khả năng nhận thức của ngƣời học và quỹ thời gian dành cho môn học nhƣng vẫn đảm bảo hệ thống tri thức khoa học hiện đại của môn học.

Ví dụ: khi dạy tiết 1 của bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, giáo viên không nên lạm dụng quá mức phƣơng pháp đồ dùng trực quan và đi sâu phân tích, bổ sung quá nhiều thông tin về hai giai đoạn của quá trình nhận thức. Mà cần chọn lọc các tri thức cơ bản cần thiết, cân nhắc kĩ khối lƣợng, mức độ kiến thức và hệ thống câu hỏi.

Thứ hai, khi tiến hành dạy học, giáo viên cần phải hiểu biết và nắm

vững dặc điểm tâm sinh lí riêng của học sinh cũng nhƣ đặc điểm chung của cả lớp về nhận thức, thái độ và tinh thần học tập. Những thông tin này đƣợc thu nhận thông qua việc giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp và dần đƣợc bổ sung đầy đủ trong quá trình giảng dạy của ngƣời giáo viên. Khi lên lớp, các giáo viên phải thƣờng xuyên theo dõi tình hình phát triển nhận thức của học sinh để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy của mình và hoạt động học của học sinh. Trong quá trình dạy giáo viên phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ vận dụng tri thức tình huống quen thuộc đến vận dụng tri thức vào những tình huống mới.

Ví dụ: khi dạy tiết 2 của bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đồi với nhận thức, trong phần vai trò thực tiễn là động lực của nhận thức, giáo viên đề cập đến một phƣơng tiện giao thông là xe đạp điện, khuyên khích học sinh sử

dụng phƣơng tiện này và khi sử dụng phải đội mũ bảo hiểm, chấp hành tốt luật giao thông đƣờng bộ.

Thứ ba, trong một số tình huống giáo viên phải chú ý đến từng học sinh

cá biệt. Đối với các học sinh khá có thể giao các nhiệm vụ học tập ở mức độ khó để khi thực hiện học sinh vận dụng đƣợc hoạt động trí tuệ ở mức cao,… hình thức này giúp cho học sinh khá phát huy hết năng lực, sở trƣờng của mình, khuyến khích học sinh đi sâu tìm hiểu, tự tìm tòi, sáng tạo và khám phá nội dung bài học. Còn đối với học sinh kém, giáo viên luôn xác định nguyên nhân khách quan và chủ quan tạo nên sự chênh lệch. Tùy theo đặc điểm của từng học sinh mà giáo viên có các biện pháp kiên trì giúp đỡ để nâng trình độ, hƣớng dẫn,… Với những học sinh, do ảnh hƣởng bởi năng lực nhận thức hạn chế, các giáo viên có thể gia tăng hoạt động bổ sung tri thức, hƣớng dẫn chi tiết hơn các loại bài tập nhận thức. Đối với học sinh, do ảnh hƣởng bởi thái độ chủ quan, ý thức chƣa cao giáo viên cần tăng cƣờng hoạt động liên quan tới giáo dục tƣ tƣởng, thái độ.

Đồng thời, giáo viên phải luôn tạo điều kiện, động viên học sinh giúp đỡ lẫn nhau, tích cực giao lƣu học hỏi lẫn nhau để tạo nên một môi trƣờng học tập lành mạnh, chan hòa và cùng giúp đỡ nhau tiến bộ.

Lí luận dạy học đã chỉ rõ, giáo viên là ngƣời đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học, là ngƣời định hƣớng, dẫn dắt học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tự giác, tích cực và chủ động. Nhƣ vậy, giáo viên là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của việc đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong đổi mới phƣơng pháp dạy học của nhà trƣờng hiện nay. Tuy nhiên, để hoàn thành đƣợc nhiệm vụ đó, đội ngũ giáo viên cũng cần phải đảm bảo những điều kiện nhất định.

Một là, giáo viên cần năm vững kiến thức chuyên môn

Để đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học phần: “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học” môn GDCD lớp

10 khẳng định quan điểm: phƣơng pháp là phƣơng pháp của nội dung, liên hệ chặt chẽ với nội dung. Nhƣ vậy ngƣời giáo viên không thể nào đảm bảo các nguyên tắc dạy học tốt nếu nhƣ không nắm đƣợc nội dung chƣơng trình, nội dung bài học một cách sâu sắc. Điều này đúng với việc đảm bảo tất cả các nguyên tắc dạy học chứ không chỉ đúng với nguyên tắc tính vừa sức. Vì vậy, giáo viên dạy môn GDCD trƣớc hết phải đƣợc đào tạo một cách bài bản về chuyên môn. Riêng đối với nguyên tắc tính vừa sức, một nguyên tắc có nhiều ƣu điểm, nhƣng vận dụng khó, đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc nội dung. Nếu hiểu nội dung một cách mơ hồ thì không thể xác định đƣợc mâu thuẫn khách quan tri thức bài học, để lựa chọn tri thức nội dung một cách đúng đắn do đó không thể tiến hành đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức thành công. Một thực trạng đáng buồn hiện nay, trong các trƣờng THPT là đội ngũ giáo viên dạy môn GDCD rất thiếu, nhiều trƣờng phải sử dụng giáo viên phân môn khác sang dạy môn GDCD. Đó là một trở ngại lớn để đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức. Giáo viên không thể dạy tốt, dạy hay khi họ không hiểu sâu sắc kiến thức mình dạy. Có hiểu sâu kiến thức chuyên môn giáo viên mới có thể cập nhật đúng, biết lựa chọn và khai thác chuẩn thông tin khi mà xã hội “bùng nổ” thông tin nhƣ hiện nay, biết vận dụng các khoa học có liên quan làm cho bài giảng thêm phong phú và hấp dẫn. Giáo viên có chuyên môn vững vàng sẽ tạo ra phong cách tự tin trong quá trình giảng dạy, sự tôn trọng của đồng nghiệp, niềm tin yêu ở học sinh.

Hai là, giáo viên cần phải có kỹ năng nghề nghiệp

Bên cạnh việc đầu tƣ nghiên cứu chuyên môn, ngƣời giáo viên phải không ngừng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Trong xã hội ngày nay có rất nhiều ngành nghề khác nhau và mỗi ngành nghề lại có kỹ năng nghề nghiệp khác nhau thích ứng với công việc của từng nghề cụ thể. Với nghề dạy học thì ngƣời giáo viên phải có hệ thống các kỹ năng đó đƣợc đào tạo từ trƣờng Đại

học Sƣ phạm, hệ thống các kỹ năng trong giáo dục bao gồm các kỹ năng cơ bản và các kỹ năng chuyên biệt. Các kỹ năng cơ bản bao gồm: kỹ năng thiết kế, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nhận thức. Các kỹ năng chuyên biệt bao gồm: các nhóm kỹ năng giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội, tự học. Đối với ngƣời giáo viên khi đứng lớp phải đảm bảo hệ thống các kỹ năng trên. Bên cạnh đó ngƣời dạy phải biết lập kế hoạch bài giảng, soạn giáo án, biết tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, kiểm tra, đánh giá,… các kỹ năng tƣởng chừng nhƣ đơn giản nhƣng trong thực tế cho thấy nó góp phần quan trọng vào sự thành công của bài giảng nhƣ: kỹ năng viết bảng, kỹ năng nói, trình bày, biểu đạt cảm xúc, sƣu dụng các trang thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp.

Điều bất cập hiện nay là việc đào tạo ở một số trƣờng sƣ phạm địa phƣơng chỉ chú trọng cung cấp kiến thức chuyên môn, mà ít chú ý rèn luyện kỹ năng sƣ phạm. Đối với nguyên tắc tính vừa sức giáo viên cần nắm đƣợc bản chất, yêu cầu vận dụng của nguyên tắc này. Sự hiểu biết mơ hồ về nguyên tắc tính vừa sức, thiếu kỹ năng, kỹ xảo trong cách vận dụng nó thì thành công chỉ ở mức độ giới hạn, thậm chí còn để lại hậu quả xấu.

Nhƣ vậy, đổi mới dạy học theo hƣớng tích cực nói chung, đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học nói riêng thì vai trò của ngƣời giáo viên có yếu tố quyết định. Mỗi giáo viên phải hiểu sâu sắc vấn đề, không ngừng nâng cao năng lực sƣ phạm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Nếu thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc có quan niệm sai lệch về vai trò của giáo viên trong việc đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng nhồi nhét những gì mình có cho học sinh và mục đích, hiệu quả của dạy học tích cực sẽ không đạt đƣợc.

Ba là, giáo viên phải tâm huyết với nghề, yêu nghề

nghề thì không thành đạt trong nghề. Nghề dạy học không ngoài quy luật đó. Không phải ngẫu nhiên mà ngƣời ta gọi những ngƣời giáo viên là “Kỹ sƣ tâm hồn”. Xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý nhất, bởi chức năng của nó là “trồng ngƣời”, mà con ngƣời là vốn quý nhất của xã hội. Tất cả những vinh danh đó vừa là niềm tin yêu, vừa đặt trên vai mỗi giáo viên một trách nhiệm nặng nề. Phải là ngƣời tâm huyết với nghề, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Yêu nghề và khẳng định giá trị nghề nghiệp của mình thì với bất kỳ một giáo viên nào đều phải say mê nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chuyên môn giảng dạy. Bởi vậy, mỗi giáo viên muốn thành đạt phải yêu nghề dạy học thực sự, vƣợt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện đúng chức năng ngƣời “kỹ sƣ tâm hồn”. Yêu nghề thể hiện trƣớc hết ở sự say mê nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tri thức chuyên môn giảng dạy. Thực hiện điều đó phải có một quá trình lao động dày công, có niềm say mê không ngại khó, ngại khổ, học từ sách vở, từ đồng nghiệp, từ học sinh. Có nhƣ vậy mới có thể nắm bắt đầy đủ, vững vàng tri thức nội dung dạy học. Đặc biệt, đối với ngƣời giáo viên dạy môn GDCD luôn phải có ý thức tự trau dồi, nâng cao kiến thức của mình để làm phong phú, hấp dẫn bài giảng của mình.

Mặc dù cho đến nay không ít ngƣời cho rằng, môn GDCD chỉ là môn phụ, tài liệu không đầy đủ, phƣơng tiện dạy học thiếu thốn, đồng lƣơng thấp so với nhu cầu xã hội ngày càng tăng, nhƣng cũng không ít giáo viên đang ngày đem miệt mài với trang giáo án, trăn trở trƣớc mỗi giờ lên lớp với tâm niệm để có một giờ dạy hay và sâu sắc. Ngọn lửa nhiệt tình của giáo viên sẽ thắp sáng niềm tin trong trái tim các em, lan tỏa trong mỗi giờ học, đem đến nhiều khấn khởi cho các em trong việc khám phá tri thức mới. Thái độ dạy học có trách nhiệm, lòng yêu nghề, yêu ngƣời, yêu tri thức khoa học là một nhân tố hết sức quan trọng để làm nên thành công trong việc đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong quá trình dạy học. Nguyên tắc dạy học này phát huy

đƣợc tinh thần tự giác lĩnh hội tri thức của học sinh, nhƣng phải đòi hỏi giáo viên mất nhiều thời gian, công sức chuẩn bị cho bài dạy. Lúc này sự say mê với nghề, yêu nghề sẽ là động lực giúp ngƣời giáo viên vƣợt qua tất cả trở ngại ấy.

Bốn là, giáo viên phải được quán triệt yêu cầu khi đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong quá trình dạy học

Việc sử dụng phƣơng pháp truyền thông đối với giáo viên đã trở thành thói quen, tập quán. Thay đổi nó là điều không phải dễ, vì vậy mỗi giáo viên cần phải quán triệt các quan điểm sau:

-Đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học là nhiệm vụ của mỗi giáo viên.

Mỗi giáo viên cần xác định rõ đổi mới phƣơng pháp dạy học là nhiệm vụ của chính bản thân mình. Điều này đã đƣợc quán triệt trong Nghị quyết của Đại hội Đảng, Luật Giáo dục, Chỉ thị của Bộ trƣởng Bộ giáo dục và đào tạo, quy định của ngành giáo dục và đào tạo và đã đƣợc cụ thể hóa trong nhiệm vụ của từng giáo viên tại các trƣờng.

-Đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong đổi mới phƣơng pháp dạy học là việc làm mang tính khoa học

Cần làm cho giáo viên nhận thức rõ đổi mới phƣơng pháp dạy học đảm bảo các nguyên tắc trong dạy học theo hƣớng đổi mới là khoa học, là cần thiết, là quy luật khách quan chứ không phải là một nhiệm vụ thuần túy, một khẩu hiệu hay một phong trào chung chung. Việc đổi mới này phải đƣợc thực hiện một cách đồng bộ, khoa học và có sự tham gia đông đảo của các cấp, các lực lƣợng của ngành giáo dục.

-Đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong đổi mới phƣơng pháp dạy học phải theo quy trình.

học tích cực đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức phải tuân theo các quy trình của nó. Để thực hiện tốt những quy trình đó yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu kỹ từng quy trình cụ thể, hiểu rõ bản chất và thực hành thiết kế thành thạo từng công đoạn trong các quy trình đã nghiên cứu; quá trình vận dụng có rút kinh nghiệm và điều chỉnh từng bƣớc cho hoàn thiện.

Bên cạnh đó, cần lƣu ý việc chia nhỏ các quy trình chủ yếu để làm sáng tỏ từng vấn đề, đồng thời để thuận tiện cho việc tiếp cận, nghiên cứu, nhanh chóng nắm bắt từng công đoạn trong từng quy trình và thực hành một cách thuận lợi.

Song đổi mới phƣơng pháp dạy học phải mang tính đồng bộ của cả một hệ thống giáo dục. Không thể là kết quả của việc đổi mới của từng giáo viên theo những ý kiến riêng của mình, mà đòi hỏi phải thực hiện theo một quy trình thống nhất. Bài giảng của giáo viên nên có sự sáng tạo và vận dụng linh hoạt chúng song vẫn phải dựa trên một quy trình, quy ƣớc thống nhất.

Một phần của tài liệu Đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học (môn GDCD lớp 10) ở trường THPT nguyễn du, tỉnh thái bình hiện nay (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)