Các cấp quản lí đối với nhà trƣờng THPT là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố. Bộ máy quản lý trong nhà trƣờng bao gồm: Ban Giám hiệu (Hiệu trƣởng và các phó hiệu trƣởng) các bộ phận chức năng (tổ chuyên môn, bộ phận giúp việc, hội đồng tƣ vấn), các đoàn thể (chi bộ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, công đoàn cơ sở). Nhƣng chủ yếu là Ban Giám hiệu và tổ chuyên môn, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Hiệu trƣởng.
Mục đích cuối cùng của quản lý giáo dục là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo ra lớp thanh niên năng động, sáng tạo, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và của xã hội. Thực hiện nhiệm
vụ đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh cũng là thực hiện mục tiêu đó. Để giáo viên thực hiện tốt việc đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học thì điều kiện đối với các cấp quản lý trong nhà trƣờng gồm:
Một là, xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ, trƣờng, thống nhất chỉ
đạo xây dựng kế hoạch đổi mới phƣơng pháp dạy học
Đối với môn GDCD, từng bƣớc chuyển dần từ phƣơng pháp dạy học truyền thống sang phƣơng pháp dạy học mới đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức, trƣớc mắt đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức trong dạy học phần: “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học”. Sau khi tổng kết rút kinh nghiệm sẽ nhân rộng ra, ứng dụng trên toàn bộ chƣơng trình môn GDCD.
Hai là, vai trò của tổ chuyên môn
Phải thƣờng xuyên dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm, bồi dƣỡng kiến thức và kỹ năng sƣ phạm cho giáo viên, tổ chức hội thảo chuyên đề kèm theo báo cáo và bài giảng minh họa đƣợc chuẩn bị trƣớc để học tập và trau dồi kinh nghiệm.
Ba là, sử dụng các chế độ khuyến khích khác
Cần tạo điều kiện, khuyến khích động viên các giáo viên tích cực đổi mới phƣơng pháp dạy học bằng các hình thức động viên, khen thƣởng cán bộ giáo viên. Hình thành ý thức tự nguyện, tự giác và thƣờng xuyên đảm bảo nguyên tắc vừa sức trong quá trình dạy học.
Bốn là, triệt để khai thác và sử dụng tối đa các nguồn vốn
Để đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và phƣơng tiện dạy học kết hợp với việc khuyến khích giáo viên tham gia thiết kế, chế tạo phƣơng tiện, đồ dùng dạy học từ đơn giản đến phức tạp. Tập trung củng cố nâng cấp thƣ viện, tăng cƣờng đầu tƣ các thiết bị dạy học hiện đại, tăng số
lƣợng đầu sách, các tài liệu tham khảo và khai thác có hiệu quả các nguồn tài liệu nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học.