Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 92 - 100)

II Khu vực nông thôn 148.894 37.225 153.091 38.295 164.112 41

3.3.3.Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư

3.3.3.1. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cưđô thị và đô thị hóa.

Phát triển điểm dân cư theo hướng nhanh, hiệu quả và bền vững. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Quan

điểm quy hoạch xây dựng theo hướng đô thị hiện đại, phải phù hợp với xu hướng

đô thị hóa; tạo điều kiện mọi mặt cho địa phương đầu tư xây dựng phát triển kinh tế xã hội.

Mở rộng khu vực đô thị dựa trên các dấu hiệu là: yếu tố lịch sử, địa lý, khả

năng giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội. Phát triển đô thị đồng bộ và gắn với khu công nghiệp, tuyến du lịch sẽ phát triển trong tương lai. Phát triển đô thị gắn với quy hoạch phân chia các vùng kinh tế trên địa bàn huyện, tạo điều kiện gắn bó chặt chẽ và thuận lợi cho sự giao lưu với các vùng nông thôn của huyện. Từng bước xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật hiện đại; môi trường đô thị trong sạch. Nội dung phát triển đô thị cụ thể như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 Trong giai tương lai sẽ tiến hành chỉnh trang đô thị, xây dựng các cơ sở hạ tầng trong khu đô thị. Nâng thị trấn Phùng lên đô thị loại IV vào năm 2020. Ngoài ra phát triển thêm 2 đô thị tại xã Tân Hội và Tân Lập.

- Xã Tân Hội, xã Tân Lập: Dự kiến trong giai đoạn tới sẽ nâng hai xã Tân Lập, Tân Hội thành đô thị loại V đủ tiêu chuẩn thành lập thị trấn theo hướng sau: + Đẩy mạnh đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, cụ thể: Xây dựng trung tâm thương mại, chợ; hệ thống khách sạn nhà hàng; chuẩn bịđịa điểm vị trí đặt các trụ sở các ngân hàng thương mại khi có nhu cầu.

+ Quy hoạch xây dựng các khu đô thị, khu nhà cao tầng, khu chung cư

theo hướng hiện đại gắn với trung tâm thương mại, hệ thống giao thông, các công viên vui chơi giải trí…

+ Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo các tiêu chuẩn của

đô thị loại V và hướng tới chất lượng cao, ngày càng hiện đại hơn như: Hệ thống giao thông kết nối (đối ngoại), thuỷ lợi, nước sạch, bưu chính viễn thông, hệ

thống điện, đèn chiếu sáng, khu tập trung rác thải….

+ Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội theo các tiêu chuẩn, thiết chế về văn hoá, y tế, giáo dục đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đầu tư xây dựng các trung tâm văn hoá thể thao, trung tâm vui chơi giải trí, nhà thi đấu, sân vận động, khu công viên cây xanh, thư viện.

Dự kiến đến năm 2020 vẫn giữ nguyên diện tích đất đô thị hiện có của Thị

trấn Phùng với diện tích 293,30 ha. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Đan Phượng được phê duyệt tại Quyết định số 7966/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND thành phố Hà Nội, quy hoạch 54,23 ha đất ởđô thị tại thị

trấn Phùng, được thể hiện chi tiết tại Phụ biểu số 03 và quy hoạch 01 khu đô thị

biệt thự nhà vườn với diện tích 49,46 ha, được thể hiện chi tiết tại Phụ biểu số 04.

* T chc các th t:

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng 2 xã Tân Hội, Tân Lập lên thị trấn tạo mối liên kết giao lưu kinh tế - văn hóa với các vùng trong thành phố Hà Nội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82 Bên cạnh đó, dựa vào tình hình phát triển của Đan Phượng, có thể phân chia ra thành 3 tiểu vùng tương ứng với các cụm xã. Đến năm 2020 các điểm dân cư nông thôn của huyện sẽđược phát triển theo các hướng:

+ Hình thành các trung tâm xã, cụm xã trên cơ sở các quy hoạch chi tiết. + Tiến hành chỉnh trang, cải tạo các điểm dân cư hiện có, mở rộng và xây dựng khu dân cư theo hướng đô thị hóa nông thôn.

+ Quy hoạch mở rộng hệ thống đường giao thông nông thôn, cấp thoát nước, xử lý rác thải. Các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng.

+ Xây dựng vùng phát triển sản xuất và vành đai cây xanh để tạo môi trường, cảnh quan.

- Cụm xã thuộc tiểu vùng Đan Phượng, Đồng Tháp, Song Phượng phát triển xung quanh trung tâm là thị trấn Phùng. Định hướng phát triển của tiểu vùng này là: Dịch vụ - du lịch, thương mại - dịch vụ và có ảnh hưởng lan tỏa

đến các xã xung quanh. Xu hướng tương lai sẽ phát triển thành đô thị quanh thị

trấn Phùng.

- Cụm xã thuộc tiểu vùng 2 với các xã: Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung, Hạ Mỗ có trung tâm là xã Liên Hà với điểm nhấn là chợ dày, điểm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề xã Liên Hà và đền thờ Tô Hiến Thành, Chùa Hải Giác, dòng sông Nhuệ cổ thuộc xã Hạ Mỗ. Đây là các xã dọc ven sông Hồng.

Định hướng phát triển của tiểu vùng này là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - du lịch. Đặc biệt trong tương lai theo quy hoạch S1 thành phố Hà Nội các xã sẽ xây dựng khu đô thị vành đai xanh theo quy chuẩn đáp ứng sự phát triển đô thị của thành phố.

- Cụm xã thuộc tiểu vùng 3 với các xã: Trung Châu, Thọ Xuân, Thọ An, Phương Đình, Thượng Mỗ có trung tâm là xã Phương Đình là nơi có thuận lợi về

giao thông và có ảnh hưởng lan toả đến các xã xung quanh. Định hướng phát triển của tiểu vùng này là phát triển trồng trọt, chăn nuôi, kết hợp với thương mại - dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83 Tại mỗi trung tâm cụm xã, thị trấn lựa chọn các điểm xây dựng thị tứ. Tại

đó ưu tiên đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình có ý nghĩa lan tỏa để trở

thành hạt nhân của cụm như: chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ, các phân hiệu phổ thông trung học, phòng khám đa khoa...

Dự kiến đến năm 2020 điểm dân cư đô thị là 32 điểm dân cư, tăng 26

điểm so với năm 2013, được lấy từ xã Tân Hội và Tân Lập.

3.3.3.2. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn

Đểđảm bảo tính khả thi của đồ án, đồng thời cũng căn cứ trên định hướng phát triển của huyện tôi chỉ đi vào định hướng phát triển các điểm dân cư trên quan điểm sau:

- Đối với các điểm dân cư loại I: đây là những điểm dân cư chính, đã tồn tại từ lâu đời, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối tốt, hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trong tương lai cần tiếp tục duy trì, phát triển mở rộng thêm diện tích một số điểm dân cư loại I và hoàn thiện hơn về cơ sở hạ tầng để

góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Đến năm 2020, tổng số điểm dân cư loại I sẽ là 26 điểm dân cư, tăng 9 điểm dân cư so với năm hiện trạng. Sự

chuyển dịch phân cấp các điểm dân cư cụ thể như sau:

+ Các điểm dân cư loại I chuyển sang điểm dân cưđô thị bao gồm: 3 điểm dân cư xã Tân Hội (cụm 4, 5, 10), 04 điểm dân cư xã Tân Lập (cụm 5, 8, 11, 12).

+ Dựa vào Tiêu chí : Vị trí, vai trò của điểm dân cư trong hệ thống dân cư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; Quy mô điểm dân cư; Mức độ hoàn thiện cơ

sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan trong điểm dân cư; Điều kiện đất đai, nguồn nước và kỹ thuật xây dựng công trình, tôi đưa ra định hướng phát triển với phương án nâng cấp 16 điểm dân cư loại II chuyển sang điểm dân cư loại I, bao gồm: điểm dân cư Tháp Thượng, Thu Quế - xã Song Phượng; Bãi Tháp - xã

Đồng Tháp; Ích Vịnh, Địch Đình - xã Phương Đình; Cụm 3 - xã Thọ Xuân; cụm 4 - xã Thọ An ; thôn 8 - xã Trung Châu; Cụm 3, 8 - xã Hồng Hà; thôn Hữu Cước - xã Liên Hồng ; Cụm 2 - xã Liên Hà; thôn An Sơn 2, Đại Phú - xã Thượng Mỗ; Cụm 5, cụm 7 - xã Hạ Mỗ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84 - Đối với những điểm dân cư loại II: đây là những điểm dân cư phụ thuộc, các điểm dân cư này cũng đã được hình thành trong một thời gian dài, chúng có mối quan hệ hoạt động sản xuất và sinh hoạt gắn chặt với các điểm dân cư chính, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Tuy nhiên, với quy mô dân số và đất đai như hiện nay, cùng với việc phân bố gần những nơi sản xuất và được phân bố tương đối gần nhau. Những điểm dân cư này sẽ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai.

Dựa vào Tiêu chí : Vị trí, vai trò của điểm dân cư trong hệ thống dân cư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; Quy mô điểm dân cư; Mức độ hoàn thiện cơ

sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan trong điểm dân cư; Điều kiện đất đai, nguồn nước và kỹ thuật xây dựng công trình, tôi đưa ra định hướng phát triển với phương án sau:

+ Các điểm dân cư loại II chuyển sang điểm dân cư đô thị bao gồm: 10

điểm dân cư xã Tân Hội (cụm 1, 2, 3, 6, 7, 8, 9, 11, 12, 13), 9 điểm dân cư xã Tân Lập (cụm 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9, 10, 13).

+ Có 21 điểm dân cư loại III phát triển về cơ sở hạ tầng, sản xuất, đời sống xã hội, có quỹđất để mở rộng để giải quyết áp lực về dân số trở thành điểm dân cư loại II bao gồm: Thọ Vực, Đại Thần - xã Đồng Tháp; Phương Mạc, Địch Thượng, Cổ Thượng - Phương Đình; cụm 5, 9 - xã Thọ Xuân; cụm 2, 6, 9, 10, 12 - xã Thọ An; thôn 3, 7, 9, 11 - xã Trung Châu; cụm 4, 7 - xã Hồng Hà; thôn Trung Thành - xã Thượng Mỗ; cụm 3, 4 - xã Hạ Mỗ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85 0 10 20 30 40 50 60 70 Năm 2013 Năm 2020 ĐVT: Điểm dân cư Điểm dân cư loại I Điểm dân cư loại II Điểm dân cư loại III Hình 3.15: Biểu đồ hiện trạng và định hướng điểm dân cư đến năm 2020 huyện Đan Phượng

* Giải pháp: Trong giai đoạn tới sẽ kết hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các điểm dân cư loại III này, đồng thời, đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - tiểu thủ

công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân trong các điểm dân cư. - Các điểm dân cư loại III: đây là những thôn, xóm nhỏ, không thuận lợi tổ chức sản xuất và đời sống thì trong tương lai những điểm dân cư loại III sẽ được tiến thành mở rộng về diện tích đất; xây dựng, nâng cấp về hệ thống cơ sở

hạ tầng, nâng cấp quy mô nhà ở trong khu dân cư dựa trên quy mô về dân số,

điều kiện thực tế của khu dân cư để điểm dân cư loại III phát triển thành điểm dân cư loại II. Trong tương lai, tôi đưa ra định hướng phát triển với phương án nâng cấp 21 điểm dân cư loại III lên thành điểm dân cư loại II.

Trong giai đoạn tương lai xây dựng các khu đô thị và khu dân cư nông thôn cho từng vùng, từng địa điểm đảm bảo phù hợp với điều kiện, đặc thù của từng khu vực và mục tiêu đô thị hóa. Tiến hành chỉnh trang, cải tạo các điểm dân cư nông thôn có kết hợp với quy hoạch, mở rộng, xây mới các công trình công cộng góp phần phục vụ nhu cầu của người dân. Đầu tư xây dựng cho huyện Đan Phượng có một hệ thống điểm dân cư hoàn chỉnh mang tính hệ thống, tính khoa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86 học đáp ứng được nhu cầu phát triển trong những giai đoạn sau, đảm bảo tốt nhất cho cuộc sống của những người dân sống trong các điểm dân cư này.

Các đô thị, điểm dân cư nông thôn loại I sau khi được đầu tư phát triển sẽ

thực sự trở thành điểm sáng, văn minh, hiện đại, không chỉ thu hút được sự quan tâm đầu tư mà còn tạo ra ảnh hưởng lớn đến quá trình đô thị hóa nông thôn ở các khu vực khác nhau, đáp ứng được mục tiêu đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Chi tiết định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn huyện Đan Phượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến năm 2020 được thể hiện cụ thể qua phụ lục 01.

Như vậy, đến năm 2020, huyện Đan Phượng có 95 điểm dân cư nông thôn, trong đó có 26 điểm dân cư loại I, 51 điểm dân cư loại II và 18 điểm dân cư

loại III.

* Quy hoạch đất ở khu vực dân cư nông thôn:

Trên cơ sở dự báo dân số khu vực nông thôn, Quy hoạch sử dụng đất huyện Đan Phượng đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 7966/QĐ- UBND ngày 30/12/2013 của thành phố Hà Nội và căn cứ vào định mức sử dụng

đất ở trong khu dân cư nông thôn được quy định tại Công văn số 5763/BTNMT -

ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định nhu cầu về đất ở khu dân cư nông thôn tại huyện Đan Phượng cụ thể như sau:

Dự kiến diện tích đất khu dân cư nông thôn của huyện Đan Phượng đến năm 2020 là 1992,06 ha, tăng 450,32 ha so với hiện trạng năm 2013 để xây dựng các khu đô thị mới và bố trí đất giãn dân, đấu giá cho mục đích đất ở trong các dân cư của huyện, trong đó:

- Đất ở nông thôn: 1353,54 ha;

- Đất khu dân cư nông thôn không phải là đất ở: 638,52ha.

Dự kiến đến năm 2020 quy hoạch 160,36 ha đất ở trên địa bàn huyện,

được thể hiện chi tiết tại phụ biểu 03; Quy hoạch 05 khu đô thị diện tích 330,0 ha tại các xã Tân Lập, Liên Hồng, Tân Hội, Liên Trung, Thượng Mỗ, được thể hiện chi tiết tại phụ biểu 04.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87

3.3.3.3. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng trong điểm cư

Phát triển cơ sở hạ tầng trong điểm dân cư là nội dung quan trọng trong phát triển mạng lưới dân cư của huyện. Trong giai đoạn tới, huyện Đan Phượng cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất huyện Đan Phượng đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 7966/QĐ- UBND ngày 30/12/2013 của UBND thành phố Hà Nội, định hướng diện tích đất phát triển hạ tầng đến năm 2020 là 1.608,46 ha, tăng 753,68 ha so với năm 2013. Một số nội dung quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng điểm dân cư của huyện là:

a. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật vùng nông thôn

- Về hệ thống đường giao thông: Đầu tư làm mới và hoàn thành việc Nâng cấp, rải nhựa, cứng hóa toàn bộ các tuyến đường huyện, đường xã và giao thông nông thôn hiện có vào năm 2020 tạo thành một mạng lưới giao thông liên hoàn,

đồng bộ và thuận tiện. Đặc biệt chú trọng các trục đường đi vào khu dân cư, bê tông hóa hệ thống đường giao thông liên thôn, xóm ngõ. Dự kiến, đến năm 2020 diện tích đất giao thông của huyện là 727,43 ha.

- Hệ thống điện, bưu chính viễn thông: Việc phát triển hệ thống điện, bưu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 92 - 100)