Xu hướng phát triển mạng lưới khu dân cư Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 25 - 37)

1.3.2.1. Mối quan hệ giữa đô thị hóa với phát triển khu dân cư nông thôn

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã có nhiều thay đổi lớn đặc biệt là sự phát triển mạnh về kinh tế, việc gia nhập các tổ chức quốc tế: WTO, ASEAN…đã và đang tạo tiền đề sức mạnh cho phát triển nền kinh tế nước nhà. Nhờ chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, Việt Nam đã và đang tiếp thu những khoa học kỹ thuật hiện đại, ngoài ra với một nền chính trị ổn định Việt Nam đang là địa bàn thích hợp cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì những lý do đó mà quá trình CNH - HĐH trên lãnh thổ Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽđã tác động và làm cho quá trình đô thị hoá nông thôn diễn ra rất nhanh.

Quá trình đô thị hoá đã và đang tác động mạnh mẽ làm chuyển dịch cơ

cấu kinh tế và ảnh hưởng tới việc sắp xếp lại mạng lưới các điểm dân cư trên cả

nước, điều đó được thể hiện trên các mặt:

- Phát triển mở rộng, nâng cấp các thành phố thị xã, thị trấn theo quy hoạch nhằm phát huy tiềm năng của mạng lưới đô thị hiện có, khống chế dân số

các thành phố lớn, tạo yếu tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của các đô thị vừa và nhỏ (các thị xã, thị trấn, thị tứ).

- Tạo điều kiện đẩy nhanh sự phát triển của các thị trấn huyện lỵ và các thị

tứ. Đây là đầu mối quan trọng nối tiếp giữa đô thị và nông thôn.

- Cải tạo và phát triển từng bước hệ thống điểm dân cư nông thôn trên địa bàn vùng huyện.

- Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, có thểđô thị hoá ngay trong từng làng xã trên cả hai mặt cơ bản chuyển lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng từng bước cơ sở hạ tầng, xây dựng phát triển và hoàn thiện khu dân cư, cải thiện đời sống nông thôn tiến tới tương

đương cuộc sống ởđô thị (ĐỗĐức Viêm, 2005).

1.3.2.2. Những quy định về quản lý, quy hoạch xây dựng và phát triển khu dân cư

Trong quá trình phát triển, các điểm dân cư (đô thị và nông thôn) ở nước ta phần lớn được hình thành và phát triển một cách tự phát gây tình trạng xây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16 dựng lộn xộn, manh mún, không thống nhất, không đồng bộ, sử dụng đất không hiệu quả làm khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước đối với đất khu dân cư đồng thời cũng gây khó khăn cho việc tu sửa cải tạo và xây dựng mới. Chính vì vậy, hiện nay Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản về quy định và quản lý trong quy hoạch và phát triển khu dân cư.

a, Những quy định về quản lý đất đai

Quản lý đất đai theo quy hoạch đã được ghi cụ thể trong Luật Đất đai hiện hành. Trong phạm vi điểm dân cư nông thôn bao gồm các loại đất phân theo các mục đích sử dụng như: đất ở; đất nông nghiệp (đất vườn, ao thả cá trong khuôn viên của hộ gia đình và có thể có một số đất nông nghiệp khác nằm xen kẽ trong dân cư, do UBND xã quản lý sử dụng); đất lâm nghiệp (nếu có); đất chuyên dùng; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng (nếu có).

Theo quy định của Luật Đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý các loại đất và giao cho hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức sử dụng theo đúng mục đích và có hiệu quả.

Điều 146 Luật Đất đai năm 2013 “ Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển

đô thị và khu dân cư nông thôn” đã quy định:

1. Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị gồm đất chỉnh trang khu vực nội thành, nội thị hiện có; đất được quy hoạch để mở rộng đô thị hoặc phát triển đô thị mới.

Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn gồm đất chỉnh trang trong khu dân cư hiện có, đất thuộc quỹđất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích, đất được quy hoạch để mở rộng khu dân cư nông thôn.

2. Việc sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (Luật Đất đai 2013).

- Đất ở của mỗi hộ gia đình được quy định hạn mức cụ thể tuỳ theo từng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 - Các loại đất chuyên dùng phục vụ yêu cầu xây dựng các công trình hạ

tầng cơ sở và phục vụ lợi ích công cộng phải được sử dụng theo đúng mục đích trên cơ sở phương án quy hoạch thiết kếđã được phê duyệt.

* Quy định vềđịnh mức sử dụng đất:

Định mức sử dụng đất là cơ sở quan trọng để nhà nước lập quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch kế hoạch sử dụng đất khu dân cư nói riêng. Theo Điều 6 Nghịđịnh 04/NĐ-CP ngày 11/02/2000 của Chính phủ thì hạn mức giao đất cho hộ gia đình cá nhân tại khu dân cư nông thôn do UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định sau:

+ Các xã đồng bằng không quá 300 m2.

+ Các xã trung du miền núi, hải đảo không quá 400 m2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên Môi trường về việc hướng dẫn định mức sử dụng đất áp dụng trong công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã hướng dẫn áp dụng định mức cho 10 loại đất: Đất y tế, đất văn hoá, đất giáo dục, đất thể thao, đất thương nghiệp dịch vụ, đất giao thông vận tải, đất thuỷ lợi, đất công nghiệp, đất đô thị,

đất khu dân cư nông thôn. Định mức sử dụng đất trong khu dân cưđược quy định như sau (Bảng 1.1).

Bảng 1.1: Định mức sử dụng đất trong khu dân cư

Loại đất Khu vực đồng bằng ven biển Khu vực miền núi trung du Diện tích (m2/người) Tỷ lệ (%) Diện tích (m2/người) Tỷ lệ (%) - Tổng số 54 - 98 100,00 64 - 110 100,00 - Đất ở 30 - 65 60 - 64 35 - 75 61 - 65 - Đất xây dựng các công trình CC 7 - 9 9 - 13 10 - 11 10 - 14 - Đất làm đường giao thông 6 - 9 8 - 12 9 - 10 9 - 13 - Đất cây xanh 3 - 4 3 - 7 2 - 3 1 - 5 - Đất tiểu thủ công nghiệp 8 - 11 10 - 14 8 - 11 9 - 13

(Nguồn: Công văn số 5763/BTNMT - ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 Khi quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn, chỉ tiêu đất xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương không được nhỏ hơn quy định (Bảng 1.2).

Bảng 1.2: Chỉ tiêu sử dụng đất điểm dân cư nông thôn của các xã Loại đất Chỉ tiêu sử dụng đất

(m2/người)

Đất ở (các lô đất ở gia đình) ≥ 25

Đất xây dựng công trình dịch vụ ≥ 5

Đất cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật ≥ 5

Cây xanh công cộng ≥2

Đất nông, lâm ngư nghiệp; đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phục vụ sản xuất

Tùy thuộc vào quy hoạch phát triển của từng địa phương

(QCVN 14:2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Quy hoạch xây dựng nông thôn)

b. Những quy định về quản lý xây dựng khu dân cư

* Quản lý quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:

Quy hoạch xây dựng cho khu vực nông thôn là công việc được triển khai thực hiện đối với từng điểm dân cư nông thôn kể cả điểm dân cư nông thôn là trung tâm xã, thị tứ, trung tâm cụm liên xã. Công tác quy hoạch xây dựng điểm DCNT bao gồm quy hoạch xây dựng các điểm DCNT mới và quy hoạch cải tạo xây dựng phát triển các điểm DCNT hiện có.

Phương án quy hoạch xây dựng và phát triển một điểm DCNT mới, hoặc quy hoạch cải tạo xây dựng một điểm DCNT hiện có, sau khi đã được phê duyệt sẽ trở thành căn cứ để triển khai công tác xây dựng. Đồng thời nó cũng là cơ sở

pháp lý cùng với hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước làm căn cứ để

quản lý công tác cải tạo, xây dựng và kiểm soát quá trình thay đổi làm cho điểm dân cưđược phát triển theo đúng ý đồđã được xác định.

Việc quản lý quy hoạch trước hết là đối với việc sử dụng đất đai cho thiết kếđường xá, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 và môi trường nông thôn. Cần phải quản lý tốt và triển khai cải tạo hoặc xây dựng từng bước các phần đất này theo đúng mục đích mới có thể thực hiện được mục tiêu phát triển lâu dài các điểm dân cư.

Đối với đất ở của từng hộ gia đình trong điểm dân cư hiện có, khi tiến hành quy hoạch cải tạo nếu có những kiến nghị về điều chỉnh đất đai cần có phương án đền bù thoả đáng khi trưng dụng đất phục vụ lợi ích công cộng hoặc dồn đổi giữa các chủ sử dụng đất với nhau. Để thực thi các giải pháp này cần có sự phân tích vận động đối với chủ sử dụng đất thông qua hoạt động của cơ quan chính quyền và các tổ chức xã hội khác.

QCVN 14:2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Quy hoạch xây dựng nông thôn được ban hành theo Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 do Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn quy định rõ.

* Quy hoạch xây dựng nông thôn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tuân thủ các văn bản pháp quy hiện hành về quy hoạch xây dựng. - Tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan về bảo vệ các công trình kỹ

thuật, công trình quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và bảo vệ môi trường.

- Phù hợp với đặc điểm của địa phương về:

+ Điều kiện tự nhiên: địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, đất đai, nguồn nước, môi trường, khí hậu, tài nguyên, cảnh quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kinh tế: hiện trạng và tiềm năng phát triển. + Xã hội: dân số, phong tục, tập quán, tín ngưỡng...

- Đảm bảo việc xây dựng mới, cải tạo các điểm dân cư nông thôn đạt các yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đảm bảo phát triển bền vững.

- Bảo đảm các điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường.

- Bảo vệ cảnh quan và các di tích lịch sử, văn hóa; giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc; đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng, an ninh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

* Nội dung quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư nông thôn:

- Phân tích và đánh giá hiện trạng vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã để xác định động lực phát triển, xu thếđô thị hoá, dự báo quy mô dân số, dự báo sử dụng quỹđất xây dựng cho từng điểm dân cư, dự báo những khó khăn vướng mắc trong quá trình quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Bố trí mạng lưới điểm dân cư nông thôn tập trung. Phân khu chức năng

đối với hệ thống các công trình công cộng, hệ thống các công trình phục vụ sản xuất. - Xác định mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối giữa các

điểm dân cư nông thôn tập trung, các công trình công cộng và các công trình phục vụ sản xuất.

- Xác định các dự án ưu tiên và nguồn lực thực hiện.

* Nội dung quy hoạch xây dựng cải tạo trung tâm xã và các điểm dân cư

nông thôn tập trung hiện có bao gồm:

- Xác định mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật cần cải tạo, nâng cấp. - Xác định nội dung cần cải tạo, chỉnh trang, khu ở nông thôn, hệ thống công trình công cộng, dịch vụ. Các yêu cầu mở rộng đất đai xây dựng. Các nội dung phải đáp ứng các chỉ tiêu về quy mô dân số, cảnh quan sinh thái, môi trường, phạm vi ranh giới.

- Việc mở rộng trung tâm xã hoặc các điểm dân cư nông thôn tập trung phải phù hợp với quy mô dân số, khả năng, nguồn lực phát triển trong từng giai đoạn.

1.3.2.3. Xu hướng phát triển khu dân cư Việt Nam

Nhìn chung có hai xu hướng chính trong phát triển cơ cấu cư dân là tập trung hoá các điểm dân cư và trung tâm hoá các cụm, các tổ hợp dân cư.

- Tập trung hoá cơ cấu cư dân:là giảm bớt số lượng các điểm dân cư quá nhỏ, để tăng quy mô các điểm dân cư, tạo thuận lợi cho tổ chức phát triển sản xuất, tổ chức mạng lưới cơ sở hạ tầng và có điều kiện nâng cao điều kiện sống và lao động của nhân dân.

- Trung tâm hoá cơ cấu cư dân: là hình thành và phát triển một mạng lưới trung tâm cụm dân cư. Đó là mạng lưới các đô thị: đô thị lớn, trung bình trên các vùng lớn, các đô thị vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn. Phân bố và phát triển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 mạng lưới các trung tâm cụm dân cư (trung tâm vùng và tiểu vùng, trung tâm cụm xã) sẽ góp phần xoá bỏ dần những khác biệt cơ bản vềđiều kiện sống và lao

động của nhân dân giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng lãnh thổ khác nhau của đất nước thông qua một mạng lưới giao thông thuận lợi nối liền các trung tâm này với nhau và vùng ngoại thành với trung tâm (Vũ Thị Bình, và cs, 2008).

Mạng lưới các điểm dân cư của các vùng, các đô thị và nông thôn hiện nay tuy có khác nhau song trong tương lai cần phải được bố cục và phát triển theo hướng sau:

+ Các đô thị lớn và trung bình đều có ý nghĩa nổi trội trong mạng lưới dân cư của trung tâm quốc gia hay vùng. Vùng ảnh hưởng của các đô thị này khá rộng lớn chúng cần phải đảm bảo cho nhân dân trong vùng có điều kiện sống tốt. Trong tương lai cần phải phát triển mở rộng sản xuất công nghiệp trong phạm vi có thể tăng dần về lao động.

+ Các đô thị vừa và nhỏ trong tương lai cần được phát triển cả về chất lượng và số lượng. Các đô thị này cần được tăng cường phát triển sản xuất công nghiệp - dịch vụ, hoàn thiện và mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển dân số

và lao động thu hút từ nông thôn để chúng không những là các trung tâm chính trị mà còn là các trung tâm kinh tế - xã hội, văn hoá, tinh thần cuộc sống cộng

đồng của dân cư. Các đô thị này sẽ góp phần giảm bớt sự tăng dân số quá tải của các đô thị lớn đồng thời kích thích sự phát triển của công nghiệp hoá và đô thị hoá. + Các làng lớn sẽ phát triển thành các điểm sản xuất công nông nghiệp (thị tứ) chúng là các trung tâm của xã hoặc liên xã và là các điểm tập trung các

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 25 - 37)