II Điểmdân cư nông thôn 74,42 148.894 2.001 37.223 4,
3.2.1. Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất khu dân cư huyện
Đan Phượng
3.2.1.1. Tình hình quản lý sử dụng đất huyện Đan Phượng
a. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, phòng Tài nguyên Môi trường đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước vềđất đai phù hợp với thực tiễn của địa phương. Các văn bản được ban hành là cơ sở giúp địa phương thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý và sử dụng đất.
Thực hiện tuyên truyền phổ biến sâu rộng Luật đất đai 2003 và chỉ đạo thực hiện các văn bản dưới Luật, những Thông tư, Chỉ thị của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai thi hành Luật Đất đai tới toàn thể nhân dân.
b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơđịa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Địa giới hành chính giữa huyện Đan Phượng với các huyện giáp ranh đã được xác định bằng các yếu tốđịa vật cốđịnh hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ. Từ
khi sát nhập vào Hà Nội (01/08/2008), địa giới hành chính của huyện Đan Phượng cũng không có thay đổi, ranh giới được quản lý chặt chẽ và không xảy ra tranh chấp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 c. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồđịa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Huyện đã triển khai khá tốt công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng
đất, lập bản đồđịa chính. Đến nay, cơ bản đã hoàn thành việc đo đạc bản đồ địa chính cho 16 xã, thị trấn ở tỷ lệ 1/1.000 và 1/2.000.
Việc đánh giá, phân hạng đất đã được thực hiện hầu hết diện tích đất nông nghiệp, tạo cơ sở cho việc lập quy hoạch sử dụng đất cũng như bố trí cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.
Việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện qua các kỳ
tổng kiểm kê đất đai và chỉnh lý xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất từng năm, bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020.
d. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Huyện đã hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ
2011-2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) làm căn cứ pháp lý để giao
đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và quản lý đất đai trên địa bàn.
Nhìn chung, 100% xã trong huyện đều đã lập quy hoạch phân bố sử dụng
đất phục vụ cho công tác giao ruộng và đất ổn định lâu dài cho nhân dân. Tuy nhiên, do quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, một số công trình được
đầu tư, các khu dân cư, khu Công nghiệp - TTCN và làng nghề hình thành và phát triển dẫn đến các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch không còn phù hợp trong giai đoạn tới. Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản dưới luật, UBND huyện đã và đang chỉđạo các xã tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.
e. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện thường xuyên hàng năm và định kỳ 5 năm theo quy định của Luật Đất đai.
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện được triển khai tốt và đồng bộ. Chất lượng của công tác thống kê, kiểm kê đất đai đã từng bước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 ngành. Huyện đã thực hiện tốt công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm theo chỉ
thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số
28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004, Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009.
Nhìn chung, chất lượng công tác kiểm kê, thống kê về đất đai đã được nâng cao dần, tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai thiếu hoặc không khớp giữa các năm, các đợt thống kê, kiểm kê từng bước được hạn chế.
f. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất đai và xử lý vi phạm vềđất đai
Để công tác quản lý, sử dụng đất đai đi vào nề nếp, đúng pháp luật, khắc phục những tồn tại, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm pháp có thể
phát sinh, ngoài việc tích cực tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai sâu rộng trong nhân dân bằng nhiều hình thức, UBND huyện đã chỉđạo các ngành thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các đơn vị, các xã, thị
trấn và hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
3.2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất khu dân cư huyện Đan Phượng năm 2013
Hiện trạng sử dụng đất khu dân cư đô thị và khu dân cư nông thôn được thể hiện chi tiết trong bảng 3.3.
Kết quả nghiên cứu cho thấy :
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích đất khu dân cư
huyện Đan Phượng 1.835,04 ha, chiếm 23,72% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất khu dân cư bao gồm: diện tích đất khu dân cư nông thôn và diện tích đất khu dân cưđô thị. Trong đó : Diện tích đất nông nghiệp 394,44 ha, đất phi nông nghiệp 1.435,55 ha (trong đó diện tích đất ở 987,08 ha, đất chuyên dùng 387,56 ha; đất tôn giáo, tín ngưỡng 19,00 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,59 ha, đất sông suối mặt nước chuyên dùng 38,98 ha, đất phi nông nghiệp khác diện tích 0,34 ha), đất chưa sử dụng có diện tích 5,05 ha.
- Đất ở trong khu dân cư cũng có sự khác biệt lớn giữa các xã trong huyện
được thể hiện thông qua bảng 3.4. Bình quân đất ở toàn huyện trên đầu người là 62,29 m2. Trong đó, có 5/16 xã, thị trấn có bình quân diện tích đất ở /người cao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 hơn so với định mức quy định tại Công văn số 5763/BTNMT–ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên Môi trường), điển hình xã Trung Châu có diện tích đất ở bình quân cao nhất là 91,02 m2/người, xã Tân Lập 96,23 m2/người và thấp nhất là xã Tân Hội với 34,43 m2/người, xã Liên Hà 38,44 m2/người.
- Đất phát triển hạ tầng (Đất có mục đích sử dụng công cộng): Năm 2013 có 312,60 ha, chiếm 21,77% diện tích đất phi nông nghiệp trong khu dân cư Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, mới chỉ tập trung ở khu vực thị trấn, thị tứ chưa có sựđầu tư nhiều cho các khu vực khó khăn.
Diện tích đất xây dựng công trình công cộng trên địa bàn có sự chênh lệch thiếu đồng bộ giữa các khu vực trong huyện và chi tiết được thể hiện trong bảng 3.4 như sau: Diện tích bình quân đất có mục đích công cộng tính toàn huyện là 324,76 ha, đạt 20,5 m2/người. Đối với khu vực đô thị 67,71 ha, đạt 70,74 m2/người, trong khi đó khu vực nông thôn xã có diện tích đất công cộng cao nhất là xã Hồng Hà 30,16 ha đạt 25,66 m2/người, xã Tân Lập 37,35 ha đạt 23,0 m2/người, xã có diện tích thấp nhất là xã Thượng Mỗ 5,78 ha đạt 6,65m2/người, xã Song Phượng 8,2ha đạt 18,98 m2/người.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất khu dân cư huyện Đan Phượng năm 2013 STT Chỉ tiêu loMã ại đất Tổng diện tích (ha) Khu dân cưđô thị Khu dân cư nông thôn Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) TỔNG DIỆN TÍCH 1.835,04 293,30 100,00 1.541,74 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 394,44 132,19 45,07 262,25 17,01 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 339,91 125,62 42,83 214,29 13,90 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 271,11 117,92 40,20 153,19 9,94 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 185,93 102,09 34,81 83,84 5,44 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 85,18 15,83 5,40 69,35 4,50 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 68,80 7,70 2,63 61,10 3,96 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 54,53 6,57 2,24 47,96 3,11
2 Đất phi nông nghiệp PNN 1.435,55 161,11 54,93 1.274,44 82,66 2.1 Đất ở OTC 987,08 46,36 15,81 940,72 61,02 2.1 Đất ở OTC 987,08 46,36 15,81 940,72 61,02
2.1.1 Đất ở tại đô thị ODT 46,36 46,36 15,81 0,00 0,00 2.1.2 Đất ở tại nông thôn ONT 940,72 0,00 0,00 940,72 61,02 2.1.2 Đất ở tại nông thôn ONT 940,72 0,00 0,00 940,72 61,02