vận tải Vinh trong thời gian qua
2.3.2.1. Thực trạng các nguồn thu
Cơ cấu của các nguồn tài chính của Bệnh viện giao thông vận tải Vinh hiện nay đang có sự thay đổi tích cực theo xu thế nâng dần khả năng tự chủ tài chính do tác động của các cơ chế, chính sách tài chính y tế trong những năm gần đây. Cụ thể:
* Nguồn thu từ NSNN
NSNN cấp cho bệnh viện công lập hiện nay nói chung và bệnh viện giao thông vận tải Vinh nói riêng chủ yếu là để chi cho lương, chi hỗ trợ cho đầu tư phát triển và một phần cho chi thường xuyên. Việc phân bổ NSNN cho bệnh viện được thực hiện dựa trên các yêu cầu nguồn lực đầu vào để bảo đảm vận hành hoạt động của bệnh viện, như số giường bệnh được giao và định mức bình quân cho giường bệnh, số biên chế, trang thiết bị và chi tiêu thường xuyên khác.
Trước khi có Luật ngân sách sửa đổi 2002, NSNN được phân bổ cho bệnh viện GTVT Vinh theo những định mức chung theo khu vực kinh tế - xã hội. Từ khi có Luật ngân sách sửa đổi, mức ngân sách cho bệnh viện chủ yếu do Bộ GTVT quyết định trên cơ sở căn cứ vào năng lực hoạt động, số nhiệm vụ được giao và khả năng tự chủ tài chính bệnh viện qua các năm, hạch toán chi phí của bệnh viện qua các năm. (Xem bảng 2.2.)
Bảng 2.2: Thực trạng nguồn thu từ NSNN của bệnh viện giao thông vận tải Vinh giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị: nghìn đồng Nội dung 2012 2013 2014 Tổng thu 28.987.000 29.945.000 30.669.000 NSNN cấp 4.524.000 5.144.000 5.544.000 NSNN các năm so với 2012 100% 113,7% 122,5% NSNN trong tổng thu 15,6% 17,2% 18,1%
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn thu từ NSNN của bệnh viện tăng dần cả về tỷ trọng (năm 2012 là 15,6%, năm 2013 là 17,2% và năm 2014 là 18,1%) lẫn số lượng (so với năm 2012, năm 2013 tăng 13,7% và năm 2014 tăng 22,5%).
* Nguồn thu từ BHYT
BHYT là nguồn tài chính đảm bảo sự công bằng trong việc tham gia dịch vụ y tế của người nghèo, của các đối tượng chính sách bởi BHYT là sự san sẻ rủi ro giữa các cá nhân, có ý nghĩa xã hội rất lớn chính vì thế mà bệnh viện cần chú trọng quản lý nguồn thu này một cách công bằng, đầy đủ. Nguồn thu này đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản chi liên quan đến hoạt động của bệnh viện, là nguồn thu quan trọng duy trì cân đối thu - chi của bệnh viện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bệnh viện.
Bảng 2.3: Thực trạng nguồn thu từ BHYT của bệnh viện GTVT Vinh giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: Nghìn đồng
Nội dung 2012 2013 2014
Tổng thu 28.987.000 29.945.000 30.669.000
Thu từ nguồn BHYT 21.470.000 20.954.000 21.108.000
BHYT các năm so với năm 2012 100% 97,6% 98,3%
BHYT trong tổng thu 74,1% 70,0% 68,8%
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Bệnh viện GTVT Vinh
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn thu từ BHYT chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu của bệnh viện và có xu hướng giảm dần cả về tỷ trọng lẫn số lượng trong giai đoạn 2012 – 2014. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
Hiện nay khi mà các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân chưa đảm bảo được tính đủ, thì việc chú trọng tới nguồn thu từ BHYT không được các bệnh viện quan tâm nhiều mà bệnh viện sẽ có xu hướng chú trọng hơn các hình thức khám và điều trị theo yêu cầu với giá dịch vụ được tính đầy đủ, từ đó dẫn tới sự mất công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế đối với đối tượng thu nhập cao và đối
tượng sử dụng thẻ BHYT, đặc biệt là thái độ phục vụ của các y bác sĩ với bệnh nhân sử dụng thẻ BHYT. Đồng thời mối quan hệ giữa cơ quan BHYT và bệnh viện chưa được chặt chẽ để cùng thực hiện mục tiêu chăm lo cho người bệnh.
Để thực hiện được mục tiêu bản kế hoạch thu – chi đề ra bệnh viện cần phải có hành động cụ thể khắc phục các vấn đề này để đảm bảo nguồn thu từ BHYT trong tương lai.
* Nguồn viện phí
Nguồn thu từ viện phí của bệnh viện GTVT Vinh bao gồm thu từ BHYT, thu từ nguồn trẻ em dưới 6 tuổi có thẻ khám chữa bệnh, thu từ viện phí khám chữa bệnh cho các đối tượng còn lại.
Bệnh viện sẽ căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách - xã hội theo quy định của nhà nước.
Các nguồn thu từ viện phí của bệnh viện GTVT Vinh trong giai đoạn 2012 – 2014 như sau:
Bảng 2.4: Thực trạng các nguồn thu từ viện phí giai đoạn 2012 - 2014 của Bệnh viện GTVT Vinh
Đơn vị: nghìn đồng
Nội dung 2012 2013 2014
Tổng thu 28.987.000 29.945.000 30.669.000
Các nguồn thu từ viện phí 2.697.000 3.622.000 3.685.000
Viện phí các năm so với 2012 100% 134,3% 136,6%
Viện phí trong tổng thu 9,3% 12,1% 12%
Nguồn: Báo cáo tài chính Bệnh viện GTVT Vinh
Trong tổng viện phí của bệnh viện GTVT Vinh, nguồn thu từ khám chữa bệnh đóng góp một phần khá quan trọng bên cạnh nguồn thu từ BHYT và cũng có xu hướng tăng dần: so với năm 2012, năm 2013 tăng 34,3%, năm 2014 tăng
36,6%. Về cơ cấu nguồn thu từ khám chữa bệnh trong tổng thu cũng tăng dần trong giai đoạn 2012 – 2014 nhưng vẫn còn chậm.
Để nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp trở thành nguồn thu chủ yếu của bệnh viện, đạt mục tiêu của bản kế hoạch thu - chi, tiến tới giảm bớt sự phụ thuộc, bao cấp của kinh phí NSNN cấp thì trước mắt bệnh viện cần khắc phục vấn đề về thái độ phục vụ không nhiệt tình, hách dịch của cán bộ y bác sỹ bệnh viện, điều này có thể làm cho người dân e ngại khi phải đến bệnh viện và thay vì đến bệnh viện họ sẽ tự mua thuốc điều trị tại nhà mà không có hướng dẫn của bác sĩ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, làm giảm nguồn thu từ khám chữa bệnh của bệnh viện trong tương lai.
* Các nguồn thu khác
Bệnh viện GTVT Vinh cũng như các bệnh viện khác là được phép huy động các nguồn viện trợ từ bên ngoài, được vay vốn của các tổ chức tín dụng, được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật.
Tận dụng điểm thuận lợi này, Bệnh viện GTVT Vinh đã chú trọng công tác huy động nguồn lực từ bên ngoài bổ sung thêm cho nguồn thu của bệnh viện còn hạn hẹp. Tuy nhiên, do đặc trưng về KT-XH đời sống của người dân các cán bộ y bác sỹ còn nhiều khó khăn nên phần trăm các khoản thu khác trong tổng thu của bệnh viện còn khá khiêm tốn chủ yếu chỉ dừng lại ở một con số.
Bảng 2.5: Thực trạng nguồn thu khác giai đoạn 2012 – 2014 của Bệnh viện GTVT Vinh
Đơn vị: nghìn đồng
Nội dung 2012 2013 2014
Tổng các khoản thu 28.987.000 29.945.000 30.669.000 Thu từ các nguồn khác, viện trợ 296.000 225.000 332.000
Thu khác so với năm 2012 100% 76,0% 112,2%
Thu khác trong tổng thu 1,0% 0,8% 1,1%
Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy: so với năm 2012, các khoản thu khác năm 2013 giảm cả về tỷ trọng lẫn số lượng; và năm 2014 thì tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng nhưng mức tăng không đáng kể. Cụ thể: năm 2013 khoản thu này (chiếm tỷ trọng 0,8%) giảm 26% so với năm 2012; năm 2014 (chiếm 1,1%) tăng 12,2% so với năm năm 2012.
2.3.2.2. Thực trạng các khoản chi
Các nhóm chi của Bệnh viện GTVT Vinh được lập kế hoạch bao gồm: nhóm chi cho con người, nhóm chi quản lý hành chính, nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn, nhóm chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng. Đây là nhóm chi thường xuyên trích từ NSNN. Nhìn chung, các nhóm chi này đều nằm trong xu hướng tăng so với trước khi Bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.
Bảng 2.6: Nội dung và tỷ trọng các khoản chi từ nguồn NSNN
Nhóm chi 2012 2013 2014
I 32,5% 31,2% 29,2%
II 7,3% 10,2% 11,7%
III 57,6% 56,2% 55,4%
IV 2,6% 2,4% 3,7%
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Bệnh viện GTVT Vinh Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy, trong giai đoạn 2012 – 2014 bệnh viện đã thực hiện công tác quản lý tài chính một cách hiệu quả biểu hiện ở cơ cấu các khoản chi khá cân đối; với xu hướng tăng các khoản chi nhóm IV và giảm dần các khoản chi nhóm III. Tuy mức tăng còn chậm nhưng đã cho thấy năng lực tự chủ tài chính của bệnh viện đang dần được cải thiện.
Cụ thể:
* Nhóm chi cho con người (nhóm thanh toán cá nhân- Nhóm I):
động, đảm bảo duy trì tái sản xuất lao động cho y bác sỹ, cán bộ công nhân viên của bệnh viện. Nhóm chi này sử dụng chi trả lương, phụ cấp lương và các khoản phải nộp theo lương. Đây là khoản chi tương đối ổn định trong các năm và chỉ tăng khi có sự biến động của số biên chế trong bệnh viện. Với mục tiêu hướng tới hiệu quả trong công tác quản lý tài chính, giai đoạn 2012 – 2014 tỷ trọng chi nhóm I đang giảm dần: năm 2012 là 32,5%; năm 2013 là 31,2%; năm 2014 là 29,2%.
* Nhóm chi quản lý hành chính (Nhóm II):
Nhóm chi này được lập kế hoạch để duy trì bộ máy quản lý của Bệnh viện GTVT Vinh. Giai đoạn 2012 – 2014 bệnh viện đã chú trọng đầu tư cho công tác quản lý hành chính nên khoản chi này có xu hướng tăng dần về tỷ trọng trong tổng chi.
Bảng 2.7: Thực trạng khoản chi hành chính giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: Nghìn đồng
Nội dung 2012 2013 2014
Tổng các khoản chi 20.711.644 24.349.048 25.932.633 Chi cho hành chính 1.508.838 2.478.587 3.033.390 Chi hành chính so với năm 2012 100% 164,3% 122,4%
Chi hành chính trong tổng chi 7,3% 10,2% 11,7%
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Bệnh viện GTVT Vinh
Bảng số liệu trên cho thấy chi hành chính của bệnh viện giai đoạn 2012 - 2014 tăng nhưng mức tăng không quá đột biến: so với năm 2012 thì 2013 tăng 64,3% và năm 2014 tăng 22,4%. Qua đây ta thấy cơ cấu chi cho hành chính là hợp lý; đồng thời khẳng định mục tiêu hiệu quả trong quản lý tài chính bệnh viện luôn rất được quan tâm.
* Nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn (Nhóm III):
Đây là một khoản chi quan trọng đối với bất kỳ một bệnh viện nào nhằm đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, y bác sỹ bệnh viện. Do vậy, bệnh viện GTVT Vinh cũng rất chú trọng đến khoản chi này.
Bảng 2.8: Thực trạng khoản chi nghiệp vụ chuyên môn giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: Nghìn đồng
Nội dung 2012 2013 2014
Tổng các khoản chi 20.711.644 24.349.048 25.932.633
Chi cho nghiệp vụ chuyên môn 11.919.767 13.686.479 14.369.267 Chi nghiệp vụ chuyên môn so với năm
2012 100% 114,8% 120,5%
Chi nghiệp vụ chuyên môn trong tổng chi 57,6% 56,2% 55,4%
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Bệnh viện GTVT Vinh
Số liệu trong bảng trên cho thấy: trong cả giai đoạn 2012 – 2014 khoản chi này đều chiếm phần chủ yếu trong tổng chi (trên 50%) nhưng lại có xu hướng giảm dần về tỷ trọng. Tuy nhiên, về số lượng thì khoản chi này hàng năm đều tăng lên: so với năm 2012, năm 2013 tăng 14,8% và năm 2014 tăng 20,5%. Điều này chứng tỏ bệnh viện đã rất quan tâm tới việc đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, y bác sỹ.
* Nhóm chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ, bảo dưỡng CSHT (Nhóm IV)
Theo đề án Hiện đại hóa y tế, Bệnh viện GTVT Vinh đã bước đầu quan tâm tới đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại như máy xét nghiệm nước tiểu tự động, máy sinh hóa tự động, máy huyết học tự động, máy siêu âm màu 3D-4D, XQ số … Mặc dù vậy nhưng trong giai đoạn 2012 – 2014 khoản chi này vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi của bệnh viện.
Bảng 2.9: Thực trạng khoản chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: Nghìn đồng
Nội dung 2012 2013 2014
Tổng các khoản chi 20.711.644 24.349.048 25.932.633
Tổng chi nhóm IV 543.980 591.156 957.286
Chi cho mua sắm trang thiết bị 275.000 280.000 478.916 Chi cho duy tu, bảo dưỡng CSHT 135.000 167.107 262.501 Chi cho duy tu, bảo dưỡng TTB 133.980 143.458 215.869
Chi nhóm IV so với năm 2012 100% 108,7% 176,0%
Chi nhóm IV trong tổng chi 2,6% 2,4% 3,7%
Việc mua sắm các máy móc phục vụ cho khám chữa bệnh, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cũng như cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ y bác sỹ bệnh viện là rất quan trọng. Do vậy mà khoản chi này đã tăng dần trong giai đoạn 2012 – 2014, đặc biệt là năm 2014. Cụ thể: so với năm 2012, năm 2013 tăng 8,7% và năm 2014 tăng 76%.
2.3.2.3. Tình hình thực hiện quy trình quản lý tài chính * Về công tác lập dự toán thu- chi
Lập dự toán thu, chi của Bệnh viện GTVT Vinh là quá trình cân đối, phân tích, đánh giá giữa nhu cầu chi và khả năng nguồn tài chính huy động được, từ đó xác định việc đáp ứng nhu cầu chi tiêu để làm căn cứ điều hành việc thu chi trong năm của đơn vị.
Theo quy định, dự toán thu, chi của Bệnh viện được lập theo đúng chế độ hiện hành, gồm hai phần dự toán thu và dự toán chi. Trong đó: dự toán thu được lập theo danh mục cho từng nguồn thu của Bệnh viện; dự toán chi được lập căn cứ vào chỉ tiêu phân bổ của cơ quan có thẩm quyền và nhu cầu chi tiêu của Bệnh viện. Trình tự lập dự toán thu, chi của Bệnh viện GTVT Vinh như sau:
- Căn cứ vào chỉ tiêu khám chữa bệnh được giao, trong đó có chỉ tiêu được NSNN đảm bảo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch của cơ quan chủ quản, định mức kinh phí cho một bệnh nhân.
- Căn cứ vào các nhu cầu khác như về chương trình mục tiêu, đầu tư XDCB,… để làm căn cứ lập dự toán. Đối với các khoản thu, chi phát sinh ngoài nguồn NSNN, Bệnh viện dựa vào các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, của đơn vị quy định cho từng khoản chi.
Quá trình lập dự toán thu, chi hiện nay đã chặt chẽ hơn trước, về cơ bản đã phản ánh được cả nguồn NSNN và nguồn ngoài NSNN. Thông qua công tác lập dự toán, các Khoa, Phòng, Trung tâm trong Bệnh viện đã có sự phối hợp để xây dựng kế hoạch thu, chi, xây dựng dự toán của đơn vị.
Tuy nhiên, giữa dự toán do Bệnh viện lập và dự toán được phê duyệt vẫn còn một số tồn tại sau:
Thứ nhất, đối với những khoản NSNN cấp theo định mức thì Bệnh viện
lập tương đối chuẩn theo định mức. Những khoản cấp phát cho chương trình mục tiêu, XDCB, mua sắm trang thiết bị y tế… thuộc những kinh phí không thường xuyên thì trường lập dự toán vượt so với dự toán được phê duyệt, vì tâm lý sợ bị cắt xén khi duyệt của các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ hai, đối với các nguồn thu ngoài NSNN, Bệnh viện lập khá sơ sài,
mang tính chiếu lệ, thiếu chi tiết. Nếu so với số thực đạt được trong năm kế hoạch thường thấp hơn nhiều.
Thứ ba, dự toán hiện nay lập vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa ở chỗ quá chi