BỆNH CÚ MA (H5N1)

Một phần của tài liệu Chương 3 nhiễm HIV ASID (Trang 35 - 37)

1. Giới thiệu

Bệnh cúm gà đã xuất hiện lần đầu tiên ở Hồng Kơng năm 1997 và ở một số

nước khác sau đĩ. Riêng ở nước ta từ năm 2004 đã xuất hiện cúm gà do virus cúm H5N1gây ra. Đây là một bệnh cĩ khả năng gây dịch nhỏ tại địa phương cũng như

chăn nuơi nĩi riêng cũng như cho nền kinh tế nĩi chung và gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân. Tính đến 30.09.2005 ở nước ta đã cĩ hơn 90 bệnh nhân nghi bị cúm H5N1, trong đĩ cĩ 21 trường hợp tử vong.

2. Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh là virus cúm, thuộc họ orthomyxoviridae. Virus cĩ 3 type, type A thay đổi kháng nguyên rất nhanh và gây hầu hết các vụ dịch cúm. Vỏ của virus cĩ chứa hai protein hemagglutinin (H) và neuraminidase (N). Hiện cĩ 15 phĩ type của H (được ký hiệu H1-H15) và 9 phĩ type N (N1-N9). Virus cúm hiện đang gây dịch ở nước ta là loại H5N1.

3. Dịch tễ học và cơ chế bệnh sinh

3.1. Dịch tễ học - Nguồn bệnh:

+ Người đang nhiễm virus.

+ Gà hoặc gia cầm mắc bệnh: người ta nghi ngờ cĩ sự lây lan khi tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh hoặc mơi trường bị nhiễm virus.

- Đường lây:

+ Đường hơ hấp, do nước bọt của người nhiễm virus khi ho, hắt hơi.

+ Do tiếp xúc với nước bọt của người bệnh hoặc với gia cầm bị bệnh rồi đưa vào mũi, miệng người lành.

+ Thời gian lây: 1 ngày trước khi cĩ triệu chứng và kéo dài 3-7 ngày sau khi khởi bệnh.

3.2. Cơ chế bệnh sinh: Tương tự cơ chế bệnh sinh của các bệnh cúm thơng thường.

4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

Xem phần triệu chứng lâm sàng bệnh cúm.

5. Chẩn đốn

5.1. Chẩn đốn

Chẩn đốn cúm thường dựa vào :

- Các triệu chứng nhiễm vi-rút nĩi chung : sốt, mệt mỏi, chán ăn.. - Tổn thương đường hơ hấp, suy hơ hấp cấp.

- X quang phổi: cĩ hình ảnh mờ lan tỏa cả hai phổi.

- Yếu tố dịch tễ: Cĩ tiếp xúc với bệnh nhân cúm H5N1 hoặc với gia cầm bị

mắc bệnh.

5.2. Chẩn đốn xác định :

+ Phân lập virus: bằng kỹ thuật PCR cĩ thể phân lập virus trong dịch xuất tiết mũi họng hay khí quản.

+ Chẩn đốn huyết thanh: bằng phương pháp Ức chế ngưng kết hồng cầu hoặc

phương pháp Cốđịnh bổ thể.

6. Điều trị

6.1.Điều trị cúm thơng thường

- Nghỉ ngơi tại giường, ăn uống và bù nước đủ cho bệnh nhân. Chỉđược hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động trở lại dần dần khi hồi phục, nhất là những trường hợp nặng.

- Nếu bệnh nhân sốt cao: hạ nhiệt bằng Paracetamol 500 mg x 3-4 lần/ ngày. Khơng dùng Aspirin hay các dẫn xuất cĩ salixylat khác, nhất là cho trẻ em.

- Vitamin C, 1 -2 g/ ngày.

- Các thuốc điều trị triệu chứng (kháng histamin, long đàm, giảm ho..) : chỉ

dùng khi thật cần thiết. Nếu cĩ ho khan và đau sau xương ức cĩ thể dùng Codein, 16-64 mg mỗi 4 -6 giờ.

- Đối với các bệnh nhân cĩ nguy cơ cao (trẻ sơ sinh, người già, người cĩ suy hơ hấp mạn tính, suy tim..) cĩ thể cho kháng sinh phịng bội nhiễm.

- Điều trị nguyên nhân: Dùng thuốc kháng virus Tamiflu (Oseltamivir). Liều dùng: viên 75mg x 2 lần/ngày trong 5 ngày.

- Điều trị các biến chứng : Kháng sinh thích hợp nếu cĩ bội nhiễm vi khuẩn ( chủ yếu để kháng lại Tụ cầu, Phế cầu và H. influenza ). Bảo đảm hơ hấp.

6.2. Điều trị cúm cĩ suy hơ hấp

- Cho thở Oxy, thở máy, cân bằng nước-điện giải, kháng sinh.

- Xét nghiệm: cơng thức máu, khí máu, điện giải đồ..., chụp X quang phổi hàng ngày.

7.Phịng bệnh

- Tuyên truyền rộng rãi các kiến thức về cúm cho nhân dân. Đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng lây lan mạnh và nhanh, chú ý những vùng cĩ gia cầm chết hàng loạt khơng rõ lý do.

- Tất cả gia cầm trong phạm vi 3 km quanh nơi cĩ dịch đều phải được tiêu huỷ. Tuyệt đối khơng vận chuyển gia cầm từ vùng cĩ dịch đến các vùng khác. Gia cầm hoặc thịt gia cầm đều phải được kiểm dịch trước khi bán ra thị trường.

- Tất cả bệnh nhân bị cúm hoặc nghi bị cúm do H5N1 đều phải được cách ly tuyệt đối.

Một phần của tài liệu Chương 3 nhiễm HIV ASID (Trang 35 - 37)