Phƣơng pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu phân tích tác động của các yếu tố marketing đến quyết định tiêu dùng nước mắm của người dân thành phố cần thơ (Trang 27 - 28)

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp từ báo chí viết về thị trƣờng nƣớc nắm: báo Sài Gòn tiếp thị, báo Dân trí, VTV News, báo Phú Yên, cổng thông tin điện tử Tỉnh Kiên Giang, VTV Phú Yên, báo Doanh nhân Sài Gòn, website dna Branding…và Tạp chí thƣơng mại Thủy sản về những thông tin, những số liệu có liên quan đến thị hiếu tiêu dùng và thị trƣờng tiêu thụ nƣớc mắm trong những năm gần đây.

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Vùng nghiên cứu đƣợc chọn tiến hành thu mẫu là quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy

a) Đối tượng phỏng vấn

Sử dụng “Phiếu thăm dò ý kiến” với bộ câu hỏi đƣợc soạn sẵn để tiến hành phỏng vấn trực tiếp những ngƣời tiêu dùng sản phẩm nƣớc mắm. Đối tƣợng phỏng vấn chủ yếu là những ngƣời làm công việc nấu ăn trong gia đình, những ngƣời trực tiếp mua nƣớc mắm và biết rõ về việc tiêu dùng nƣớc mắm trong gia đình vì vậy có thể phỏng vấn tại nhà ngƣời tiêu dùng là chủ yếu, ngoài ra còn phỏng vấn tại siêu thị hoặc chợ.

b) Cách chọn mẫu nghiên cứu

- Xác định tổng thể: tất cả những hộ gia đình tiêu dùng sản phẩm nƣớc mắm tại 3 quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy.

- Cỡ mẫu:

+ Quy tắc kinh nghiệm trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là thông thƣờng số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc – Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, 2008, trang 31)

+ Nghiên cứu này, gồm có 22 biến cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 22*5 = 110 mẫu.

- Phương pháp chọn mẫu

Đề tài dùng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất. Cụ thể: tác

giả sẽ đến phỏng vấn ở bất kỳ nhà ngƣời dân nào trong địa bàn quận Ninh kiều, Cái Răng, Bình Thủy về loại nƣớc mắm họ đã và đang tiêu dùng qua. Bên cạnh đó, việc phỏng vấn còn có thể tiến hành tại khu vực chợ và siêu thị, miễn là ngƣời đƣợc phỏng vấn là ngƣời nấu ăn trong gia đình.

Đây là cách thức chọn mẫu theo đó các đáp viên đƣợc chọn một cách tiện lợi và kinh tế. Giúp ngƣời nghiên cứu tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí

17

để có đƣợc mẫu. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phƣơng pháp này là ngƣời nghiên cứu khó đánh giá đầy đủ tính đại diện của mẫu đƣợc chọn. Hình thức chọn mẫu này thƣờng đƣợc sử dụng trong hình thức phỏng vấn ngƣời dân. Ngƣời phỏng vấn có thể phỏng vấn một cách đơn giản vì họ dễ tiếp xúc.

Một phần của tài liệu phân tích tác động của các yếu tố marketing đến quyết định tiêu dùng nước mắm của người dân thành phố cần thơ (Trang 27 - 28)