6. Cấu trúc khóa luận
3.4.1 Trên cánh đồng làng Đại Hòa
Không gian trên cánh đồng làng Đại Hòa được tác giả tập trung khắc họa thông qua: Không gian dân làng lao động sản xuất nông nghiệp trên cánh đồng lúa quê mình. Không gian cánh đồng làng Đại Hòa trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ luôn luôn có
một dáng vẻ dịu dàng, đằm thắm, quyến rũ con người bằng sự chân tình, chân thật và có tác dụng thanh lọc tâm hồn. Người dân làng Đại Hòa khéo léo, chăm chỉ trong việc chuẩn bị giống, phân,.... cho công tác gieo trồng lúa.
Năng động, sáng tạo, tự chủ là những nét nổi bật của nông dân Đại Hòa trong lao động sản xuất. Tất nhiên mỗi miền quê nào của đất nước thời nước sôi lửa bỏng ấy cũng có nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ với chiến trường “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” Điều đó có nghĩa là người nông dân phải bám đồng ruộng để sản xuất dưới bầu trời bom đạn ác liệt. Mà bám đồng ruộng sản xuất chủ yếu là làm thế nào để gieo trồng làm ra nhiều hạt thóc. Muốn làm nhiều hạt thóc ắt cần phải có đủ mọi điều kiện: Nước, phân, cần giống. Trong đó yếu tố nước trở thành vấn đề quyết tử với vùng đất Đại Hòa. Khi ông Niệm bí thư đảng ủy xã khi nhìn xuống dòng kênh cạn nước, nhưng “đây là một mạch máu chính của công trình thủy lợi Đá
Mài nằm ở thượng nguồn sông Dinh, nó rộng nhu một con sông nhỏ, đủ nước tưới cho hang vạn hecta lúa hai vụ cho sáu xã trọng điểm, vượn lúa của huyện Bố Trạch bao năm. Toàn bộ diện tích xã Đại Hòa bắt đầu từ cánh đồng Lòi Toi, Úp Lịp, Nhà Lan, chạy về đến Lòi Huyệnh, đám Mo, Đồng Chùa, Đồng Trương, Đồng Miếu, đến Lý Nam, Lý Bắc giáp rặng cát ven biển…đều hưởng nguồn nước dồi dào này” [24; tr.26]
Nhờ nó mà xã Đại Hòa mấy năm chiến tranh ác liệt bao giờ cũng nộp đủ chỉ tiêu lương thực cho mặt trận.
Đá Mài nơi cấp nguồn nước cốt yếu cho vựa lúa Bố Trạch bị máy bay Mỹ mang bom đến ném làm vỡ đập “đêm qua nó đánh trúng đập Đá Mài, hỏng nặng, nước không lên được kênh chính” [24; tr.25]. Chúng luôn biết nguồn nước cho đồng ruộng
là quyết định cho sự sống còn của một hậu phương sản xuất cây lúa, nên chúng tìm đủ cách để phá cho kì được. “Nhiều quả bom tấn đã làm toang hoác một góc con đập bê
tông” [24; tr.27]. Thế là Đá Mài bị bom phá cắt mất nguồn nước chuẩn bị gieo cấy vụ
hè thu. “Nhìn những cánh đồng vừa xong cày ải, đang chuẩn bị vào vụ cấy hè thu bị cắt mất nguồn nước” [24; tr.27]. Đại Hòa phải “đương đầu, trước mắt, quyết tâm tạo nguồn nước tại chỗ thay nguồn nước Đá Mài bị bom triệt phá để cấy và gieo vãi hết
diện tích” [24; tr.31]. Muốn thực hiện được nguồn nước tại chỗ chỉ có lực lượng thanh
niên đi đầu tham gia sản xuất thì mới giải quyết tốt được.
Chủ trương mà Đảng ủy Đại Hòa quyết định thực hiện trước tiên là sửa chữa lại trạm bơm cũ ở Phúc Tự.. Trạm bơm Phúc Tự này đã có từ khi xây dựng hợp tác xã, bị bỏ phế từ lâu năm, khi có đập Đá Mài dẫn nước về. Phục hồi lại được là rất tốt, nhưng nghiệt thay trạm bơm Phúc Tự lại nằm kề bên gầm Chánh Hòa Quốc lộ 1A, nơi tọa độ chết, đêm ngày ác liệt, nơi huyết mạch giao thông nên kẻ địch luôn luôn cho máy bay bay lượn săm soi không một thời khắc nào trên vùng trời vắng bóng. Điều này ông Niệm đã nghĩ “Những người vận hành trạm bơm” này “khác chi những cảm tử quân”. Và rồi ai cũng nghĩ và khẳng định rằng: Nước lúc này cũng quý như máu để có nước không tránh khỏi đổ máu. Không gian sản xuất của người dân Đại Hòa “Mặt trời còn
độ cây sào, từ các ngách lố nhố từng tốp thanh niên nam nữ cuốc thuổng, quang sọt, cáng ki lên đường” [24; tr.54], nhanh chóng xây dựng lại trạm bơm Phúc Tự để phục
vụ nước tưới cho vựa lúa. Ở các trọng điểm địch bắn phá ác liệt, ngày không một bóng người, giờ rậm rịch bước chân. Mọi người nhanh chóng tìm ra quy luật để tồn tại là phải sản xuất “Người cày ruộng, người gánh phân, kẻ san đường… Ai cũng khẩn trương mà bình tĩnh, hối hả mà cẩn trọng. Cho nên cứ thấy bom đạn liên miên, bom đạn đầy trời, mà cuộc sống vẫn sinh sôi; bên cạnh hố bom dày đặc của trọng điểm chết, những ruộng lúa vẫn được cấy tự bao giờ. Rồi mùa màng lên xanh, rồi lúa chín được gặt hái tự khi nào” [24; tr.54], Không gian sản xuất của người dân trên cánh đồng đông vui, rộn rã, niềm vui hân hoan đó đã làm con người ta quên đi bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Việc tu sửa phục hồi trạm bơm Phúc Tự được triển khai khẩn trương và phân công bố trí chặt chẽ, “Có tổ chịu trách nhiệm nạo vét lòng sông, nơi sẽ đặt các vòi bơm. Có tổ làm hầm trú ẩn cho nhóm công nhân trực chạy máy. Có tổ vá kè”
[24; tr.57]. Nhờ xác định đúng phương hướng và phân công bố trí chặt chẽ nên trạm bơm Phúc Tự sớm khôi phục. Có nước làng Đại Hòa lại sôi sục khí thế sản xuất “Đêm
đêm dân Đại Hòa thức trắng. Nhóm nhổ mạ và bỏ sẵn vào quang; nhóm cày, bừa sửa sang dây chạc; nhóm gánh phân ém đầy sảo, ky… Đợi bốn giờ sáng là đổ ào ào ra ruộng” [24; tr. 63], trên cánh đồng lúc này tấp nập người với những công việc ở những
đội khác nhau “Lão Vạc ở tổ bừa. Vì lão người nhẳng như con nhái bén, đứng lên bừa
nhẹ trâu, phù hợp bừ loại ruộng này, Con trâu của lão như hiểu từng loại ruộng, từng loại công việc của con người. Nó hiểu khi nòa bừa long đôi. Tức là bừa lần, khi nào
bừa long mốt, tức là bừa vạt, để mà tụ chọn lối đi trên mặt ruộng không bị trùng lặp hoặc bỏ sót” [24; tr.64 - 65] và “Bà Mày cùng tổ bón phân và tổ cấy” [24; tr.65]. Không gian sản xuất trên cánh đồng vui hẳn lên, với những tiếng cười giòn tan của cả đội, vì trò đùa của bà Mày.
Cánh đồng lúa làng Đại Hòa tươi tốt cũng từ những kỹ thuật của ông Nghiêm
“Kỹ thuật chuyển từ lúa cấy thành lúa vãi thích nghi điều kiện không nước, là một bài học quý, chừng nào chưa làm sống lại đập Đá Mài”. [24; tr.82]. Kỹ thuật ông Nghiêm
đưa ra thật hiệu quả mà đơn giản “Đất cày lâu ngày phơi nắng đã giòn, gặp nước thành ruộng ngấu. Nếu bừa nhiều đất sẽ ít kẽ hở, khi khô nước sẽ bị chặt lại, rễ lúa không phát triển được. Chỉ còn bừa qua một lần, đất rất nhiều kẻ hở, khi khô nước mạt đất không nứt toác chỉ nứt răn. Nhưng ông Nghiêm không để cho đất nứt. Thấy đất se mặt, chân đi không dính bùn, là ông cho người xuống ruộng; cuốc ba răng, cuốc năm răng xới nhẹ mặt đất rất kỹ, nom như toàn mặt ruộng bị giun đào đất, không chừa một ly nào…..” [24; tr.82] với những kỹ thuật của ông Nghiêm đã cho cánh đồng một kết quả như người dân mong đợi “Qua đêm trời dịu, sáng ra cây lúa lại tươi tỉnh như thường” [24; tr. 83].
Để nhằm tránh tổn thất, lãnh đạo Đại Hòa lại có chủ trương mới củng cố trạm bơm nước Lòi Trúc. Nhưng vùng Lòi Trúc, Lòi Bứa, Lòi Huyệnh lại có nhiều bom bi máy bay Mỹ rải xuống khi trước đó một chiếc F4A của chúng do đội cao xạ 85 ly bắn hạ. Và quả thực khi xẻ mương nước Phượng đã ngã xuống vì đào nạo lòng máng chạm quả bom bi nổ chậm ẩn trong đất. Trong không gian sản xuất bên cạnh những tiếng cười, những niềm vui còn là nỗi đau những người thanh niên đã ngã xuống vì cánh đồng, vì quê hương của mình. Cuối cùng trạm bơm Lòi Trúc cũng được khánh thành, theo kế hoạch của ông Qúy các đội đều ra đồng từ tinh mơ, và ai ai cũng vào công việc mà mình được phân công, một lần nữa cánh đồng làng Đại Hòa lại tấp nập, ồn ào trong lúc trời chưa sáng “Nhóm đi trước dàn hang ngang dùng vồ đập những tảng đất lớn.
Nhóm tiếp theo bừa và rải. Nhóm tiếp theo vãi hạt lúa xuống đất. Nhóm này chỉ vài người do bác Mày phụ trách. Tiếp đến là đôi cày….,cày đến đâu thì bừa đến đấy, làm sao mặt đất sau khi bừa xong, không mịn bột như cát, và đất hòn còn lại như trứng gà trứng vịt, không có hòn nào bằng bát ăn cơm là đạt yêu cầu” [24; tr.90]. Không ngờ
khi đập, vồ của Tuyến vấp lấy bom bi lẫn trong đất và Tuyến lại tử vong. Cái chết thật là xót xa “thợ cày ngồi hút thuốc chờ đợi. Chỉ còn đội vồ xếp hình vòng cung, vừa đập
vừa true nghịch nhau. Tuyến cười giòn còn hơn cả khi nhắc đến giấc mơ gặp chồng hôm qua….Liền theo tiếng cười khỏa khỏa khỏa của chị, là một ánh chớp man rợ trắng xóa. Một tiếng nổ nhức óc. Chị ngã gục xuống, máu đẫm cả nửa người phía trước tay vẫn cầm cán vồ…” [24; tr.92]. Chỉ việc đảm bảo có hạt gạo ra chiến trường
là phải lao động sản xuất, nhiệm vụ tưởng như đơn giản ấy, nhưng ở những cánh đồng làng Đại Hòa vô cùng quyết liệt, bao nhiêu thanh niên vì lao động sản xuất làm ra hạt thóc mà đã ngã xuống. Không gian trên cánh đồng Đại Hòa bây giờ cũng cam go và quyết liệt.
Sơn sau khi từ chiến trường trở về anh được cử làm chủ nhiệm hợp tác xã, đứng trước những thử thách kể từ khi công trình đại thủy nông Đá Mài bị bom đánh sập.
“làm sao cấy được vụ hè thu hết diện tích mà vẫn có ăn?” [24; tr.353] Đây là câu hỏi
không chỉ Sơn mà còn là câu hỏi nhức óc của người dân Đại Hòa. Đứng trước thách thức Sơn nhờ vào kinh nghiệm của ông Nghiêm, khi ông Nghiêm dự định thời gian mưa Sơn vui mừng. Trưa hôm sau trên cánh đồng của làng Đại Hòa những xã viên xuống đồng giữa trời hạ nắng chang chang. Những nhóm được khoán theo những thửa khác nhau “bộ phận đi trước bước dật lùi, dùng xà beng, thuổng, cuốc bàn cứ theo
đường nẻ trên mặt ruộng mà bạy đất lên. Đất được bạy toàn những tảng to như táng
nhà, hoặc như cái nồi ba. Bộ phận đi sau dùng bồ đập bể ba bể bảy ra phơi nắng.”
[24; tr.356] Mọi người dân phải ra sức lao động sản xuất để có những vụ mùa bội thu. Sự sôi động của việc chuẩn bị thay giống lúa mới cho vụ chiêm của người dân làng Đại Hòa, và những kỹ thuật về cách thức cày ải, cày xáo và gieo mạ trên sân đã được thực hiện kịp thời“Vụ chiêm sẵn nước tự nhiên, làm ải là cày đi bừa lại và ngâm
nước hàng tháng trời khiến cho đất tảng và cỏ, rạ mục rã, hoai ngấu thành bùn, đến lúc cắm cây mạ xuống là có sức vượt lên” [24; tr.411]. Mùa đông năm 1972 cả làng Đại Hòa rộn rực lên bởi tập trung chuẩn bị cho việc xuống đồng cấy vụ chiêm đầu tiên thay giống mới. Các công đoạn diễn ra đang thuận lợi, thì đùng một cái rét đậm đổ về kéo dài. Cây mạ mới biết ngồi, lên một vìa bé tí lại co mầm lại, chuyển màu bạc trắng, nhưng lần này sự lo lắng không chỉ Sơn mà người dân Đại Hòa. Nhưng trước kinh nghiệm của ông Nghiêm mọi người lại tập trung ra đồng với phương án chống rét
“Phụ nữ huy động tro bếp mỗi nhà. Không đủ thì đốt trấu, rơm lấy tro. Họ đem rây một lớp vừa đủ để lấp chân và rễ cây mạ. Đàn ông huy động tóoc đã đánh mỗi nhà. Không đủ thì tích cực đánh thêm. Họ mang róng cọc và lạt buộc dựng thành những
tấm phên chắn gió theo từng luống mạ một” [24; tr.424]. Không gian sản xuất trên
cánh đồng của người dân Đại Hòa đang từng bước hoàn thành công việc, nhưng không khỏi hồi hộp và lo lắng. Kết quả đã đem lại cho người dân như ý muốn, trên cánh đồng
“Mạ được tro giữ ấm chân, được các bờ tường bằng tóoc bện chắn gió bấc, đã hồi
tỉnh trờ lại. Và bắt đầu có dấu hiệu lên mầm” [24; tr.424] “Những ruộng mạ bắt đầu hồi sinh, lá lên xanh. Chẳng bao lâu cây mạ lên cứng cáp, đủ chịu đựng với gió lạnh, người ta dỡ dần số phên rạ, cây mạ tự do hít khí trời và ánh sáng” [24; tr.424].
Toàn bộ không gian sản xuất trên cánh đồng lúa Đại Hòa, người dân phải ra sức lao động với những cung bậc cảm xúc khác nhau, vui, buồn. Cánh đồng làng Đại
Hòa trải qua năm tháng đứng dưới trận bom đạn của kẻ thù chịu đựng biết bao tàn phá,
nhưng hơn hết vẫn là sức sống mãnh liệt của người dân Đại Hòa. Hình tượng cánh đồng lúa là một sáng tạo nghệ thuật đáng kể của Hữu Phương. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây lúa đem lại những ý nghĩa mới góp phần cung cấp lương thực cho tiền tuyến và hậu phương. Không gian cánh đồng làng Đại Hòa ngoài số thanh niên tuổi trẻ xông xáo, “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” những người như bà Mày, bà Thảo, lão Vạc cho đến người lãnh đạo cao như ông Niệm, người am hiểu nhiều như thầy Duẩn cũng thi đua tham gia sản xuất.