Không gian hủy diệt và nỗi đau chiến tranh

Một phần của tài liệu Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết chân trời mùa hạ của hữu phương (Trang 45 - 48)

6. Cấu trúc khóa luận

3.1.1 Không gian hủy diệt và nỗi đau chiến tranh

Chọn không gian nhỏ của dải đất miền Trung, Hữu Phương càng có điều kiện nhấn mạnh, khai thác tối đa những gian khổ, đau thương do bom đạn gây ra. Nơi ấy

“không đêm nào không có bom nổ, nhà cháy, chết người….” [24; tr.248]. Bom đạn, chiến tranh đã tàn phá tất cả: Nhà cửa, cây cối, tính mạng con người... Trên bầu trời miền Trung, bom đạn quần phá liên tục. Dưới mặt đất thì nhà cháy, hầm sập. Cả làng Đại Hòa trong chiến tranh hàng đêm, súng từ xa vẫn nổ dòn, tiếng bom đạn ầm ĩ nơi làng mạc xa xôi, bầu trời rực sáng bởi ánh hỏa châu tỏa rộng “ Lần đầu tiên nơi này có

pháo sáng treo trên đỉnh đầu….Lúc sau, pháo sáng thoi thóp rồi tắt ngấm” [24;

tr.233]. Mùa mưa cũng như mùa nắng máy bay địch cứ ráo riết quanh làng Đại Hòa những tiếng bom đã át đi cả một không gian của làng xóm, bầu trời có những ánh sáng phát ra từ “những chùm pháo sáng đỏ quạch dọc các con đường quen thuộc, rồi tọa độ

vu vơ những loạt bom” [24; tr.243]. Người ta không còn bỡ ngỡ khi thấy những chú bộ

đội càng ngày càng trẻ, lệnh động viên với sắc luật mới được ban ra. Các học sinh rời vội ghế nhà trường trong nuối tiếc bạn bè sách vở và tuổi thơ để thay thế cho những đàn anh, những người đã đi trước và đã nằm xuống. Làng thôn tràn nhập dấu tích chiến tranh tàn phá đã đành mà ngay đến thị xã cũng mang đầy đổ nát. “Lửa bốc cao

từ mái nhà kho hợp tác xã và những ngôi nhà lân cận, cho đến ngôi nhà Thiện ở” [24;

tr. 235]. Những kho lương thực cũng đua nhau phát nổ vì đặc công phá hoại. “Cái nhà

ngọn lửa, lại chủ yếu làm bằng tre nứa nên gần như cháy rụi. Thiện gạt mớ lửa đang bám trên các đòn tay, vì kèo đổ xuống nơi miệng hầm của mẹ Phong. Ngọn lửa đã không vào được, nhưng cả căn hầm đã trở thành cái lò nóng hầm và đặc quánh khói phủ lên xác người mẹ mềm nhũn…” [24; tr.235]. Chiến tranh đã tàn phá nhà cửa, làng

mạc của người dân Đại Hòa làm cho cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn, gian khổ, phải sống trong bom đạn. Nhìn từng cụm khói đen cao ngất trời, nghe những tiếng ầm ầm như xé rách màng tai; nước mắt người dân đổ ra... tiếc nuối vì đó là công sức mồ hôi, là những hột thóc no tròn bị bớt xén, được hạn chế trong mỗi bữa ăn. Trước những khó khăn chồng chất như thế, người dân Đại Hòa luôn kiên gan bảo vệ làng Đại Hòa đến cùng, mọi hoạt động của làng vẫn diễn ra bình thường như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Trên bầu trời miền Trung, bom đạn quần phá liên tục. Dưới mặt đất, nhà cháy thì chóng cháy. Khi căn nhà của mẹ Phong bị bom rơi cháy rụi, không chỉ Thiện mà người dân ở đây đã ra sức chửa cháy bằng nhiều hình thức “Tiếng kẻng báo động liên hồi….Bộ đội xông vòa giập lửa. Nước từ giếng múc lên không ngớt, thùng này thùng kia giội vào biển lửa. Những cái chăn, cái màn tẩm nước làm bùi nhùi ngăn những cái lưỡi đỏ rực liếm như sóng biển táp vào bờ. Câu liêm giật mái tranh chỗ chưa cháy để cách ly ngọn lửa…”[24; tr.235]. Hầm sập, nhà cửa bị tàn phá

sửa lại, con người không bao giờ chịu thua trước hoàn cảnh, ngôi nhà mẹ Phong bị đốt cháy Thiện và những người dân cùng góp sức dựng lại căn nhà “Dân làng góp tranh

tre, bộ đội gớp sức, trong một ngôi nhà cũng được dựng lên trên nền đất cũ.”[ 24; tr.236]. Sự hủy họa ghê gớm của bom đạn và đứng trên đau thương chết chóc là chiến

thắng của quân và dân ta “Hàng vạn cầu cống, cơ sở kinh tế, bệnh viện trường học bị

bom thù san phẳng. Nhưng cũng hàng ngàn máy bay siêu âm các loại, kể cả pháo đài bay B52, hàng trăm tàu chiến của địch cũng bị tan xác trên bầu trời và dưới đáy biển miền Bắc Việt Nam”. Nhưng bên cạnh đó tinh thần quyết chiến, đánh trả dữ dội của quân và dân ta khi kẻ thù ngang ngược quần lượn trên bầu trời quê hương “Trong nháy

mắt, cùng với tiếng máy bay cắt, không khí loác xoác, loảng xoảng, là tiếng bom rít qua đầu. Trong mớ âm thanh hỗn tạp ấy, có tiếng râm ran của khẩu đội 12 ly 7 dân quân xã trực ở hai đầu cầu Chánh Hòa. Cảđoạn hào chọt nảy lên, run bần bật trong tiếng nổ chát tai, đất đá rơi rào rào”. Không chỉ bom đạn phá hoại làng mạc, nhà cửa,

những ngôi trường cũng bị thiêu trụi “Mái trường toàn tranh tre, gặp tiết gió lào khô khốc, ngọ lửa bốc cao cháy rừng rực một góc trời. Với đà này, số lớp học kế tiếp đã

làm rải rác, vẫn bị lửa thiêu trụi” [24; tr.266]. Ta gặp trong Chân trời mùa hạ cả dân tộc ra trận, khắp các ngã đường, đâu đâu cũng tiếng người í ới, cười nói rộn ràng và không khí nhộn nhịp, khẩn trương ra quân vừa sôi nổi vừa gấp gáp. Không kể già trẻ gái trai, khi quân thù đổ bom xuống đất này, cả dân tộc vùng đứng dậy, quyết dành lại sự sống. Khi ông Duẩn và ông Thảo lao và lửa bom để cứu lấy lớp học cho trẻ: “Chợt tiếng kẻng báo động gõ tới tấp và tiếng sung bắn chỉ thiên nổ liền mấy phát. Ông Duẩn lao ra khỏi hầm, thấy một đám lửa sáng nam khu trường học của ông….Ông không còn nghĩ gì nữa ngoài những bộ bàn ghế trong các lớp học. Không cứu được lớp học thì cũng cứu lấy số bàn ghế. Ông nhảy phốc qua bờ giậu, chạy đến hầm ông Thảo. Không hểu sao ông Thảo cũng hưởng ứng với ông Duẩn một cách nhanh chóng. Hai ông chia nhau chạy hai lối hào, cùng đến lớp gần lớp học đang bốc cháy. Để

tranh chấp với lửa, hai ông vác bàn ghế chuyền ra khỏi lớp theo hai đường hào khác nhau, không vấp phải nhau. Bàn ghế học sinh cấp một không lớn, lại ở trong không khí trận mạc, chúng cứ nhẹ tênh trên vai hai ông già tuổi gần năm mươi”[ 24; tr.266 -

267]. Hình tượng nhân vật hai ông già chạy như băng khiêng bàn ghế “để tranh chấp với lửa bom”, “cứ nhẹ tênh trên vai” đã cho ta thấy được cái không khí hối hả và tinh

thần kiên cường, dũng cảm của những con người nơi tuyến lửa. Những hành động này nối tiếp những hành động khác (lao ra, nhảy phóc, chạy, tranh chấp…). Ông Thảo một

con người đã từng “nhát như cáy”, “Nghe tiếng máy bay từ xa là người ông run rẩy như lên cơn sốt, mắt lóc lách tìm chỗ chui người”, có khi vì sợ bom rơi mà ở trong lô

cốt “ròng mấy tháng trời không ló mặt ra, vợ con phải bới xách nuôi chạy nhưđiên”.

Nhưng khi làng lâm trận, bàn ghế học sinh đang đứng trước nguy cơ cháy rụi, ông đã lao vào “tranh chấp với lửa đạn” hành động say sưa như một người dũng cảm “Ông Thảo như người vào rừng say công việc quên mất sợ thú dữ, cùng với Duẩn vội vã một cách đều đặn, cùng xốc lên vai mỗi người một chiếc bàn, cùng theo hai nhánh hào chếch nhau, chạy ra chừng năm mươi bước thì bỏ xuống, lại chạy vào chuyến khác. Ông không hề nghe tiếng máy bay lao xuống. Với ông chỉ có ngọn lữa đang liếm ngoạm từng mái tranh của khu trường học là tác động đến ông nhiều nhất. Ông đau

đớn nghĩ phải làm sao cứu được số bàn ghế khỏi ngọn lửa quái ác. Ông chạy nhưđiên dưới đường hào không biết mệt, mồ hôi vả ra như tắm” [24; tr.267].

Không chỉ là những người chiến sĩ mà còn là những nông dân quanh năm lam lũ với việc nhà, cánh đồng, nghe những trận bom, đạn phá làng mạc những người dân

cũng ra sức bảo vệ làng mạc, nhà cửa bằng những hình thức khác nhau. Họ hiểu đơn giản mà rất đúng đắn rằng: Chiến đấu để bảo vệ tự do cho dân tộc cũng là bảo vệ mảnh vườn, thửa ruộng, mái ấm gia đình. Chiến tranh đã nổ ra, giặc Mỹ đã ra sức đàn áp và tàn phá quê hương đất nước. Những người con đất Quảng Bình đã đoàn kết bắt tay vào chung sức đấu tranh chống giặc, mong muốn góp một chút công sức bé nhỏ của mình. Quyền sống thiết thực của mỗi con người đã thôi thúc ông Duẩn và ông Thảo hành động. Hành động của ông Duẩn và ông Thảo không phải là hành động tự phát mà là những hành động mang ý thức, gắn với những tình huống cụ thể. Hữu Phương đã đưa ra tình huống thử thách để bộc lộ suy nghĩ và hành động của ông Thảo. Lúc trước ông Thảo là một con người rất hay sợ máy bay, bom đạn khi nào cũng ở trong hầm nhưng vì tương lai của làng xóm, của những đứa trẻ thơ nên ông đã cùng ông Duẩn tham gia đã lao vào biển lữa để cứu lấy những cái bàn cái ghế trong phòng học.

Chiến tranh đã tàn phá nhà cửa trường học, chiến tranh đang tàn khốc, với tư cách là bí thư Đảng ủy xã, người có trách nhiệm nuôi dưỡng nguồn cán bộ cho tương lai, nên việc phòng tránh sơ tán là vấn đề cấp thiết lúc này.“Trường cấp 3 Lệ Thủy phải chuyển lên vùng rừng Ngư Hóa, trường cấp 3 Bố Trạch phải chuyển vào vùng rừng Cự Nẫm, trường cấp 3 Ba Đồn phải chuyển vào vùng rừng Phù Lưu, và trường cấp 3 Quảng Ninh phải chuyển lên vùng Xuân Hóa” [ 24; tr.38].

Hữu Phương đã thành công khi xây dựng được những không gia cực kì căng thẳng, ngột ngạt đúng với tính chất khốc liệt của cuộc chiến cùng một không gian bi thương với hình ảnh những cái chết. Nói như người anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm thì không ở nơi đâu như trong cuộc chiến này, “cái chết dễ dàng hơn ăn một bữa cơm”. Chiến tranh đã cướp đi bao nhiêu đầu xanh tuổi trẻ. Mất mát đau thương tê điếng khiến những người may mắn sống sót không thể nào khóc được. Cái giá chiến thắng mà dân tộc ta phải đổi là quá lớn.

Không gian chiến tranh đã bao trùm lên toàn bộ tiểu thuyết của Hữu Phương, làng mạc, nhà cửa và trường học của một vùng nằm trong bom đạn không thể tránh khỏi những trận bom rơi, đạn phá dữ dội của giặc Mỹ trong thời kì chiến tranh ác liệt kéo dài.

Một phần của tài liệu Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết chân trời mùa hạ của hữu phương (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)