Sinh hoạt gia đình

Một phần của tài liệu Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết chân trời mùa hạ của hữu phương (Trang 63 - 65)

6. Cấu trúc khóa luận

3.3.2 Sinh hoạt gia đình

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Gia đình là tế bào của xã hội". Thật vậy, đó là

nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, nâng niu che chở cho mỗi chúng ta. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Dù hoàn cảnh đất nước đang chiến tranh trong mỗi gia đình đều có niềm vui, nổi buồn đan xen lẫn nhau. Hai gia đình ông Duẩn và gia đình ông Thảo đang bàn chuyện xin cưới Cẩm cho Thiện, được diễn ra trong ngôi nhà của ông Thảo, cuộc trò chuyện thật chân thành của ông Duẩn với những lời nói dè dặt “ Gần nói qua chẳng qua nói thiệt. Tui sang đây muốn thưa chuyện với hai bác, xin cháu Cẩm cho thằng Thiện nhà tui. Thời gian cũng hơi gấp, như hai bác biết rồi đó….” [24; tr.121]. Nhưng

trước sự việc trọng đại của đứa con nên bà Thảo xin phải hỏi ý kiến của con gái. Không khí trong gia đình ông Duẩn rộn ràng, với việc chuẩn bị cơi trầu.

Nhưng cái niềm vui đó không đến với Thiện và Cẩm. Trước đám cưới của Thiện và Hòa đã là một nỗi buồn, và tuyệt vọng của Cẩm, lúc này không gian sinh hoạt trong gia đình của Cẩm thật tẻ nhạt, đau buồn trước tình trạng của con gái mình “Mới ba hôm mà Cẩm gầy tọp, nhễu nhõa cả cơ bắp…..Người Cẩm vẫn còn sốt, giờ có thể là thời điểm dịu xuống, nếu không có biến động lớn” [24; tr.157]. Mọi sinh hoạt trong gia

đình đều đổ dồn vào Cẩm, sự lo lắng của một bà mẹ giành cho đứa con của mình, khi Loan đến bà Thảo thở dài đón chị ngoài cổng “Không hiểu răng nó đày đọa mình thế

nớ. Cháu an ủi nó thêm lần nữa cho thím với” [24; tr.157].

Mỗi gia đình có một không gian sinh hoạt khác nhau, niềm vui chợt ùa về với gia đình ông Duẩn khi nhận được thư của Thiện từ khi Thiện đi bộ đội. Niềm vui, hạnh phúc được thể hiện rõ qua nhân vật Hòa, khi nghe thằng Tiệng nói băng quơ ai có thư ra nhận, “Hòa lật đật quẳng rổ rau bên bờ giếng, xoa hai tay ướt nước vào hai ống quần, hớt hải chạy ra” [24; tr.166], Hòa vui mừng khi nhận được thư của chồng từ chiến trường gửi về, trong lòng tràn ngập những cảm xúc khó tả “cô khe khẽ cất tiếng hát” [24; tr.168]. Hòa muốn chia sẻ niềm vui cùng với ông Duẩn, Hòa khoe “Có thư

anh Thiện gửi về, cha ạ” [24; tr.168], ông mừng quá rối rít hỏi “Mô mồ? Mô mồ” [24;

tr.168], không khí trong buổi cơm của gia đình thật ấm cúng bên lá thư của con trai ở mặt trận. Ông Duẩn là một người tâm lý nên ông để cho con dâu đọc, nhưng trong

lòng ông vẫn cứ hồi hộp, muốn biết tin con trai ra sao khi ở trong quân ngũ, ăn uống thế nào, ngủ ngáy được không, đóng quân ở đâu… Nhưng Thiện cũng viết cho ông cả một trang thư kể về chiến trường, Thiện cho biết lứa tân binh lần này chưa đi thẳng vào chiến trường mà được đưa ra miền trung Hương Khê – Hà Tĩnh để huấn luyện, niềm tin có cháu bồng trước khi Thiện vào chiến trường được nhen nhóm trong lòng ông Duẩn.

Không gian sinh hoạt của gia đình ông Duẩn càng thêm ấm cúng, hạnh phúc khi Thiện được về nhà chỉ trong vòng mấy tiếng, sáng hôm sau vào chiến trường. Niềm vui và nỗi buồn đan xen trong lòng ông Duẩn, ông vui vì Thiện ghé về thăm nhà, nhưng ông thoáng buồn khi thời gian Thiện ghé nhà quá ít. Không gian trong căn hầm của Thiện và Hòa đó là không gian thầm kín của vợ chồng, đồng thời đó cũng là nơi chứa đựng niềm vui, nỗi buồn của vợ chồng trẻ mới cưới, cả hai mừng mừng tủi tủi. Ngoài bếp, ông Duẩn đang nhổ lông gà, ông vui vẻ thế là “cuối cùng, mơước cho vợ

chồng chúng gặp lại nhau một lần trước khi đi chiến trường của ông được thực hiện”

[24; tr.244]. Tấm lòng của người cha chăm sóc con khi vợ mất sớm, ông thành thạo trong việc bếp núc. Cả ba người ngồi lại bên mâm cháo gà, một không gian nhỏ bé của căn phòng, nhưng sự ấm cúng tình cảm của các thành viên dành cho nhau “Thiện xé gà đặt vào bát cho cha, cho vợ và cho mình” [24; tr.245]. Cuộc đoàn tụ của gia đình

Thiện chỉ diễn ra trong mấy tiếng, nhưng thấy được niềm vui, niềm khát khao đoàn tụ, hạnh phúc của mỗi con người. Chiến tranh loạn lạc, Thiện tạm gác chuyện tình yêu, gia đình để lên đường thực hiện nhiệm vụ của mình. “Cả ba người không hay rằng

đây là buổi đoàn tụ cuối cùng đông đủ của gia đình…” [24; tr.248].

Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của không biết bao người. Ông Thảo chết trong khi cứu bàn ghế tại một trường học. Không gian sinh hoạt gia đình ông lúc này đau buồn, vợ mất chồng, con mất cha. Sự đau buồn khôn nguôi của mọi người trước cái chết của ông Thảo, và những tiếng khóc thảm thiết của xóm Sỏi bé nhỏ của đội Bốn rộ lên, “Bà Thảo lăn lộn trên đất. Mái tóc dài và còn dày sổ tung, vày vò cùng bụi đỏ và nước mắt” [24; tr.268], những đứa con phải mất cha một nỗi đau quá lớn “Con bé thế

mà cứng cáp. Nó gào khóc khi biết tin cha bị trúng bom. Và nhanh như con sóc, vừa khóc vừa lao vào các ngách hào, các bụi sim mua nhặt từng mảnh xác cha.” [24; tr.268], gia đình bà Thảo phải chịu nổi đau quá lớn, một không khí âm u, ảm đạm cái chết của ông Thảo.

Nhưng nỗi đau không chỉ với gia đình bà Thảo mà còn gia đình Thiện, sau khi anh trở về vợ đã có con với người khác, cha đã mất trong một căn nhà của vợ chồng Ngật. Cái chết của ông Duẫn làm cho mọi người ở nông trường Lệ Giang phải đau xót, nhờ ông mà những đứa trẻ ở đây biết chữ. Không gian sinh hoạt của gia đình Ngật

“Giờđây chật kín người, hầu hết là số công nhân có con học với thầy giáo Thiện. Họ

hay tin liền kéo đến, chia buồn an ủi Thiện vượt qua nỗi đau mất mát này” [24; tr.564]. Chiến tranh đã để lại những đau thương mất mát với con người, không khí sinh hoạt của những gia đình không được đông vui, ấm cúng như xưa.

Nhưng bên cạnh sự đau thương do chiến tranh gây ra, Sau khi chiến tranh kết thúc, niềm vui, niềm hân hoan lại trở về với những gia đình nhỏ bé trong làng Đại Hòa.

Không khí trong gia đình ông Niệm rộn ràng hẳn lên, nhưng người vui nhất là ông vì mong ước cuối cùng của ông cũng đã được thực hiện “ lớp thanh niên Đại Hòa giờ đây cũng lần lượt vào đại học”, [24; tr.572] và qua thư Cẩm ông biết được Loan đã vào trong đó, đã bố trí công ăn việc làm như mọi công nhân của nông trường. Niềm vui dường như đã quay trở lại trong những ngôi nhà nhỏ bé. Không khí sinh hoạt của gia đình rộn ràng “bà Thiệp đang bận rang mè làm món thức ăn khô dự trữ cho Thiện” [24; tr.573], “Lý như đang trong trạng thái trọng lượng, cứ lâng lâng như đang bay lơ lửng, lòng dạ cứ rộn rực chi lạ” [24; tr.574].

Không gian sinh hoạt gia đình là con người được thể hiện mọi điều mình thích, bộc lộ những cảm xúc, niềm vui cũng như nỗi buồn vì gia đình là mái ấm,,,, vừa là điểm xuất phát cho mỗi con người, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi ro, sóng gió của cuộc đời, là nơi chăm sóc, an ủi, đùm bọc cho đến khi từ giã cõi đời.

Một phần của tài liệu Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết chân trời mùa hạ của hữu phương (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)