Hồi tưởng về chiến tranh

Một phần của tài liệu Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết chân trời mùa hạ của hữu phương (Trang 29 - 31)

6. Cấu trúc khóa luận

2.1.3Hồi tưởng về chiến tranh

Hiện thực chiến tranh trong Chân trời mùa hạ không chỉ gồm những diễn biến cụ thể, hết sức phức tạp, đa dạng trong tiếng máy bay gầm rít điên loạn, tiếng bom đạn

réo sôi…, nghĩa là tất cả những gì ta nhìn thấy, nghe thấy, mà còn bao gồm cả những âm hưởng, vẻ đẹp độc đáo và nhịp điệu tinh thần của con người và của cuộc sống trong chiến tranh. Sự nghiệp giữ nước của dân tộc đã được tạo dựng bằng cả chiều sâu văn hóa. Đây là một hướng đào sâu, tìm tòi đáng kể của Hữu Phương. Chiến thắng của một Việt Nam đất không rộng, người không đông trước một kẻ địch hùng mạnh với vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới đến từ bên kia đại dương đế quốc Mỹ, đến bây giờ vẫn là một niềm kinh ngạc đối với cả thế giới. Cái linh khí, hồn thiêng núi sông xứ sở, cái huyền bí của đất và người Việt Nam là nguồn sức mạnh vô hình vô song đã góp phần đắc lực làm nên chiến thắng. Chiến tranh và thiên tai đã dạy cho những con người xứ sở nhỏ hẹp và gió cát này biết tìm ra quy luật để tồn tại và chiến đấu. Ông trời vào hùa với thằng địch dốc sức làm dữ, hết bão lụt ùng ục cuồng réo đến gió lào dội những thác lửa hầm hập bỏng rát lên mọi nơi, thổi rào rạt ngày đêm không ngớt. Trời thử lòng người. Cái khó ló cái khôn, dân Đại Hòa đã đi qua những năm đói khó, nói đúng hơn là đã đi qua những năm tháng nhịn phần lương thực của mình cho mặt trận, bằng trăm nghìn phương cách khác nhau. Ai cũng hiểu rằng, phải tranh cướp thời gian với kẻ địch. Ai cũng khẩn trương mà bình tĩnh, hối hả mà cẩn trọng. Cho nên, cứ thấy bom đạn liên miên, bom đạn đầy trời, mà cuộc sống vẫn sinh sôi. Một lần khi Sơn đi săn thú giữa rừng sâu anh nhớ lại lúc đơn vị nhận được lệnh chuyển quân, và đơn vị anh được lệnh bí mật vận động đến một khu rừng mới và đào công sự. Lúc này có một loạt pháo bắn vung lên phía trước, chân anh suýt giẩm phải năm tên lính mũ sắt, áo quần rằn ri quỳ mọt xuống mặt đất, tay giơ lên trời. Súng đạn quăng vương vãi xung quanh. Lúc này Sơn khiếp đản run lên vì sợ. Nhưng trong cái khó ló cái khôn những cuộc đời và sự ranh ma trong máu thịt đã dạy anh phải nhanh chóng bình tĩnh. Muốn tồn tại phải đứng dậy đấu tranh và anh trừng mắt quát “Đứng dậy! Giơ tay lên! Bước lên phía trước!” [24; tr.286] Trong chiến tranh đã giúp con người ta dũng cảm đấu tranh giành

độc lập dân tộc và hơn hết là để mình tồn tại. Chân trời mùa hạ cho chúng ta thấy trong gian lao, khó khăn, mất mát, người dân đất Quảng Bình vẫn hiên ngang bất khuất. Là những con người luôn đặt sứ mệnh dân tộc lên vai mình, quyết tâm mọi giá để tham gia, phục vụ chiến trường.

Thiện, tham gia đi bộ đội, hoạt động ở chiến trường B hơn 6 năm. Anh sống trong hoàn cảnh “Thần kinh luôn căng như dây đàn” [24; tr.439]. Hoàn cảnh ấy đã rèn

thực tiễn” [24; tr.440] trở thành người lính có trách nhiệm, kiên cường không sợ cái

chết khi trực tiếp tham gia chiến đấu tại chiến trường Trị - Thiên.

Khi anh tham gia chiến trường, một công việc lúc đầu cũng rất lạ lùng đối với anh, nhưng anh đã vượt qua những trận B52 và bệnh tật, khi anh về quê nhà những kí ức về chiến trường cứ ùa về trong anh.

“Thiện nhớ ngày rời đơn vị huấn luyện, tân binh được chia theo những cánh quân đi thẳng vào chiến trường B bằng những con đường khác nhau độc lập” [24;

tr.467]. “Thiện đi theo hướng đông nam, về ém một thời gian trên ngọn Bạch Mã.Ở đây nhóm của anh được học tập, nắm tình hình, quân triệt nhiệm vụ trước khi được giao liên dẫn về cơ sở” [24; tr.467].

Dòng hồi tưởng về chiến tranh trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ làm cho người

đọc dường như chứng kiến trực tiếp sức sống, tinh thần chiến đấu của người dân làng Đại Hòa. Giúp chúng ta nhìn thẳng vào hiện thực chiến tranh, bằng những trải nghiệm và cái nhìn cá nhân. Tái hiện sự đau thương và bộ mặt tàn khốc không thể quy giản của chiến tranh, nói lên sự cảnh báo về những hiểm hoạ để lại sau chiến tranh. Đồng thời, phục dựng lại hình ảnh của những con người bằng sự chịu đựng, và sức mạnh anh hùng, thực sự làm nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến, tái sinh lại những khát vọng nuôi dưỡng cả một dân tộc trong chiến tranh.

Một phần của tài liệu Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết chân trời mùa hạ của hữu phương (Trang 29 - 31)