Hồi tưởng về tình yêu

Một phần của tài liệu Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết chân trời mùa hạ của hữu phương (Trang 31 - 33)

6. Cấu trúc khóa luận

2.1.4.Hồi tưởng về tình yêu

Cũng từ giọng nền của nhân vật người kể chuyện ngôi thứ 3, tác phẩm được dệt nên bằng hàng loạt những giấc mơ đan nối, hồi ức hôi hổi nồng nàn của các nhân vật khi nghĩ về quá khứ. Tác phẩm hiển hiện giọng điệu khơi sâu và chiêm nghiệm của các nhân vật. Trong đoạn văn thể hiện những hồi ức của nhân vật Thiện, tác giả viết “Anh không sao cầm lòng được mỗi lần nghĩ đến mái tóc sớm muối tiêu, khuôn mặt khắc khổ với một cuộc sống tằn tiện, cơ cực của cha đăng vò võ dõi theo anh, đứa con

độc nhất, niềm hi vọng và nơi tựa đỡ cuối cùng của đời cha! Trong những giấc mơ về

cha trong suốt gần 7 năm qua, chưa mấy giấc mơ yên hàn, vui vẻ. Toàn những cơn mơ

giữ, những ác mộng, mà khi trở dậy dưới những căn hầm bí mật, anh toát cả mồ

hôi…… Nhớđến Hòa, anh lại nhớ những lần ân ái ít ỏi và khó quên sau những ngày cưới. Lạ thế cho đến lúc này, khi còn độ nữa cây sô nữa là gặp nhau, là tay trong tay, mắt soi mắt, mà gương mặt của Hòa vẫn cứ nhật nhòa, chẳng thể sắc nét được…… Có

thậm chí đôi khi lại hiện lên gương mặt của bọn thằng Kiên, thằng Sơn, thằng Toản, hay bọn con Xuyến, con Phượng, chị Loan. Chao ôi, chính chúng là một phần thân thể, một phần máu thịt cuộc đời anh…..”. [24; tr.324]. Thiện như trôi miên man như những trầm mặc, suy tư, đan xen nhiều kí ức, có sự đồng hiện của những tiếng gọi, nhiều bức tranh gam màu và từ đó bật lên giọng lắng lại của tâm thức. Trong hồi ức bỏng rát của Thiện trước cuộc sống để tự biểu hiện tâm tư, cảm xúc của mình trong diễn tiến câu chuyện. Nhờ thế nhân vật đã bộc lộ tâm trạng với những ký ức hôi hổi nồng nàn của tình yêu đầu vừa thơ mộng vừa chân thành tha thiết, trắng trong.

Thiện – dưới cái nhìn của bà Mày là “một chàng trai có giáo dục, luôn quan tâm

đến tập thể và bạn bè, có đời sống nội tâm sâu sắc và dễ mủi lòng. Đấy là loại đàn ông có bản lỉnh nhưng yếu mềm và lắm đa mang”. [24; tr.20 - 21]. Phải chăng chính điều

ấy đã phần nào kìm nén cái bản năng thiên bẩm – tính dục trong con người anh trước những mối tình đầu và trước sự dâng hiến ngọt ngào trọn vẹn của Diệu Hương để thủy chung với người vợ ở hậu phương. Thiện là một trong số ít những người lính may mắn thoát chết từ chiến trường trở về. Khi trở lại quê hương Thiện muốn sống với gia đình, nhưng người vợ đã đứng đứng dửng dưng trước cái ôm nghẹn ngào và những cử chỉ yêu thương sau bao năm xa cách của Thiện. Anh đau đớn, tuyệt vọng nhớ đến Diệu Hương: “Anh nhớ Diệu Hương, nhớ mái tóc thề của nàng phủ mát cổ anh…. Anh đã cởi cúc áo và nàng đã lướt những ngón tay búp măng lên khắp da thịt vùng ngực anh”

[24; tr.460].

Khi Thắm và Thiện ngồi tâm sự ở kho thóc hợp tác xã “Thiện lại mơ về giấc mơ

trên hoang cỏở trại điều dưỡng. Diệu Hương đã đè ngửa anh ra, hôn lên những vết thương trên ngực trên bụng anh. Mái tóc thề ngang vai của Diệu Hương rê trên cổ

anh ấm áp. Nàng nói lý nhí điều gì đó về một đứa con”. [24; tr.506]

Nhìn chung, hồi tưởng trong Chân trời mùa hạ hiện ra theo dòng cảm xúc của

nhân vật Thiện, Sơn và Cẩm với những kỉ niệm, kí ức từ dĩ vãng đang ăm ắp trong lòng. Khi có điều kiện, những kỉ niệm, kí ức ấy lại hiện ra một cách rõ ràng, nhanh chóng qua một số từ đặc trưng mang tính hồi tưởng: “nhớ lại”, “hiện ra”, “đột nhiên”, “chợt nhớ”… Hầu hết hồi tưởng của các nhân vật đều hướng về gia đình về chiến tranh, có một vài hồi ức liên quan đến công việc đến tình yêu của mình. Và những kỉ niệm ấy hiện về không giúp cho con người cảm thấy bớt trống trải, trái lại chỉ làm tăng thêm nỗi buồn chán khổ đau trước mắt. Thời gian như là người bạn đường của sự khổ

đau. Thứ “suy ngẫm về thời gian với sự xúc động, buồn vui lẫn lộn với niềm nuối tiếc, với tình cảm cay đắng của sự mất mát không gì bù đắp nổi ”. Chính hiện thực hàng ngày mòn mỏi, bế tắc đã làm cho con người phải quay về quá khứ mà suy nghĩ, chiêm nghiệm lại cuộc sống. Thế nhưng quá khứ trong Chân trời mùa hạ khác với quá khứ trong một số tác phẩm của các nhà văn khác. Nguyễn Tuân đã từng tiếc nuối và cố gắng làm sống lại những vẻ đẹp truyền thống đã mai một của một thời xưa cũ. Thế Lữ đã từng tiếc nuối “một thời oanh liệt nay còn đâu?” hay Hồ Dzêch, Thanh Tịnh, Lưu Trọng Lư mãi mãi chỉ là “những đứa trẻ” đi tìm cái đẹp đã mất của một thế đã “sập đổ” đã đổi rồi. Họ tiếc nuối hoài vọng, họ ôm ấp quá khứ. Với họ, quá khứ là tất cả. Còn Hữu Phương, ông để cho nhân vật của mình trở về quá khứ, hồi tưởng lại nhưng không sống triền miên trong quá khứ, không đắm chìm trong kỉ niệm, trong ký ức. Sau những giây phút hồi tưởng, các nhân vật trong Chân trời mùa hạ trở về với thực tại sống đúng hơn, thực tế hơn.

Với thời gian hồi tưởng, một lần nữa khắc sâu hơn bi kịch của con người, bi kịch của sự đỗ vỡ, mất niềm tin, lí tưởng của nổi ám ảnh quá khứ chất chồng. Nhân vật của tiểu thuyết Chân trời mùa hạ như bị mắc kẹt trong xã hội, họ cứ vùng vẫy mãi trong

chính cuộc sống của mình, họ luôn gặp bất trắc và đau khổ. Chính quá khứ đã để lại vết thương trên thân thể và tâm hồn các nhân vật. Cho dù họ có cố gắng vượt qua ám ảnh của quá khứ nhưng cuối cùng họ đành bất lực.

Một phần của tài liệu Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết chân trời mùa hạ của hữu phương (Trang 31 - 33)