Sự đan xen dịch chuyển các chiều thời gian

Một phần của tài liệu Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết chân trời mùa hạ của hữu phương (Trang 42 - 45)

6. Cấu trúc khóa luận

2.4 Sự đan xen dịch chuyển các chiều thời gian

Trên hành trình tìm kiếm chân lý, con người phải trải qua nhiều kiểu không, thời gian khác nhau. Thời gian dịch chuyển chính là môi trường thích hợp để con người thể hiện bản thân, tìm kiếm chính mình.

Cốt truyện được đặt trong khung thời gian hiện tại, trong đó có sự đảo chiều, quay ngược thời gian kể chuyện. Phần đầu và kết thúc tác phẩm thuộc thời gian hiện tại, tức là gắn với những gì diễn ra trước mắt, tương ứng với những gì người kể quan sát được. Phần giữa có sự đảo chiều thời gian, đó là quay về quá khứ, kể về những năm tháng chiến tranh khốc liệt của người dân Quảng Bình. Thời gian hiện tại, quá khứ, tương lai xen kẽ gắn với việc thay đổi điểm nhìn trần thuật đã tạo nên tiếng nói đa âm trong câu chuyện.

Thời gian là một phạm trù đặc trưng của văn học, Trần Đình Sử trong “Dẫn luận thi pháp” cho rằng “Văn học là nghệ thuật thời gian” Nói theo nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào: Một định nghĩa đơn giản về kể chuyện, người ta cho rằng đó chính là nghệ thuật sắp đặt các chuỗi tình tiết hoặc nghệ thuật trình bày các sự kiện trong mối liên hệ thời gian’’. Thời gian không là linh hồn không là cột sống, cốt tuỳ nhưng là sợi dây

chính chỉnh thể của tác phẩm. Không nhất thiết phải theo một trình tự tuyến tính, hoàn toàn có thể được đảo lộn quay chiều về quá khứ hoặc hướng tới tương lai, có thể dồn nén một khoảng thời gian trong chốc lát hoặc kéo dài cái chốc lát thành cái vô tận. Và độ biến chuyển vận động linh hoạt của yếu tố thời gian được coi là một trong những thước định giá tài năng và kĩ thuật thao tác của người nghệ sĩ.

Có thể nói gần như song trùng với sự di chuyển điểm nhìn không gian là sự thay đổi thời gian trong “Chân trời mùa hạ”. Ở đây điểm nhìn thời gian cũng biến hóa đa dạng, thay đổi liên tiếp từ hiện tại trôi về quá khứ và rồi ngược lại, cứ chuyển dịch, hoán đổi liên tục. Ở phần 1, 2 chương I là thời gian năm 1975 sau chiến thắng miền Nam, Thiện “Được lệnh ra Bắc học lại trùng với tin Sài Gòn giải phóng”, và anh trở về thăm quê. Đến phần 3 của chương, điểm nhìn thời gian dịch chuyển từ miền quá khứ (năm 1972) “Khi kẻ địch ném bom san phẳng Đồng Hới, đánh sập các cầu cống lớn nhỏ trên mọi ngã đường, chiến tranh mở rộng đến các vùng nông thôn…..” để nhân vật trở về nững ngày tháng miền Bắc (ở đây là mảnh đất Quảng Bình) chống trả chiến tranh phá hoại giặc Mỹ. Rồi tiếp tục trong dòng hồi ức trôi về những ngày cắp sách đến trường (năm 1967; 1968) chạm đến nỗi nhớ với bao kỷ niệm khó nhật nhòa. Cuối phần 4, đầu phần 5 chương I, sau khi cho nhân vật Thiện trôi trong dòng ký ức lại quay về điểm nhìn trùng khít với thời gian ban đầu và thốt lên “Chao ôi, người ta bảo

mối tình đầu thường sâu đậm, đẹp đẽ và thú vị. Quả không sai. Với anh, cứ chạm phải bờ cây, ngọn cỏ, bến nước quê hương, là chạm phải những kỷ niệm tươi rói về người con gái ấy…” Đang đi trong hiện tại ở cuối chương I, đầu chương II lại tiếp tục trở về

lục lọi trong quá khứ diễn ra ở làng Đại Hòa với bao nhiêu chi tiết sống động như dựng lại cả khung trời đầy bom đạn của những năm đánh Mỹ (1972). Hiện thực phơi lên rõ mồn một với bao người anh dũng, kiên gan nhưng không thiếu chất bi tráng gợi cho độc giả về con người nơi lửa đạn kiên cường, bất khuất chống lại kẻ thù. Điểm nhìn thời gian cứ liên tục hoán đổi, chồng xếp lên nhau, đan xen giữa quá khứ gần, quá khứ xa, hiện tại. Ngay trong chính bản thể nhân vật Thiện điểm nhìn cũng được dịch chuyển từ hiện tại quay về quá khứ xa – rồi liên tục như những vòng quay mà không hề lặp lại, không tuân theo một thức, đa dạng, đa chiều. Chính phương thức sử dụng điểm nhìn đa hướng về thời gian như thế đã để Thiện tự phân thân lồng ghép cùng những mảnh đời của các nhân vật như: Loan, Cẩm, Xuyến, Phượng, Kiên, bà Mày,

ông Duẫn, bác Niệm, Phong…. Tất cả họ đã tận hiến sức lực, trí tuệ cho công cuộc sản xuất và chiến đấu ở quê hương mình.

Chương VIII phần 1 là thời gian quá khứ của Thiện ở chiến trường, bây giờ Thiện hồi tưởng lại thời gian ở chiến trường, anh cảm thấy rùng mình khi giữa cái sống và cái chết chỉ cách nhau sợi tóc. Anh không ngờ có những mặt trận được dàn ra, như trong các bộ phim bên kia chiến hào là địch, bên này chiến hào là ta. Những lần anh bị thương đang đứng giữa bờ cái sống và cái chết “Đang ở chiến hào, vừa nhảy lên hô xung phong thì bị một trái phóng lựu nổ trước mặt, hất anh rơi xuống đất” [24;

tr.472]. Lúc này hai anh em nhà Phất, Phưởng lo cho sự an nguy của Thiện nhưng khi đi qua trạm gác Phú Bài kiểm soát nghiêm ngặt mọi ngã đường nhưng không có sự lựa chọn khác, các vết thương của Thiện chỉ được băng bó qua loa, đang rỉ máu, trong người có mảnh đạn, cần phải phẫu thuật nên lúc này 2 anh em Phất Phưởng đánh bạc với số phận thôi. “Hai anh em đành phải nhốt Thiện vào rọ sắt chuyên đi bắt lợn, phía

trên phủ dày lá chuối xanh, phía trên bôi phân lợn tươi lên người, lên rọ sắt và trên lá chuối, khiến cho mùi phân lợn như đè mũi chúng mà sốc” [24; tr.473 - 474] những

điều ngỡ không thể xảy ra, đã xảy ra, và Thiện đã được cứu sống. Nhưng sự đan xen thời gian giữa quá khứ và hiện tại đến phần 2 của chương này lại là thời gian hiện tại khi Thiện trở về làng sau 7 năm.

Quá khứ, hiện tại, tương lai cùng đồng hiện để soi chiếu vào nhau làm cho khoảng thời gian trở nên trọn vẹn và sâu sắc hơn. Thời gian đồng hiện đã kết nối cuộc đời các nhân vật với nhau tạo thành một chuỗi dài các sự kiện có hệ thống thẩm mỹ. Với lối di chuyển điểm nhìn từ miền không gian này sang miền không gian khác, đang đi trong hiện tại bỗng quay về quá khứ, từ quá khứ xa lại đến quá khứ gần rồi dịch chuyển ngược lại, Hữu Phương đã mở ra tầng tầng, lớp lớp đời sống nội tâm các nhân vật với những diễn biến phức tạp, đa chiều trong không gian sử thi, đan xen với không gian đời thường nơi quê miền “nước sôi lửa bỏng” đầy hi sinh gian khổ này.

CHƯƠNG 3

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHÂN TRỜI MÙA HẠ

Trong tác phẩm văn học không gian vừa là hình thức hiện hữu của con người, vừa là kí hiệu nghệ thuật thuộc về thế giới sáng tạo của người nghệ sĩ, nó bộc lộ cái nhìn của nhà văn trước đời người và người đời. Không gian đó hợp thành những đồ vật xung quanh con người, khung cảnh sinh hoạt, lễ hội thiên nhiên với cỏ cây hoa lá, bầu trời và mặt đất mở rộng ra là cả vũ trụ và các vì tinh túy. Đi vào tìm hiểu không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ, chúng tôi thấy có những kiểu chủ yếu: Không gian chiến tranh, không gian sinh hoạt và không gian sản xuất. Tất cả các kiểu không gian đã làm nền cho sự vận động của nhân vật.

Một phần của tài liệu Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết chân trời mùa hạ của hữu phương (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)