Không gian thiên nhiên và phong cảnh trữ tình

Một phần của tài liệu Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết chân trời mùa hạ của hữu phương (Trang 56 - 58)

6. Cấu trúc khóa luận

3.2Không gian thiên nhiên và phong cảnh trữ tình

“Sự sống nảy sinh từ trong cái chết hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ, ởđời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là

phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”. Không ai cấm, trên xác cây khô

kia nảy sinh những mầm xanh, qua mùa đông tàn tạ úa vàng mới đến ngày xuân trăm hoa đua nở. Đó chính là vì “sự sống nảy sinh từ trong cái chết”. Ở đây là một câu nói

có tính chất khẳng định. Từ trong cái chết – cái tàn tạ, úa vàng sẽ nảy sinh ra sự sống – giá trị hiện sinh. Sự sống ấy dĩ nhiên không thể chung sống, phát triển trong môi trường ấy nhưng đó là nơi nó “nảy sinh”. Bản thân sự vật luôn biến đổi không ngừng nghỉ, ẩn đằng sau - tận bên trong cái khô héo không ai ngăn trở được những biến đổi vận động không ngừng để nảy sinh ra sự sống.Với Chân trời mùa hạ, Hữu Phương cũng đã chứng minh được điều đó. Có ai ngờ đâu trên mảnh đất đầy bom đạn của làng Đại Hòa, nơi từng bị bom thù giày xéo từng tấc đất, tưởng như không một sư sống lại có những thân cây như những con người, những tâm hồn, vừa là nhân chứng, vừa tham gia vào chiến trận, cũng vừa chịu đựng mọi gian nan, vất vả, đau thương do tội ác của kẻ thù, nhưng bất chấp tất cả, những thân cây vẫn vươn mình cường tráng, vẫn tồn tại bất chấp mọi đau thương, nó tượng trưng cho khát vọng tự do, khát vọng giải phóng, cho phẩm chất và sức sống mãnh liệt của con người Đại Hòa, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những thân cây là biểu tượng cho con người. Trong sự ứng chiếu đó, gợi ra những biểu tượng về đời sống, số phận và phẩm cách của bản thân “Những thân cây cụt ngọn, bầm ứa, đã nảy chồi, cố vươn tán che những mái ra bình yên [24; tr.6].

Cảnh vật đã tự mình vươn lên trong chiến tranh chống chọi với những loạt bom của tên địch, những ruộng lúa, những cây cối, vườn tược sau chiến tranh cũng đã đổi khác “Dọc hai bên đường, những ruộng lúa loi thoi đã chín. Làng xóm đã vào vụ gặt. Màu vàng của những cánh đồng xa cài lẫn những trảng cồn sim mua cố khoác màu xanh trở lại cho những vùng đời lở lói, đỏ loét hố bom ngày anh đi” [24; tr.1;6]. Không gian bao la nơi cánh đồng quê mơn man gió và để nhân vật cảm nhận được hương vị quê nhà.

Những thân cây, gốc cây đã trở thành biếu tượng cho cuộc sống và phẩm chất của người dân làng Đại Hòa, hình ảnh đó mang một ý nghĩa mới, dựng nên bức tranh chống Mỹ của những con người kiên cường bất khuất.

“Làng anh nằm ở phía mặt trời lặn, lẫn giữa những vườn mít đang mùa bói quả

và những gốc tiêu xây choái còn xanh um trong ký ức, sau những năm bom đạn khốc liệt, giờ non lạ hẳn” [24; tr.6].

Nhưng những rừng thông có sức sống thật mãnh liệt, không gì tàn phá nổi:

“Rừng thông chạy dài từ Rú Cựa, Rú Chùa, Rú Phường, Nhà Tró đến Thung Đội…. ngày xưa như một bức tường thành màu xanh hùng vĩ với những thân cây sù sì hai, ba người ôm không xuể, giờ tan hoang, chỉ còn lác đác thông non hồi sinh” [24; tr.6]. cũng như những người lính lớp này tiếp lớp khác đứng lên.

Cảnh thôn làng sau 7 năm đã thay đổi, với một vùng đất đi qua bom đạn để lại những di tích lịch sử. Không gian thiên nhiên sau chiến tranh trong tiểu thuyết Chân

trời mùa hạ hiện lên với tất cả những vẽ sinh động, tươi tắn vốn có của nó. Những thân cây bị chiến tranh tàn phá, bây giờ lác đác hồi sinh một màu xanh tràn đầy sức sống, tạo nên không gian thêm xanh.

Có thể nói thiên nhiên luôn là hình ảnh gần gũi, gắn bó với mỗi chúng ta, nó không chỉ là khung cảnh xuất hiện trong cuộc sống đời thường mà đã đi vào văn học. Khi nhìn nhận thiên nhiên như là không gian sống và hoạt động của người dân làng Đại Hòa. Ẩn sau các hình ảnh thiên nhiên còn có nhiều ý nghĩa khác nữa xa hơn, rộng hơn bản thân chúng.

Hữu Phương đã mượn thiên nhiên làm nền cho truyện và cũng biến thiên nhiên thành các nhân vật, mang tâm sự, nỗi lòng và sức sống của con người. Những thân cây tượng trưng cho người dân làng Đại Hòa, dù chiến tranh tàn phá, bom rơi, đạn nổ nhưng các hoạt động sinh hoạt, lao động sản xuất vẫn đáp ứng được đời sống của hậu phương và tiền tuyến.

Một phần của tài liệu Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết chân trời mùa hạ của hữu phương (Trang 56 - 58)