6. Cấu trúc khóa luận
3.3.3 Sinh hoạt cá nhân
Chiến tranh như một guồng máy khổng lồ luôn thu hút và sàng lọc mọi giá trị con người. Ở đây, có người anh hùng, có người sợ chết, có kẻ phản bội. “Người ta là người với tất cả sự cao quý và hèn hạ của con người” câu nói của Dostoievski đã khẳng định bản chất của con người. Không gian sinh hoạt cá nhân được thể hiện trong những cử chỉ, hành động, lời nói… của mỗi cá nhân về một việc làm hay một ý nghĩ nào đó. Sinh hoạt cá nhân là không gian đơn lẻ, thu hẹp trong một con người. Mỗi một con người có một cách sinh hoạt khác nhau.
Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ không chỉ tái hiện không gian sinh hoạt tập thể, mà còn tái hiện chân thực không gian sinh hoạt cá nhân, phản ánh đời sống riêng tư của người dân cũng như những người lính làng Đại Hòa. Hữu Phương đã giành khá nhiều trang viết về không gian sinh hoạt của nhân vật Sơn. Trước khi tham gia vào chiến trường Sơn luôn đố kỵ về chuyện tình cảm của Thiện nên đã phá tình yêu của bạn, biết Cẩm ra thăm mộ Phong đã hi sinh hắn đã mách cho Thiện đến chứng kiến để chia rẽ tình yêu, hôn nhân giữa hai người. Nhưng bên cạnh đó Sơn cũng là một kẻ đồi bại, muốn chiếm đoạt Cẩm ở nghĩa trang Rẫy Ba Nắng “Độ tám rưỡi đêm, Sơn ngồi dậy. Anh ta giật tấm mặt nạ nhét ở góc hầm bỏ vào túi quần. Đó là cái ống quần bộ đội rách được Sơn cắt ra từ chiều, cẩn thận lấy kéo khoanh hai lỗ con mắt và lỗ mũi. Phần trên lấy chạc buộc túm lại” [24; tr.138].
Trong thời gian ở thao trường chỉ mấy tháng Sơn đã tán tỉnh Thắm và ngủ với Thắm nhưng không nghĩ đến hậu quả sau này. Nhưng khi ra tiền phương biết binh trạm trưởng chính là bố Thắm thì Sơn đưa thư, tự giới thiệu và được binh trưởng xem là con rễ tương lai “Nhưng có lẽđiều ông bất ngờ, ngoài sự mong đợi, khiến ông cảm
động suýt rơi nước mắt, là khi Sơn kính cẩn dâng lên ông bức thư của Thắm” [24; tr.288]. Sơn là một con người luôn hoạt động cá nhân, chỉ vì mục đích cảu bản thân mình. Khi binh trạm trưởng bị thương, Sơn đã lấy cắp giấy chứng thương “Sơn thò tay vào khuơ khoắng, lôi ra được mấy tờ giấy rời….Đó là những tờ chứng thương khống chỉ….Sơn nhón lấy một tờ và nhét vào ngực áo” [24; tr.298]. Khi Sơn thấy những tờ giấy đó “trái tim nện thình thịch, muốn vỡ cả lồng ngực, đau buốt như ai bóp lại” [24;
tr.295 - 296]. Đó là những tờ giấy dùng để chứng nhận những trường hợp hi sinh, hay bị thương thuộc con số mình quản lý. Nhưng Sơn lại bị thương nằm ở binh xã và ở đây anh đã tán tỉnh Suyền để được ghi chấn thương giả và lấy cho cái dấu để Sơn được xuất ngũ với tiêu chuẩn thương binh. Sơn nói với Suyền “Em đừng ghi trong bệnh án là bị sốt mà ghi là bị thương” [24; tr.331]. Sau 3 năm 8 tháng ở rừng, trong một binh trạm với những giấy tờ giả mạo, Sơn trở về địa phương trong tư cách là một thương binh và Đảng viên kết nạp tại mặt trận. Người ta tin tưởng và giao cho Sơn chức chủ nhiệm hợp tác xã, sau đó là bí thư Đảng ủy xã. Vài năm sau, Sơn được đề bạt làm trưởng phòng nông nghiệp Huyện. Nhưng không ai biết được, trong chiến tranh Sơn luôn sinh hoạt một mình vì lợi ích của cá nhân, anh có thể làm những việc không ai nghĩ đến. Sơn không chỉ tư lợi cho mình, khi xuất ngũ về làng, thấy vợ bạn trẻ đẹp,
anh tán tỉnh và ngủ với vợ của Thiện. Sơn đã an ủi Hòa “Tháng sau là em có quyết
định kết nạp. Chi bộ đã hoàn tất hồ sơ cho em rồi. Còn chuyện nớ cứ làm như lời anh dặn. Cứ nói rằng chuyện quá bất ngờ, con gái, chân yếu tay mềm không chống cự được!” [24; tr.380]. Khi Hòa có thai Sơn sợ ảnh hưởng đến đường tiến thân nên khuyên cô phá thai, khi không phá thai được, cô đã đổ vấy cho bố chồng. Nhưng Sơn không từ những thủ đoạn cá nhân nào để được ngồi vào cái ghế Bí thư Đảng ủy, tố cáo chuyện vụng trộm giữa ông Niệm và bà Thảo, trả đũa Loan bằng cách đẩy Loan xuống làm công việc trực giữ kho chuyên nghiệp. Đó là cách sinh hoạt và cũng là bản chất của Sơn trong cả thiên truyện. Khi nhìn nhận về chiến tranh Sơn cũng có một cách nhìn nhận khác mọi người, Sơn lại xem chiến tranh là nơi để mình thể hiện “một quái kiệt trong làng săn bắt đánh bẫy thú rừng và chim trời cá nước” [24; tr.282 -283], và
tìm cơ hội thoát khỏi những khó khăn, gian khổ của cuộc chiến “Với anh, chiến tranh là trò chơi của các bậc trên cao, của các đấng quyền uy. Chiến tranh mãi hao binh tổn tướng, chán, đến lúc cũng phải ngừng. Còn săn bắt, đánh bẩy thú rừng, đơm đón chim trời cá nước là trò chơi của anh, trò chơi không bao giờ biết chán!” [24; tr.282].
Không gian sinh hoạt cá nhân được khắc họa rõ nét qua từng nhân vật trong tiểu thuyết, không chỉ là là sinh hoạt cá nhân Sơn tư lợi, luôn làm mọi việc để được hưởng quyền lợi của mình. Bắt gặp lão Vạc, một ông nông dân có thói tư lợi, gian dối, ông “cày thưa, bừa dối”, là “con ma ăn đêm” “nhưng lão chỉ là gã ăn mãnh, chuyên ăn cắp của thiên nhiên trời đất, hoặc bươi cào vụng trộm của chung, của tập thể, chứ lão không gây tội ác.” [24; tr.102]. Đi đào khoai lão “lấy chân gạt thành một cái hố, bỏ
vào mấy độ một nồi, rồi lấp đất lại” [24; tr.102], đi bó lúa gặp cánh đồng trống trải
“lão làm rơi mỗi nơi một nắm lẩn trong rạ. Hôm sau sai con bưng rổ ra mót” [24; tr.102], có thửa ruộng có bờ bụi khuất lấp “lão đẩy vào bụi cả rộp lúa” [24; tr.102].
Được phân đi mổ bò, mổ lợn lão làm như máy, đến công đoạn làm lòng không ai làm, lão bưng rổ lòng đi làm dưới suối, không ai ngờ dưới rổ lại có “một khúc thịt mông sấn. Lão moi bùn chôn xuống, đêm đi thả trúm đem về luôn một thể” [24; tr.103], các
công việc sinh hoạt của lão từ những việc nhỏ nhặt nhất, có thể bớt sén được cái gì thì cứ bớt, dù chỉ là bữa cơm tập thể, ông ăn nhanh, nuốt trượt mấy cái những “cái mặt và cổ nổi gân đỏ tía, đôi mắt mở to trợn tròn, nước mắt trào ra, cái mũi ngừng thở” [24;
Bên cạnh không gian sinh hoạt sinh hoạt cá nhân về thói tư lợi, còn có một không gian sinh hoạt cá nhân hạnh phúc của nhân vật Xuyến khi trong đời mình có một người con trai lần đầu buông lời hẹn hò. Xuyến cảm thấy hạnh phúc khi ở rẫy Ba Nắng trở về nhà “Xuyến về nhà, mặt tươi rói, miệng khe khẽ hát một khúc trong bài ca hy vọng” [24; tr.76], sau khi tắm gội xong xuôi Xuyến “bận bộ đồ đen may kiểu chít co bằng vải phíp, nổi rõ những đường cong mềm mại trên cơ thể thiếu nữ. Vải đen, da trắng, Xuyến bước ngời ngời trong hoàng hôn” [24; tr.76], Đây là một thời gian huy
hoàng và hạnh phúc nhất trong cuộc đời Xuyến. Xuyến bước chân ra khỏi nhà không quên rẽ đường ngôi cho mái tóc vừa gội đang buông xỏa chờ khô….Và đôi môi đỏ tươi chợt cất một khúc trong bài ca mà cô hát lúc trở về “Từng đôi chim bay đi, tiếng ca rộn ràng. Cánh chim xao xuyến gió mùa xuân…” [24; tr.76 – 77]. Không gian sinh
hoạt của Xuyến thể hiện một con người có tâm hồn trong sáng, có những những giây phút hạnh phúc dù đó chỉ ngắn ngủi.
Mỗi một cá nhân có một cách sinh hoạt khác nhau, trong từng hoàn cảnh và môi trường sống. Ông Duẩn chọn cho mình một cách sinh hoạt khác Sơn và Xuyến. Ông giáo Duẩn một con người kết tinh những nhân phẩm của đức cao đạo trọng, nhưng theo mưu kế của Sơn, Hòa đã dụ ông Duẩn, bố chồng của mình, thầy giáo cũ của Sơn, ăn nằm với mình một lần và sau đó vu oan giá họa, cái thai trong bụng mình là tác phẩm vô đạo đức của bố chồng. Vì mắc bẫy, ông Duẩn quá nhục nhã đã bỏ làng, bỏ xóm phải đi lang thang, nhờ bom đạn Mỹ phi tang cái xác chết của mình, nhưng mãi không thành. Ông Duẩn luôn tìm cho mình một cái không gian sinh hoạt cô đơn, luôn tìm đến cái chết, ông đến gầm cầu Chánh Hòa nơi trọng điểm đánh bom của địch, “ông
Duẩn vẫn đứng trơ như trời trồng, trên một rọ đá cao ngay giữa ngầm. Hai chân ông dạng ra lấy thế vững vàng sao cho không bị bom hất đổ trước khi mảnh nó xé xác ông ra từng mảnh” [24; tr.390], ông Duẩn tìm cho mình một cái chết không còn thấy xác,
nhưng bom đạn không vẫn bắn không trúng ông, vậy một lần nữa ông lại đến vùng thị xã Đồng Hới để tìm đến cái chết. Ông biết đó là quả bom bi chưa nổ, một tính toán rất nhanh thoáng qua đầu “Ông chộp ngay quả bom và chạy ra xa….Ông giả vờ luống cuống rồi đổ sấp xuống và nhắm mắt lại, chờ quả bom hất tung, khoét toang lồng ngực của ông…” [24; tr.400] rồi ông được anh bộ đội cứu “Bọ dũng cảm thiệt! Anh ta nói
đầy khâm phục” [24; tr.400]. Những cái chết vẫn chưa đến với ông Duẩn, dù ông mấy
Ông Duẩn không muốn sinh hoạt trong tập thể, vì ông có thể bị phát hiện ra, và ông lại đến bến phà Quán Hàu, ông luôn chọn cho mình cái không gian sinh hoạt trên chiến trường, những cái chết luôn rình rập. Đã mấy tháng qua ông hết trọng điểm này đến túi bom khác, lên đây ông đã lao vào vác đạn cho tổ dân quân, ông đã bắn máy bay địch bốc lửa, và sự kiện đó đã làm cho ông nổi tiếng, có nhà báo hỏi, muốn nhận ngay mặt người anh hùng, ông dựng tóc gáy, liền lủi theo đường hào chuồn thẳng. Ông tìm cho mình một vùng đất mới mà không ai biết mình là ai. Ông chọn một vùng đất mới đó là nông trường Lệ Giang. Ông được người dân nông trường nuôi, lên đây ông lại có một không gian sinh hoạt trong một căn nhà với việc dạy học cho bọn trẻ trong nông trường, nhưng sau mỗi buổi học, “ông dặn chúng không được nói với ai, nhất là với bố mẹ, và không quên dùng chổi xóa sạch dấu vết còn lại trên nền nhà” [24; tr.450].
Không gian sinh hoạt của ông Duẩn được chật hẹp trong một phạm vi rất nhỏ, ông không muốn mọi người biết mình, khi lên nông trường mọi người chỉ gọi là thầy Thiện. Trước nguy cơ bị lộ tung tích ông nghĩ cách bỏ trốn “sớm mai khi vợ chồng Ngật đi làm sớm, thừa lúc lũ trẻ tập viết, ông lấy cớđi đâu đó một chốc, rồi đi thẳng”
[24; tr.455], nhưng cuối cùng ông Duẩn cũng không đi được và ông đành ở lại sinh hoạt trong ngôi nhà của Ngật, ông dạy học cho trẻ em ở đây, ông thấy hạnh phúc. Dường như ông luôn chọn cho mình một cách sinh hoạt thầm kín, ông đã toan tính được cái chết của mình. Không gian sinh hoạt của ông Duẩn, đúng chuẩn mực của một thầy giáo, nhưng ông tìm những cách sống âm thầm, kín đáo, lặng lẽ trong một không gian nhỏ bé của một vùng đất nào.
Không gian sinh hoạt cá nhân trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương còng được thể hiện ở trận quyết đấu của Thiện và Sơn ở vực Long Vương. Trước khi lên đường vào Đại học, trở lại con đường học hành sau chiến tranh, Thiện đã tìm hiểu và vạch mặt chỉ trán Sơn, nguyên bạn học một lớp, cùng lên đường làm nghĩa vụ quân sự một đợt với anh, nhưng là kẻ mánh lới, cơ hội, ích kỷ, tìm cách để “chiếm đoạt” công danh. Chính Sơn là thủ phạm gây ra những tội lỗi trong gia đình Thiện. Cuộc quyết đấu của Sơn và Thiện trên vực Long Vương hoang vắng của vùng đất Đại Hòa, “đây được coi là cái cổ dạ dày. Dưới chân thác nước là một cái vực sâu thẳm phình ra như cái dạ dày khổng lồ mà bờ cong lớn xoáy hẳn vào bờđá tạo thành cái vịnh nước xanh như giữa đại dương.” [24; tr.565], nhưng chính ở nơi nguy hiểm này Thiện và Sơn phải giải quyết những mâu thuẫn cá nhân. Hai bên đánh nhau đều để
lại cho nhau những thương tích sầm sẩy mặt mày “Bốp! Sơn kíp đứng dậy, lao đến
đấm vào mặt Thiện một quảđấm vãi đom đóm. Thiện loạng choạng, hỉ ra một bãi mũi màu đỏ” [24; tr 567], “Thiện đấm Sơn đã rơi vào thái dương khiến hắn choáng váng bổ sấp xuống” [24; tr.570]. Không gian sinh hoạt cá nhân của Thiện và Sơn là một không gian rộng lớn, đầy nguy hiểm của vực Long Vương. Nhưng cái chết của Sơn vì tai nạn giao thông Thiện lại cho rằng vì mình đấm vào mắt Sơn nên Sơn căn đường không được chuẩn và đâm vào cọc tiêu. Thiện ôm bạn mà khóc. Đã dằng dặc đau đớn và giận, thế mà giờ đây, nước măt Thiện như một trận mưa rào xóa sạch tất cả. Hình ảnh đó đã tôn lên giá trị nhân văn trong một con người mặc áo lính.
Không gian sinh hoạt cá nhân của tiểu thuyết Chân trời mùa hạ, thông qua không gian đó thấy rõ bản chất cá nhân của mỗi nhân vật, mỗi cá nhân đều chọn cho mình một không gian cá nhân với những cung bậc khác nhau.
Không gian sinh hoạt trong trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương là một không gian đặc sắc được xuất hiện đậm đặc. Nó đã góp phần làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Từ không gian này tác giả vừa cho chúng ta thấu hiểu từng không gian sinh hoạt của gia đình, cá nhân, xã hội, vừa tạo điều kiện cho người đọc tiếp cận với nhân vật một cách gần nhất, rõ nét nhất và cũng nhân bản nhất. Từ cái nhìn chân thật mang đậm dấu vùng quê đầy khói lửa và cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt, Hữu Phương đã tạo nên một không gian mang sắc thái riêng tiểu thuyết