6. Cấu trúc khóa luận
3.1.3 Không gian trú ẩn và dục vọng bản năng
Đây là một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta nói chung và người dân miền Trung nói riêng. Kẻ thù lúc này của chúng ta là một đế quốc hùng mạnh với những trang thiết bị tối tân nhất. Chúng đã trút xuống nơi đây hàng chục, hàng ngàn loại bom khác nhau đã tạo nên một cảnh tượng ghê rợn. Mặt đất đang ngày đêm phải hứng chịu sự tàn phá của bom Mĩ, phải chống chọi với vô vàn những thứ vũ khí độc hại. Hình như không lúc nào ngớt tiếng bom rơi và máy bay thì không lúc nào ngừng gầm rú trên nền trời đen đặc mây mù vì bom đạn. Ai cũng biết, chiến hào là “vật tĩnh”, là phương tiện phòng hộ. Dĩ nhiên, trước khi giao chiến, những người dân đang phải sống trong bom đạn cũng phải sinh sống và làm việc trong hầm hào. Gần mười năm quân dân Đại Hòa cũng như mọi miền quê ở Quảng Bình đều phải nằm hầm. Mọi sinh hoạt đều chuyển về dưới hầm tất cả, bàn phương án tác chiến, “đánh máy bay, đánh biệt kích làm thủy lợi, trồng khoai, trồng lúa đều làm việc dưới hầm. Đến cả chuyện yêu đương đều xảy ra dưới hầm. Đâu đâu cũng có hầm, có hào với nhiều chủng loại, chức năng khác nhau. Hầm để ở, hầm trạm xá, hầm hợp tác xã mua bán, hầm bệnh viện, hầm trường học, hầm nhà trẻ, hầm để chăn nuôi, hầm để thóc gạo… và còn cả hầm dự trữ… Từ chỗ làm hầm để phòng xa đến lúc cái hầm là nơi ẩn nấp, nơi ở, nơi làm việc. Mỗi gia đình không chỉ có một hầm mà là cả một hệ thống liên hoàn. Ban đầu, mỗi cái hầm là một nơi ẩn nấp khép kín của mỗi gia đình, dần dần nó mở ra nối liền với hệ thống hầm hào với những căn hầm khác “Hầm Thiện cách hầm Cẩm độ trăm mét” [24; tr.98]. Để đối phó với sự tàn bạo của kẻ thù, với tinh thần
“tất cả cho tiền tuyến”, “tất cả để đánh thắng”, “một tấc không đi một li không rời”, quân và dân Đại Hòa đã họp bàn tập trung lực lượng vật chất và tinh thần nhằm giành những thắng lợi quyết định ở chiến trường, hỗ trợ cho việc đau tranh trên bàn đàm
phán ở hội nghị Pari. “Đêm không ai bảo ai đều thức trước cửa hầm bàn chuyện chuẩn bị lên đường gấp cho một số thanh niên trúng tuyển” [24; tr.155]. Cổ kim đông
tây, chưa bao giờ xem chiến hào là vũ khí tiến công. Mà đào, giao thông hào để phòng ngự là chính. Nhưng trong những căn hầm kia cũng đã đưa đến cho những thanh niên có một tình yêu trong sáng của mình. Khi Thiện và Cẩm cùng vào mặt trận lúc đó chiếc F4H chợt nhiên xuất hiện và kéo theo nó là những âm thanh rẽ gió nghe loác xoác trong mây. Khi nghe tiếng Sơn hô “Tất cả tản ra, tìm nơi trú ẩn” thì lúc này
Cẩm “cho anh nắm tay kéo xuống một đoạn hào ngoằn ngoèo dẫn vào một lô cốt bỏ
trống” tại đây “bất thần , tiếng rít như bão đập vào mép cửa, và kế đó là tiếng bom giội, giật rung lòng đất. Trong cái đà ấy Cẩm xô người ôm lấy Thiện, gục đầu vào ngực anh, vẻ như sợ hãi. Anh đã quàng tay ôm lấy vai Cẩm, chở che. Đấy là lần đầu tiên hai đứa va chạm thân xác. Không còn nghe tiếng bom vì tiếng tim giội vang lồng ngực” [24; tr.17]. Chiến tranh loạn lạc nhà nhà đều là nơi trú ẩn của những người dân,
khi nghe tiếng kẻng báo động mọi người phải tự tìm cho mình một căn hầm trú ẩn, trên nền trời, qua ánh sáng sáng lấp lóa có thể thấy những chiếc máy bay cánh bằng quần đảo xác định mục tiêu. Có nhiều người thét xuống hầm “Thiện lao vào cái hầm phía đông nhà Cẩm, vừa gặp bà Thảo ngay trước cửa. Bà Thảo chỉ anh sang căn hầm phái Tây. Không kịp suy nghĩ anh chạy theo hàng sắn, rúc đầu xuống cái cửa hình thang ba bề khép ván” [24; tr.41]. Nhưng chính nơi những căn hầm trú ẩn Thiện đã gặp Hòa và sau này hai người đã thành vợ chồng. Thiện đang mải mê trước những khu vườn yên tĩnh. Khi những chiếc máy bay phát hiện được đối tượng, thì những tiếng kẻng báo động càng dồn dập, càng khẩn cấp “Anh vội vàng chui vào căn hầm chữ A cạnh gốc cây mít và ngồi sấp mặt xuống. Tức thì tiếng bom nổ giội giật, đất hầm rơi xuống đầu, xuống cổ” [24; tr.142]. khi máy bay ném bom Thiện đã tình cờ chui vào
căn hầm của Hòa, khi nàng muốn ra khỏi căn hầm “Thiện lùi ra một quãng, nhưng đến cửa hầm chữ L, anh đứng chăn lại. Ánh sáng ngoài trời càng làm cho Thiện mê mẩn. Rõ ràng là cô nàng không phải là gái nông thôn. Khuôn mặt trái xoan hơi bầu, cái mũi cao và thẳng, ước da trắng, trắng từ cổ đến đôi bàn tay. Mái tóc dày và dài phủ đôi mông tròn. Nàng bận chiếc áo tím màu hoa cà đã cũ, nhưng đường nét cơ thể tuyệt
đẹp cứ hằn lên dưới vần áo” [24; tr.143] cũng chính nơi đây tình yêu giữa Hòa và Thiện chớm nở. Chợt nhiên, tiếng kẻng báo động dồn đập “Hòa đã kéo Thiện xuống hầm, tay hai người vẫn không rời nhau. Mặc kệ máy bay quần trên đầu, Thiện kéo
người Hòa về phía mình và đặt nụ hôn nồng nàn lên môi nàng” [24; tr.144]. Nhưng
đây cũng là nụ hôn định mệnh, của cuộc đời anh. Nhưng khi Thiện từ thao trường về thăm nhà được một đêm, để ngày sau ra trận, căn hầm của Hòa và Thiện “dưới hầm tình cảm nồng nàn của đôi vợ chồng mới cưới sau thời gian xa cách giờ gặp lại, đã cuốn hai người vào đỉnh điểm của hạnh phúc. Môi cắn môi, mắt dán mắt, hai cơ thể
nóng rực xoắn lấy nhau” [24; tr.246] Chiến tranh đang quần phá làng Đại Hòa, không
gian dưới những ngôi hầm là nơi thích hợp cho mọi hoạt động, sinh hoạt để tránh địch phát hiện. Đám cưới của Thiện và Hòa cũng được diễn ra tại dưới căn hầm của hợp tác xã “Căn hầm dừng làm trụ sở của hợp tác xã có chiều dài độ bốn mét chia làm bốn vì, chiều rộng độ ba mét, bốn bề thưng ván, bên ngoài đỗ đất giày như một cái lũy cao quá đầu người. Bên trên cũng lướt ván và đõ đất dày có thể chịu được bom bi và rốc két. Nhà hầm có hai cửa thông ra ngoài hình chữ Z để phòng khi máy bay phóng rốc két vào cửa hầm, thì người trong hầm vẫn bình an. Cửa vừa đủ cho một người đi thong thả, được thông với hai đường hào chạy dọc theo hai hướng ngoằn ngoèo ra các trục đường” [24; tr.149]. Trước tình hình chiến tranh đang diễn ra, để đảm bảo cho cuộc chiến đấu, bảo vệ được tính mạng, tài sản cũng như đời sống của nhân dân, vấn đề phòng tránh được đặt lên hàng đầu. Đảng ủy Đại Hòa, và người dân nơi đây đã đào hào chạy theo nhưng hướng khác nhau để ra những nẻo đường khi địch ném bom xuống những căn hầm.
Các ngôi trường từ những ngày chiến tranh ác liệt cũng được xây dựng thành những căn hầm, làm nơi học của bọn trẻ, trường cấp một xã phải tách thành hai, đặt hai khu vực để tiện học sinh đi lại. “Một ngôi trường đặt ở phía tây đường sắt, dưới chân đồi Cồn Trụm, sát làng với ông Duẩn ở. Trường gồm nhiều phòng học nửa nổi, nửa chìm, đành rời nhau, độ năm, ba chục mét, mái lợp tranh, có sàn chống bom bi. Mỗi phòng học có bốn cửa thông với bốn hầm trú ẩn chắc chắn. Đường đến các lớp học là những giao thông hào sâu vượt đầu trẻ em” [24; tr. 44]. Dù bom đạn có tàn
phá đến đâu thì người dân Đại Hòa cũng tìm cách để cho con em được đến trường, để học cái chữ, học con số…
Công việc sản xuất của người dân Đại Hòa cũng diễn ra dưới những ngách hào, hầm “Mặt trời còn độ cây sào, từ các ngách hào lố nhố từng tốp thanh niên nam nữ
cuốc thuổng, quang sọt, cáng ki lên đường” [24; tr.54]. “Trong các bờ hào, các hầm trú ẩn, mặt đất cũng nảy lên hàng trăm lần tương ứng. Những chiếc hầm làm vội cho
bộ phận khôi phục trạm bơm Phúc Tự bị rung giật giữ dội; có cái đất trụt từng mảng lớn” [24; tr.60]. Những căn hầm của chỉ huy cũng bị hai chiếc F105 lao tới, cắt xuống
hai loạt bom sát thương. “Mặt đất nẩy lên bần bật, đất đá văng tung tóc trong ánh chớp xô giật dữ dội” [24; tr.295], căn hầm của ông Nghĩa bị trúng bom “Ngôi nhà hầm bị phạt mất một mái, cột kèo xiêu vẹo; góc tường đất có cửa thông vào hầm trú ẩn bị
lấp vùi” [24; tr.295] Nhưng trước sự đánh phá của địch đảng ủy cũng đã họ khẩn cấp
khẩn trương phương án tác chiến để chống lại sự tàn phá của kẻ địch “một bộ phận nhân lực, vật lực được vận chuyển qua năm, bảy cây số cát, bí mật làm những chiếc hầm như những cái hang quay mặt ra biển, nằm rải rác cách nhau trên dưới trăm mét. Trên nóc hầm và xung quanh, trồng cây dứa dại để ngụy trang” [24; tr.84]. Hầm hào
cũng là những ngôi nhà của người dân vì ở đó có biết bao niềm vui, nỗi buồn, cũng chính đó là nơi trú ẩn an toàn cho người dân, Ông Thảo là một nông dân sơ tiếng máy bay, khi ông đang cuốc đất mồ hôi nhễ nhại nghe tiếng máy bay “ông bỏ cuốc lao xuống hầm” [24; tr. 256], ông thường thấy những vầng sáng mờ nhạt hắt phía sau cửa
hầm, ông định ra giếng rửa tay, nghe tiếng máy bay rất gần nên ông không ra mà chỉ trong hầm.
Những căn hầm cũng được mọi người xây dựng làm nơi cứu thương cho những bệnh nhân “Ông Duẩn thuộc bệnh nhân nặng, được nhanh chóng dẫn theo một lối hào
đến ngôi nhà hầm mới làm, Loan ước độ mươi mét. Ở đây chưa có bệnh nhân nào. Người ta đưa đến một tấm ván nằm, chân kê cao ngang thắt lưng người lớn, đặt ngay chính giữa căn phòng, và trải lên đó tấm vải xanh, trông như cái bàn bóng bàn” [24;
tr. 272 – 273].
Những con đường “qua ngầm bị bom nổ chậm phong tỏa, những người qua đây
đêm qua phải tỏa vào làng nghỉ chân, chờ giao liên tìm lối khác vượt sông” [24; tr.109], những con đường ngầm, hầm hào bom nổ chậm phong tỏa, thì công việc sản xuất cũng như ngưng trễ, nhưng cần phải có phương án tác chiến. Phong đã được mời về để phá bom nổ chậm, cái khối chết chóc đang rình rập người lính, nhưng Phong đã ý thức được tầm quan trọng của việc gỡ bom nổ chậm kịp thời vì “Nếu chờ thêm người do trên cử về, thì biết bao giờ mới thông đường. Trong khi chỉ cần vài ngày
đường tắc, xe cộ, hàng hóa, súng đạn ứ lại trọng điểm này, kẻđịch phát hiện sử dụng B52 xuống đây, thì thiệt hại chưa biết đến mức nào” [24; tr.112]. Một mình anh phải
thông báo cô thở phào, ghi chép vào sổ trực. Sáng ngày hôm sau việc phá bom cũng diễn ra thuận lợi, Phong được sự giúp sức của xã đội trưởng Kháng và một số dân quân, đã kích nổ cho ba trái bom ở xa. “Sau tiếng nổ dữ dội một chùm mấy quả bom, Cẩm nhận được điện thoại của Phong thông báo rằng đường đã được thông, đêm nay người, xe đã có thể qua gầm Chánh Hòa một cách bình thường” [24; tr. 128], nhưng
đây cũng là cuộc gọi điện cuối cùng của Phong, giờ mới ba giờ chiều anh sẽ giải quyết xong quả bom cuối cùng, những cái chết đã cận kề với anh. Trên các "tọa độ lửa" của các "cung đường tử thần", bom địch đủ các loại thả dày như rải thảm. Cả ngày lẫn đêm, tất cả các đơn vị và Phong đã căng hết sức ra mặt đường, hầm hào để phá bom, san đường, thông xe cho những chuyến xe bộ đội chở quân lương, vũ khí đạn dược kịp ra tiền tuyến, hiểm họa luôn luôn rình rập. Trong nỗ lực gỡ mìn phá bom thông đường, Phong đã anh dũng hy sinh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biểu dương tinh thần của nhân dân Quảng Bình trong chiến đấu: “Ở Quảng Bình, do đi theo đường lối quần chúng mà nhân dân đào được hàng nghìn cây số hào, hàng chục vạn hầm. Cho nên việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt. Các đồng chí ở Quảng Bình nói rất đúng:
“Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dân liệu cũng xong”.
Đối với Quảng Bình nói chung và làng Đại Hòa nói riêng trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ diễn ra hết sức ác liệt, nơi được mệnh danh là “túi bom”, “tọa độ
lửa”... nhưng với sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong công tác phòng tránh, sơ tán
nên đã hạn chế được thiệt hại về người và tài sản. Thực tiễn cuộc chiến tranh đã có nhiều sáng kiến trong công tác phòng tránh. Ở nhiều địa phương, nhất là ở những vùng địch đánh phá ác liệt như làng Đại Hòa, ngoài những kinh nghiệm cụ thể về đào hào, làm hầm, ngụy trang... nhân dân còn nắm được quy luật hoạt động của địch, có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức sản xuất, sinh hoạt thích hợp với thời chiến, tránh được những tổn thất do địch gây ra, đảm bảo trong tình huống nào cũng bám ruộng, bám biển để sản xuất, chiến đấu lâu dài.