Sinh hoạt xã hội

Một phần của tài liệu Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết chân trời mùa hạ của hữu phương (Trang 59 - 63)

6. Cấu trúc khóa luận

3.3.1 Sinh hoạt xã hội

Sinh hoạt xã hội được hiểu là những hoạt động thuộc về đời sống hàng ngày của một cộng đồng người, bao gồm những hoạt động chia sẻ các giá trị sống, các hoạt động văn hóa. Không gian sinh hoạt xã hội được hiểu theo cùng một nghĩa, và các hoạt động thuộc về sinh hoạt cộng đồng.

Trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương Sinh hoạt trong chi đoàn thanh niên Đại Hòa nhằm “báo cáo những nét diễn biến chính về tình hình chiến trường và tình hình trong tỉnh, trong huyện, trong xã, những khó khăn mà Đại Hòa phải đương đầu trước mắt, về quyết tâm tạo nguồn nước tại chỗ thay nguồn nước Đá Mài bị bom triệt phá để cấy và gieo vãi hết diện tích.” [24; tr 50]. Thanh niên là rường

cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thanh niên là lớp người có hoài bão, ước mơ, giàu nghị lực, khát khao với lý tưởng cao đẹp, ham hiểu biết, thích khám phá, luôn muốn khẳng định mình, dám xả thân vì nghĩa lớn. Cho nên họp chi đoàn thanh niên đột xuất nhằm định hướng cho thanh niên nắm được tình hình của xã hội lúc bấy giờ để có những biện pháp, cách thức khắc phục những khó khăn của làng lúc bấy giờ. Để thế hệ trẻ thanh niên Đại Hòa xác định rõ mục tiêu của đất nước đang nằm trong hòan cảnh chiến tranh ác liệt. Đồng thời chị Loan bên xã đoàn cũng về tham dự “Chị tuyên bố bổ sung vào các chi đoàn một số thanh niên vừa tốt nghiệp phổ thông không vào đại học, tình nguyện trở lại quê hương chiến đấu.” [24; tr. 50]. Những thanh niên đã tạm gác con

đường học hành của mình để tham gia vào chiến trường, tinh thần xung kích không ngại khó khăn gian khổ của thanh niên Đại Hòa trước sự tấn công của các thế lực thù địch vào tất cả các lĩnh vực đời sống vật chất, tinh thần. Đặc biệt tuổi trẻ, là những thách thức không nhỏ đối với lực lượng thanh niên xã Đại Hòa nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung. Các thanh niên đã được bổ sung vào các khẩu đội, làm các nhiệm vụ khác nhau “Chị Loan tuyên bố bổ sung Sơn, Xuyến vào khẩu đội trực chiến 12 ly 7

ở rẫy Ba Nắng; Thiện, Phượng, Toản vào đơn vị khôi phục trạm bơm Phúc Tự; Cẩm, Kiên vào đơn vị trực ứng cứu ngầm Chánh Hòa. Số còn lại cùng các đội sản xuất mở

mũi tiến công vào đào ao lấy nước cho gieo cấy vụ hè thu sắp đến. Ai nấy nhất là số

thanh niên vừa mới trở về, đều phấn khởi vì mình đang thực sự bước vào cuộc chiến

nhiều đoàn viên trong công việc ngăn chặn biển lửa bom đạn vào đêm qua, cứu nhiều ngôi nhà, người và gia súc không bị chết cháy. Đồng thời chỉnh đốn, ấn định lại tư tưởng và phê bình những thanh niên chưa phát huy hết khả năng tinh thần chiến đấu của mình. Trong không gian sinh hoạt họp chi đoàn của thanh niên Đại Hòa thể hiện một không gian nhỏ bé của căn phòng, nhưng chính ở đây tinh thần chiến đấu của thanh niên được thể hiện rõ qua việc ngăn chặn biển lửa, và rời ghế nhà trường tham gia vào chiến trường. Một tinh thần chống giặc quyết liệt, quyết tâm đánh đổ kẻ thù xâm lược.

Quan hệ sinh hoạt xã hội gắn với cá nhân, mọi cá nhân đều gắn vào xã hội. Sinh hoạt của người dân làng Nam Phúc với đám cưới của Thiện và Hòa, được diễn ra ở dưới căn hầm hợp tác xã, trong một không gian chật hẹp, nhưng không gian sinh hoạt của người dân làng Nam Phúc khá đông vui. Đám cưới được đoàn thanh niên đứng ra tổ chức, công tác chuẩn bị được tiến hành, cảnh sinh hoạt của người dân trong làng Nam Phúc nhôn nhịp, đông vui hẳn lên. “Cửa hàng mua bán xã ưu tiên bán cho một túp thuốc lá Tam Đảo, hai lít rượi dâu và một cân kẹo của xí nghiệp bánh kẹo tỉnh, theo giấy giới thiệu của ông Niệm” [24; tr. 149]. Người phục vụ đám cưới chu đáo tận

tình, nhưng người tích cực nhất là Sơn “bày biện kẹo bánh, thuốc rượu ra hai dãy bàn song song ngồi vây lưng lại, mỗi dãy đặt mấy ấm tích nước chè xanh” [24; tr 149]…. Phía dưới cùng là một câu quen thuộc thường thấy ở mọi đám cưới thời bấy giờ, được cắt bằng chữ in chân phương: “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”. Vế bên trái ghi: “Hạnh phúc non sông, hạnh phúc nhà”. Bên phải ghi “Thắm tình non nước, thắm tình ta”. Sinh hoạt của người dân làng Nam Phúc cũng như của Sơn thấy cảnh sinh hoạt

rộn ràng cho một đám cưới diễn ra đặc biệt hơn mọi đám cưới trong thời chiến. Sinh hoạt xã hội có đông đủ các thành phần tham gia, bài phát biểu dặn dò của Bí thư Đảng ủy xã, nhắc nhở và giao nhiệm vụ cho đôi bạn trẻ sau khi cưới và phát biểu của hai gia đình, mẹ Hòa nói “bà rất tự hào vì có một chàng rể là người lính sắp ra chiến trường”

[24; tr.151]. Cảnh sinh hoạt thật nhộn nhịp, đầm ấm với “đám thanh nữ xung phong đứng lên hát mấy bài ca ưa thích đang thịnh hành: “Đường cày đảm đang”, “Thanh niên ba sẵn sàng”…Khi ban tổ chức tuyên bố: “Mời hôn trường ăn kẹo, hút thuốc, uống rượu mừng cô dâu chú rễ”, thì trên bàn chẳng còn gì nữa, ngoài mấy bộ chén và

Sinh hoạt xã hội trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ cũng được khắc họa qua những lần họp của làng Đại Hòa. Cuộc họp đột xuất của đảng ủy xã về việc sửa chữa đập chắn Đá Mài, để kịp thời cung cấp nước tưới cho vượn lúa, nhưng huyện ủy cho rằng việc sửa đập Đá Mài không thể diễn ra nhanh chóng được vì “Bởi huy động một khối lượng sắt, thép, xi măng khổng lồ trong chiến tranh là điều bất khả kháng” và “sửa chữa xong không chóng thì chầy cũng trở thành mục tiêu cho lũ giặc trời đánh phá” [24; tr.31]. Vì vậy sinh hoạt họp đảng ủy để tìm ra phương án tối ưu cho việc sửa

chữa đập Đá Mài, nhưng trong buổi sinh hoạt đó Đảng bộ Đại Hòa đã phát huy được trí tuệ tập thể và sức mạnh tập thể của nhân dân, kết quả của buổi sinh hoạt Đảng ủy đã thống nhất được một số loạt các giải pháp chống hạn “Một là khôi phục lại Trạm bơm Chánh Hòa với công suất mười máy có trước khi có đập Đá Mài, đủ cấy cho các cánh đồng phía đông và phía tây đường hỏa xa của làng Phúc Tự. Hai là đào thêm các ao đã có sẵn tại Bàu Séo, Bàn Xá, Bàu Hướng, Bàu Đình, Bàu Mưng, Bàu Biền…. Ba là, xẻ các trộ hai bờ Bàu Lài, Bàn Dài để sử dụng các loại gàu, xe đạp nước, đưa nước lên cho các cánh ruộng Đồng Máng, Đồng Rộôc” [24; tr. 33 – 34]. Buổi sinh hoạt đảng ủy diễn ra trong không gian căng thẳng khi mọi người phải tập trung tìm ra các phương án sửa chữa đập Đá Mài để đáp ứng nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt trong làng.

Sinh hoạt Đảng ủy chạy suốt chiều dài của tiểu thuyết Hữu Phương, Đảng ủy đã họp khẩn, triển khai phương án tác chiến, mọi người dân đã tìm ra những phương án phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh đang còn tàn phá nặng nề, nhưng cuối cùng cũng đi đến giải pháp “Chọn một lực lượng thanh niên trẻ, trang bị đầy đủ, chiều tối bí mật vận động ra canh phòng mặt biển, sớm hôm sau lại bí mật trở về, không được để lộ

dấu vết. Trong khi cờ bộ phận xây dựng công sự, ai đnag ở bộ phận nào thì tiếp tục làm việc ở bộ phận đó”. [24; tr. 84].

Sau khi Sơn từ chiến trường quay trở về làng ngay hôm sau ông Niệm lại triệu tập đảng ủy họp bất thường. Cuộc họp đảng ủy bất thường để tìm ra chủ nhiệm mới cho hợp tác xã, đương lúc chủ nhiệm Toản hi sinh, chưa tìm được người thay thế, thì Sơn trở về. Sơn gần như đáp ứng mọi tiêu chuẩn của Đảng ủy đưa ra “Là thanh niên

trai tráng, học thức cao, được tôi luyện qua chiến trường, có thành tích trong chiến

đấu, được kết nạp Đảng ngoài mặt trận, lại hiểu tính nết đồng đất quê nhà….Chỉ có chút băn khoăn là vấn đề kinh nghiệm lãnh đạo trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng

điều này sẻđược bồi đắp bổ sung dần dần qua hoạt động thực tiễn” [24; tr.337]. Vấn đề

ông Niệm đưa ra đều được mọi người thông qua. Niềm vui, sự phấn khởi của người dân khi tìm ra một chủ nhiệm hợp tác xã vừa trẻ tuổi, vừa có nhiều đóng góp cho quê nhà, niềm vui hân hoan của mọi người như lấn át đi cái không khí chiến tranh trên trận địa.

Họp Đảng ủy nhằm tuyên dương những cá nhân, tập thể có thành tích đồng thời phê bình những hành vi tiêu cực trong làng, xã. Trước ngày Đại hội Đảng bộ xã Đại Hòa đã có những tờ đơn tố cáo gửi lên Đảng ủy “Ngày hôm trước là đơn của Sơn tố

cáo ông Niệm và bà Thiệp hủ hóa dưới hào giao thông ởđồi Cồn Trụm; ông Niệm còn coi việc làm bí thư đảng ủy là “chuyện vặt”. Ngày hôm sau là đơn của Loan tố cáo Sơn quan hệ bất chính với Hòa, có thai rồi đổ vấy cho ông Duẫn; Sơn còn là thủ phạm của vụ dùng mặt nạ trùm đầu định làm nhục Cẩm ở nghĩa địa Ba Nắng cách đây năm năm” [24; tr.464]. Hai cái đơn tố cáo làm cho mọi người ngỡ ngàng, choáng váng, lo lắng cho tương lai của làng Đại Hòa “Nhưng sự việc thế này khiến cho ông vô cùng lo lắng, bởi Đảng bộĐại Hòa rất dễ rơi vào cơn khủng hoảng” [24; tr.464]. Không khí

sinh hoạt của người dân Đại Hòa lúc này căng thẳng, hồi hộp đợi chờ kết luận của ủy ban kiểm tra đảng ủy khẩn trương vào cuộc, nhưng đợi chờ kết quả là cả hai trường hợp trên đều không đủ căn cứ kết luận. Trường hợp của Sơn khi hỏi Hòa, vì sao lại ghi tên Sơn vào bệnh án, Hòa trả lời “Tôi không còn cha mẹ; cha mẹđã từ tôi. Tôi chỉ còn hợp tác xã là nhà, vì vậy đồng chí chủ nhiệm có vai trò như chủ nhà” [24; tr.465]. Trường hợp của ông Niệm, người ta hỏi bà Thiệp “Đêm đó hai anh chị có ngồi dưới hào ở Cồn Trụm không?” “Có! Chúng tôi đang thời kì tìm hiểu. Sẽ báo cáo tổ chức khi điều kiện chín muồi” “Sao không tìm hiểu ở nhà, hay trên mặt đất, mà ngồi dưới hào?”. “Ở nhà còn có con cái. Ngồi trên mặt đất sợ bom đạn”. Đồng chí Niệm nói làm bí thư đảng ủy là chuyện vặt đúng không?”. “Không đúng! Đồng chí ấy nói mình

đã già. Chiến tranh phá hoại của địch đã kết thúc. Đã đến lúc xin nghỉ; việc rút lui khỏi chức vụ là nhẹ nhàng, như làm một việc vặt”. Buổi sinh hoạt của Đại hội đảng bộ

xã Đại Hòa, thật sôi nổi, và không kém phần gay cấn trước những câu hỏi của đảng ủy cũng như câu trả lời của Hòa và bà Thiệp.

Không gian sinh hoạt xã hội trong tiểu thuyết Chân trời màu hạ của Hữu Phương dường như được diễn ra trong các buổi tham gia sinh hoạt tập thể, họp đảng ủy, họp đoàn thanh niên, đám cưới của Thiện và Hòa. Nhờ những buổi sinh hoạt xã hội này

mọi người có thể hòa đồng, gần gũi, hiểu thêm về con người cũng như cuộc sống sinh hoạt trên mảnh đất quê hương của mình.

Một phần của tài liệu Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết chân trời mùa hạ của hữu phương (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)