6. Cấu trúc khóa luận
3.1.2 Không gian ý chí và khát vọng giải phóng
Thao trường là nơi huấn luyện người lính, nâng cao sức bền về thể lực và tinh thần của người lính. Đây là một yêu cầu có vị trí hàng đầu, quan trọng, quyết định đến khả năng cơ động, sẵn sàng chiến đấu hoàn thành nhiệm vụ của một lính trong chiến đấu.
Không gian trên thao trường đầy nắng và gió của một vùng đất miền Trung, với những khó khăn, gian khổ những thanh niên của làng Đại Hòa luôn thể hiện được bản lĩnh, phẩm chất của bộ đội Cụ Hồ.
Một trong những mục tiêu huấn luyện cần đạt được là phải gắn thao trường với chiến trường, đưa bộ đội về sát với thực tế chiến đấu. Gắn bó với đời sống nhân dân, gần gũi, giúp đỡ người dân.
Trên thao trường tập luyện của các chiến sĩ là những điều kiện khó khăn, gian khổ, khắc nghiệt của vùng quê nhỏ bé “Tiểu đội Sơn đóng quân trong mấy ngôi nhà của một xóm nhỏ miền sơn cước, nép dưới những tán cọ xanh và đồi chè trồng tự hồi nào, cây cao vượt mái nhà” [24; tr.185] và “đây là những làng quê thuộc miền trung du, còn khá yên tĩnh….. Nhưng ở phía dưới những tán rừng lặng lẽ kia, là một ngôi nhà bé nhỏ, những con người trung du kham khổ và son sắt. Họ sống với sắn khoai, tương cà và tấm lòng độ lượng cao cả” [ 24; tr.187]. Thiên nhiên ở vùng trung du thật
thanh bình “Giữa các cánh rừng xanh thẳm lại hiện ra những cánh đồng cỏ bát ngát chạy dọc các thung lũng, các bờ khe, sim chín miêm man [24; tr.187]. Hữu Phương đã
chọn một địa điểm đóng quân ở trung du là miền chiến khu vững chải và đáng tin cậy. Thao trường luyện tập đó là các bãi luyện quân của bộ đội chủ lực “Từđây, sau năm, sáu tháng huấn luyện, họ đi thẳng vào các chiến trường, qua các miền núi rừng Quảng Bình, nhập vào một trong hằng trăm ngả đường của hệ thống chiến lược
đường mòn Hồ Chí Minh. Từđây, chỉ cần bốn, năm ngày đường là đã qua vĩ tuyến 17, tức là đã đặt chân vào mặt trận” [24; tr.187]. Bởi vậy nơi đây đã trở thành một trong
các điểm luyện quân lý tưởng của bộ đội ta. Còn với Thiện “Thiện được bố trí ở trong một ngôi nhà tranh, cạnh một sân kho hợp tác xã. Đó là của một bà mẹ có đứa con trai độc nhất cũng đang ở bộ đội” [24; tr.192], điều kiện ở đây cũng không khá hơn chỗ ở của Sơn là bao “Ngôi nhà lớp tranh, bốn phía trát đất. Ngoài cái sập bằng gỗ
vừa đựng lương thực và cất những gì gọi là quý giá, vừa làm bàn thờ, nhà mẹ gần như
không còn gì cả. Góc chái phía bắc đặt giường mẹ nằm. Góc chái phía nam đặt cái phản gỗ Thiện nằm” [24; tr.193 - 194], đúng là một miền quê khó khăn và thiếu thốn,
ở đây cơm độn khoai sắn quanh năm, hạt cơm mang theo bao lát sắn lát khoai, “Sơn lấy tay khẽ nhấc lồng bàn, và thấy hai bát cháo khoai khô xéo với kê” [24; tr.188].
Cuộc sống của gia đình bà mẹ Phong cũng như những ngôi nhà khác trong làng “Cạo
ở nhà mẹ Phong. Những ngày trên thao trường tập luyện là những ngày rèn luyện về thể chất và phẩm chất của người lính. Dưới con mắt của kẻ sát chim sát thú như Sơn ở vùng trung du này thật là lý tưởng, “sao vùng này lắm chim đến thế? Sớm ra đã rộn ràng tiếng khướu, chàng làng, cu xanh, bồ chao thi nhau khoe giọng rần rợ cả khu vườn. Sơn nghe mê mẩn. Cậu chàng chắc mẩm ở các cánh rừng dưới chân núi kia có cả ga ri, công trĩ, đa đa; và ở mé sông kia phải lắm gà nước, gà lôi, le le, bòng bòng. Rồi các lối mòn từ rừng len lách xuống bờ sông sẽ có cơ man là thú rừng đi ăn. Chưa biết chừng chổ mé rừng sâu chạy dài bên đồng cỏ, có cả mang nai nữa cũng nên” [24;
tr.188 - 189]. Lúc này Sơn như đang tận hưởng cái thú vui hưởng lạc của bản thân, trước một vùng thiên nhiên đầy hứa hẹn về chim thú, lươn chạch…Nhưng trái ngược với Sơn là Thiện cùng vào thao trường anh sống trong nhà của bà mẹ có con đi bộ đội. Ăn sáng xong công việc đầu tiên của Thiện là đào hầm trú ẩn. Vì nhà mẹ chưa có cái hầm trú ẩn nào, Thiện nghĩ rằng ở đây không khí hòa bình đang chiếm ưu thế, máy bay chỉ bay qua, chưa đánh phá vùng này. Thiện lại tiếp tục công việc của mình “Anh
chặt cây mít già, cành ngọn to như cột nhà, xuống làm hầm trú ẩn”[24; tr.194], ngày
thứ nhất xong được phần đào đất, ngày thứ hai xong được bộ khung và ken cây bốn phía, sang ngày thứ ba đã xong việc ken cây hai cửa, sang ngày thứ tư thì đắp đất lên. Thiện là con người có hiểu biết, có kinh nghiệm trong việc đào hầm trú ẩn “Xung
quanh ken cây tre còn tươi là tốt nhất. Bởi tre tươi nằm xuống dưới đất sâu cứ tươi mãi….Cửa được làm bằng hình chữ Z , tránh khi kẻđịch bắn trúng cửa hay bom bi lăn xuống cửa, trong hầm vẫn bình an” [24; tr.195]. Trên thao trường đã dạy cho những thanh niên mới rời lớp học phải có tính nhân văn, biết giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Cung là một chàng trai hiền lành và dễ mến. Anh chỉ mới học hết cấp hai rồi ở nhà lao động, gia đình khó khăn, cha đi chiến trường biền biệt, nên anh phải hy sinh việc học tập để giúp đỡ gia đình “Cung thường dậy từ sớm để quét nhà, dọn sân, gánh nước. Đôi khi rỗi anh tranh thủ cuốc đám vườn, hái chè xanh giúp bà Thảnh” [24; tr.196]. Vào thao trường luyện tập mỗi một con người có những cách sống và sinh hoạt khác nhau, có những người gắn bó với ruộng vườn, người thì gắn với bẫy chim thú mỗi người một vẻ riêng của cá nhân mình. Trên thao trường Sơn ở chung nhà với Cung cùng một đơn vị. Sơn là anh chàng có tài săn bắn nên vào thao trường anh đã sử dụng tài riêng của mình để chinh phục được lòng của Thắm cũng như mọi người trong gia đình cô, nhất là thằng Chiền Chiện. “Sơn và thằng Chiền Chiện lặng lẽ cầm con
rựa ở góc nhà phóng đi. Nữa tiếng sau họ trở về, trên tay thằng Chiền Chiện xách một con chồn mướp đã chết nhưng còn nóng ấm” [24; tr.199]. Sơn đã áp dụng những cách
thức của lão Vạc nấu nướng, làm lông lợn, để học làm lông chó đã thành công, và những từ đó gia đình của Thắm ngày nào cũng được thưởng thức những món thịt thú rừng, “khi chồn đèn, khi chồn ngận, khi chồn mướp, khi chồn lau, có khi cả chồn mồông, loại chồn to lông đóm đen đóm trắng như da báo, rất khôn ngoan” [24; tr.200]. Thằng Chiền Chiện đã hết lời khen ngợi Sơn tài giỏi, khéo léo như thế nào, cách phát hiện thú rừng ra sao. Nhưng đây là sở trường của Sơn khi nghe những lời khen đó anh cho là “chuyện vặt”. Nhưng không chỉ tài săn thú rừng mà anh còn đi câu
lươn bằng tài nghệ thật điêu luyện,“Sơn móc mồi giun vào lưỡi câu và đến một hang
đá sát bờ, chỗ nước khá sâu. Anh lặng lẽ nằm sấp trên tảng đá, đưa lưỡi câu để móc mồi vào cái khe giữa hai tảng đá….Sơn khẽ lấy tay búng nhẹ lên mặt nước, phát hiện ra những âm thanh bóc bóc như lươn đớp mồi, đồng thời khẽ đưa lưỡi câu từ từ vào sâu trong hang đá, rồi lại từ từđưa ra. Cứđưa vào đưa ra như vậy độ mười lăm phút, chợt sợi dây mây buộc lưỡi câu trong tay Sơn khẽ giật giật mấy cái. Sơn thử nớm sợi dây, thấy chặt nặng, liền giật mạnh sợi mây đủ kéo con vật ra” [24; tr.201]. Trên thao
trường đối với Sơn như cả một khoảng không gian thích hợp để Sơn thể hiện hết sở trường săn bắt thứ rừng. Thao trường là nơi rèn luyện người lính, để khẳng định tính cách, phẩm chất người lính, gan dạ, dũng cảm, biết thích nghi với một môi trường mới, khó khăn và gian khổ.
Thiện biết rằng trên thao trường tập luyện là những tháng ngày căng thẳng, ngày thì ở thao trường, đêm báo động hành quân dã ngoại…Nhưng anh chợt thấy “lòng thư
thái và khoáng đạt vô cùng. Trung du vào thu mang một vẻ đẹp hiếm thấy. Sau cơn mưa đầu mùa, bầu trời có màu xanh mơ nước biển, núi có màu xanh lam lẩn từng dãi mây trắng nhẹ và xốp như những chiếc khăn voan vương phải ngọn cây, làng quê xóm mạc xanh màu xanh của lá mạ tươi non. Ven sông những bãi ngô trái mùa mướt xanh mùa lục bắt đầu khoe những chiếc cờ như những cần ăng ten của lính thông tin. Từ
những mái rạ nép dưới những tán cọ xanh thẩm, từng sợi khói thanh bình quấn quýt bay lên trời tan biến vào không trung.” [24; tr.205]. Thao trường tập luyện căng thẳng,
nhưng tâm hồn con người vẫn thả trôi cùng gió, cùng mây trời hòa vào bầu không khí tươi mát của mùa thu sau những trận mưa.
Trên thao trường đã giúp cho những thanh niên vừa rời ghế nhà trường vào môi trường rèn luyện, tinh thần dũng cảm, mạnh mẽ và được huấn luyện về những việc ăn ở, xưng hô, và cách sinh hoạt của bản thân với người dân “đã là lính cụ Hồ, không
được tơ hào chi đến cái kim sợi chỉ của nhân dân nếu chưa được cho phép”. [24;
tr.188].
Không gian trên thao trường cho thấy sự vất vả của người lính, nhưng dù trong hoàn cảnh nào, lúc tập luyện ở thao trường hay trong cuộc sống hằng ngày, những người lính vẫn lạc quan, yêu đời, biết vượt qua những khó khăn, thử thách.