4.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Mặc dù Mobifone và Vinaphone đều trực thuộc VNPT nhưng do cùng kinh
doanh dịch vụ điện thoại di động nên vẫn có cạnh tranh. Hoạt động cạnh tranh
giữa Vinaphone và Mobifone như sau: Về khả năng cung cấp dịch vụ, Mobifone
và Vinaphone có năng lực ngang nhau nhất là các dịch vụ gia tăng giá trị; Về chất lượng dịch vụ, chấtlượng liên lạc của Mobifone rẽ hơn và ít rớt cuộc gọi hơn; Về giá cước dịch vụ, Mobifone và Vinaphone đều do Bộ Bưu chính - Viễn thông quy
định và do VNPT cụ thể hoá, điều này tạo ra một nguy cơ làm yếu năng lực cạnh
tranh của VNPT; Về mạng lưới tiếp cận khách hàng, Vinaphone có mạng lưới
tiếp cận khách hàng rộng hơn Mobifone vì Vinaphone được sự hỗ trợ rất đắc lực
của 64 bưu điện tỉnh thành phố trên toàn quốc, nhưng chất lượng công tác chăm
sóc khách hàng của Mobifone tốt hơn; Về công tác Marketing, hoạt động
Marketing của Mobifone và Vinaphone hiệu quả chưa cao; Về mạng lưới thông
tin, Mobifone chưa theo kịp Vinaphone về quy mô mạng lưới.
Viettel là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng, được thành lập từ năm 1996, đến năm 1998 được Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính
Viễn thông) cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại di động mặt đất, Viettel sử dụng công nghệ GSM, tuy mới gia nhập thị trường nhưng việc xây
dựng thương hiệu cho dịch vụ điện thoại di động của Viettel khá hiệu quả. Ngoài ra, Viettel có sự linh hoạt trong các quyết định kinh doanh, Viettel được hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ khuyến khích các nhà khai thác mới do thị phần
nhỏ. Hiện nay Viettel đã phủ sóng tại 63/63 tỉnh thành phố trên cả nước và đã
49
lớn nhất. Trong giai đoạn tới, Viettel sẽ vẫn là đối thủ cạnh tranh ngang tầm
ngang sức với Mobifone và Vinaphone.
Thị trường dịch vụ thông tin di động cuối tháng 12/2011 đến 6/2012 đã có sự thay đổi các nhà khai thác dịch vụ, cuối tháng 3/2012, EVN Telecom đã sát nhập vào Viettel, trên cơ sở đó mạng EVN Mobile trước do EVN Telecom quản lý đã chuyển sang Viettel và vào ngày 17/9, thương hiệu Beeline đã được đổi thành thương hiệu Gmobile.
Như vậy, trên thị trường thông tin di động Việt Nam hiện nay có 6 nhà khai thác dịch vụ chính, trong đó có 3 mạng lớn đó là Viettel, Mobifone và Vinaphone với thị phần tương ứng là 40%, 18,45%, và 30%; khoảng hơn 10% còn lại thuộc
về 3 nhà mạng (Gmobile, Vietnammobile, S-Fone). Bảng 4.7: Ma trận hình ảnh cạnh tranh Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Tầm quan trọng Phân loại
Vinaphone Mobifone Viettel
Điểm Điểm- trọng số Điểm Điểm- trọng số Điểm Điểm- trọng số Thị phần 0,147 3 0,441 3 0,441 4 0,588 Chất lượng sản phẩm 0,161 3 0,483 3 0,483 3 0,483 Khả năng cạnh tranh về giá 0,122 2 0,244 2 0,244 3 0,336 Khả năng tài chính 0,074 3 0,222 3 0,222 3 0,222 Lòng trung thành của KH 0,122 3 0,366 3 0,366 2 0,244 Hoạt động chiêu thị 0,091 2 0,182 3 0,273 3 0,273 Hệ thống phân phối 0,071 3 0,213 3 0,213 3 0,213 Cơ sở vật chất 0,076 4 0,304 3 0,228 3 0,228 Uy tín của công ty 0,064 4 0,256 4 0,256 2 0,128 Đội ngũ nhân sự 0,072 3 0,216 3 0,216 3 0,216 Tổng cộng 1,00 2,927 2,942 2,961
(Nguồn: Theo đánh giá của chuyên gia)
Qua bảng phân tích trên ta thấy mức điểm của công ty là 2,927 cho thấy
50
cao, nhưng so với 2 đối thủ cạnh tranh hàng đầu là Mobi và Viettel thì năng lực
cạnh tranh của Vinaphone kém hơn một chút. Đây là thách thức cho Vinaphone
khi phải đối đầu với 2 đối thủ này, nên công ty cần có những chiến lược cạnh
tranh thích hợp, tránh cho đối thủ khai thác những điểm yếu của công ty.
4.2.2.2 Đối thủ tiềm ẩn
Hiện nay VNPT đang phải chịu áp lực từ các đổi thủ tiềm ẩn trong nước, đặc
biệt là các doanh nghiệp viễn thông mới được cấp phép cung cấp các dịch vụ viễn
thông trên thị trường Việt Nam như: Công ty Viễn thông toàn cầu (G-Tel), Tổng
công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC)... Các doanh nghiệp này có lợi thế là các doanh nghiệp đi sau đầu tư thẳng vào công nghệ hiện đại nhất phù hợp với xu
thế phát triển trên thế giới với qui mô doanh nghiệp tuy gọn nhưng hiệu quả, biết
tận dụng các kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông đi trước
và khắc phục được các nhược điểm thiếu linh hoạt trong việc phản ứng với những
biến động của thị trường, không tập trung phát triển mạng lưới, khách hàng dàn trải mà chọn lựa các thị trường có mức lợi nhuận cao, khách hàng tập trung, để
phát triển mạng lưới và thu hồi vốn.
Khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, đặc biệt là sau khi các cam kết về mở cửa thị trường viễn thông có hiệu lực thì sẽ xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp viễn thông nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn góp từ nước ngoài vì tiềm lực về vốn, kinh nghiệm quản lý hiện đại được thành lập và kinh doanh hợp
pháp các dịch vụ di động trên thị trường Việt Nam. Điều này dẫn đến việc chia sẽ
thị trường và VNPT sẽ mất dần vị trí chủ đạo hiện nay. Cũng chính điều này đòi hỏi VNPT phải tận dụng mạng lưới và khách hàng sẵn có, đổi mới công nghệ, đa
dạng dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nội tại, chiếm lĩnh thị trường, đứng vững trên mọi môi trường cạnh tranh.
4.2.2.3 Sản phẩm thay thế
Các sản phẩm, dịch vụ thay thế cũng là một áp lực cạnh tranh quan trọng đối
với Vinaphone. Các dịch vụ thay thế là các dịch vụ có thể thõa mãn cùng một nhu
cầu hoặc tích hợp các nhu cầu của khách hàng. Với sự phát triển vượt bậc về công
nghệ, các nhà khoa học đã phát minh ra rất nhiều loại hình dịch vụ thay thế có
khả năng cạnh tranh với dịch vụ di động hiện tại do VNPT cung cấp như điện
thoại qua Internet, thư điện tử (e-mail) hoặc các dịch vụ thoại, fax, truyền số
51
Đứng trước bối cảnh các tiến bộ KHCN thay đổi như vũ bão, công nghệ
ngày càng hiện đại hơn đòi hỏi Vinaphone cần phải xem xét mức độ thay thế của
các dịch vụ khác đối với dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp và sự phát triển
của các dịch vụ đó.
4.2.2.4 Áp lực từ nhà cung cấp
Với đặc thù là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ di động dựa trên việc sử
dụng các thiết bị, tổng đài, công nghệ phần mềm phải nhập hầu như toàn bộ từ
các đối tác nước ngoài là các hãng viễn thông lớn trên thế giới như Siemen,
Ericsion, Howei, Sisco, Intel... nhất là các thiết bị đầu cuối để phân phối cho các
khách hàng, VNPT bị chi phối rất nhiều bởi các nhà cung cấp. Đặc biệt là khi công nghệ về viễn thông ngày càng hiện đại, thường xuyên thay đổi đòi hỏi
VNPT phải thường xuyên đổi mới công nghệ để cung cấp các dịch vụ di động
hiện đại phù hợp với xu thế thế giới (như xu hướng công nghệ di động hiện tại là 3,5G, trên thế giới là tiến dần tới 4G). Chính vì vậy, VNPT phải thường xuyên có kế hoạch nâng cấp mạng lưới, công nghệ và trang thiết bị truyền dẫn, chuyển
mạch. Việc thay đổi công nghệ tiên tiến hơn sẽ khiến cho VNPT phải chịu áp lực
từ phía các nhà cung cấp hệ thống trên thế giới.
Ngoài nhà cung cấp hệ thống, các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối cũng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của VNPT. Với sự ra đời của các nhà khai thác sử
dụng công nghệ mới (công nghệ CDMA hoặc công nghệ cao hơn), nếu máy cầm
tay sử dụng công nghệ đó rẻ hơn nhiều so với máy cầm tay công nghệ GSM, thì số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ gia tăng nhanh hơn. Và như vậy cũng có
nghĩa là VNPT sẽ mất dần thị phần kể cả thị phần hiện tại lẫn thị phần tiềm năng.
Cuối cùng, thành công của các nhà khai thác dịch vụ điện thoại di động
không thể không kể đến các nhà thiết kế phần mềm để triển khai các loại hình dịch vụ GTGT mới. Đó là những phần mềm thể hiện rất rõ sự hội tụ giữa bưu
chính, viễn thông với tin học và phát thanh truyền hình. Những phần mềm này tạo điều kiện để những dịch vụ mới với hình thức đa dạng phong phú được cung cấp
tới khách hàng.
4.2.2.5 Áp lực từ khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
Mọi doanh nghiệp đều hoạt động hướng tới khách hàng. Doanh nghiệp thành công hay thất bại thể hiện ở khả năng thu hút khách hàng, làm hài lòng khách
52
hoá lợi ích của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc đòi hỏi nhà khai thác phải cung
cấp dịch vụ ngày càng có giá cực rẻhơn nhưng chất lượng lại phải tốt hơn, mạng lưới cung cấp dịch vụ rộng hơn. Khi xuất hiện thêm các nhà cung cấp mới, họ lại
càng có quyền chọn lựa nhà cung cấp mà họ ưa thích. Đặc biệt khi xuất hiện các nhà khai thác nước ngoài tham gia thị trường với các hình thức thanh toán đa
dạng, dịch vụ sử dụng phong phú, công tác chăm sóc khách hàng hiệu quả thì liệu khách hàng có chọn lựa một doanh nghiệp trong nước làm nhà cung cấp cho họ
hay không. Hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều khách hàng có mong muốnnhưng chưa sử dụng dịch vụ điện thoại di độngnhư do cước hòa mạng cao,
cước thông tin cao, giá máy cao so với thu nhập… Do vậy, Vinaphone đang chịu
một sức ép lớn về việc rời mạng, khi trên thị trường viễn thông Việt Nam đang có
nhiều nhà khai thác cùng cung cấp một loại hình dịch vụ với chất lượng cũng tương đương nhau. Những lý do này gây áp lực đối với Vinaphone, đối với việc
giảm cước, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, các phương thức thanh toán... Việc điều tra thị trường thường xuyên để lập kế hoạch điều chỉnh giá cước là một việc làm hết sức cần thiết.
Chính vì vậy khách hàng là một trong những yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh của Vinaphone. Khách hàng ở đây không chỉ là nhóm khách hàng hiện tại mà còn là các nhóm khách hàng tiềm năng khác. Do vậy, Vinaphone không chỉ
duy trì mối quan hệ vì nhóm khách hàng hiện tại mà còn phát triển thêm khách hàng mới bằng cách phát hiện, tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng.
53