Phân tích môi trường bên trong

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ di động vinaphone của vnpt đồng tháp (Trang 43)

4.1.1 Nguồn tài chính

Bảng 4.1: Các chỉ số về tỷ suất lợi nhuận của công ty từ năm 2010-6/2013

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 6/2013

Lợi nhuận sau thuế (1) Tỷ đồng 6,50 3,91 4,51 2,83

Doanh thu thuần (2) Tỷ đồng 103,59 186,01 222,62 95,51

Vốn chủ sở hữu bq (3) Tỷ đồng 411,15 455,74 646,03 794,11 Tổng tài sản bq (4) Tỷ đồng 524,45 534,54 697,21 858,66 Tỷ suất lợi nhuận ròng (ROS) (1)/(2) % 6,27 2,10 2,02 2,96 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) (1)/(3) % 1,59 0,85 0,69 0,90 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) (1)/(4) % 1,23 0,73 0,64 0,71

(Nguồn: Trích từ bảng cân đối kế toán của VNPT, 2010-6/2103)

Qua bảng trên ta có thể thấy rằng khả năng sinh lời của công ty là không cao. Tất cả các chỉ số lợi nhuận đều thấp hơn chỉ số trung bình ngành. Cụ thể là:

Chỉ số ROA trung bình là 0,87% mà kết quả hoạt động quacác năm lần lượt là: năm 2010 được 1,23%, năm 2011 giảm còn 0,73% và năm 2012 chỉ 0,64%.

Nhưng sang năm 2013 chỉ mới giữa năm công ty lại đạt 0,71%, qua đó mang lại

hy vọng lợi nhuận của công ty sẽ tăng trở lại vào cuối năm. Từ những điều này cho thấy công ty đầu tư tài sản vào hoạt động kinh doanh chỉ đạt lợi nhuận cao ở năm 2010.

Còn đối với chỉ số ROE cũng giảm giống như ROA. Ta thấy ROE trung

bình là 1,04% mà năm 2011 chỉ đạt 0,85%, còn năm 2012 là 0,69%. Một tín hiệu

33

cho đến cuối năm có thể sẽ tiếp tục tăng. Qua các số liệu trên ta thấy lợi nhuận thu được so với số vốn bỏ ra là rất thấp.

Đặc biệt tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là yếu tố rất quan trọng lại bị giảm đều đều. Chỉ số ROS trung bình là 3,46%, trong khi đó chỉ số ROS của công ty

giảm đều theo từng năm, cụ thể là năm 2011 giảm còn 2,10%, năm 2012 chỉ còn 2,02% so với chỉ số trung bình, riêng 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận đã tăng trở

lại đạt 2,96%. Điều này cho thấy lợi nhuận doanh nghiệp thu được rất ít và gần như là hòa vốn.

Như đã nói ở trên do công ty đang đầu tư vào xây dựng và nâng cấp mạng lưới nên chi phí bỏ ra rất cao dẫn đến lợi nhuận giảm. Tương lai khi hoạt động

nâng cấp sữa chữa xong thì lúc đó lợi nhuận sẽ được cải thiện hơn. Dù sao đây

cũng là điểm yếu mà công ty cần cố gắn khắc phục để ngày càng lớn mạnh hơn.

Bảng 4.2: Các chỉ số hoạt động hiệu quả của công ty từ năm 2010-6/2013

Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 6/2013 DT thuần (1) Tỷ đồng 103,59 186,01 222,62 95,51 Tổng tài sản (2) Tỷ đồng 524,45 546,36 849,90 858,66 Tổng TSCĐ bq (3) Tỷ đồng 442,19 437,22 533,07 640,15 Giá vốn hàng bán (4) Tỷ đồng 85,97 157,13 188,56 75,27 Hàng tồn kho bq (5) Tỷ đồng 23,89 23,98 30,24 37,43 Vòng quay tổng tài sản (1)/(2) Lần 0,19 0,34 0,26 0,11 Vòng quay TSCĐ (1)/(3) Lần 0,23 0,43 0,42 0,29 Vòng quay hàng tồn kho (4)/(5) Lần 3,59 6,55 6,23 2,01

(Nguồn: Trích từ bảng cân đối kế toán của VNPT, 2010-6/2103)

Đối với việc sử dụng tài sản: cho thấy năm 2010 cứ 1 đồng tài sản của công

ty thì tạo ra được 0,19 đồng doanh thu, tức chiếm 19% tổng tài sản, trong khi đó

chỉ số trung bình là 26%, thấp hơn 7% so chỉ số trung bình. Sang năm 2011 công ty thu được 0,34 đồng doanh thu từ 1 đồng tài sản, chiếm tỷ lệ 34%, cao hơn 8%

so với chỉ số trung bình và 15% so với năm 2010. Năm 2012 từ 1 đồng tài sản công ty thu được 0,26 đồng doanh thu, bằng với mức trung bình nhưng so với

34

năm 2011 thì thấp hơn 0,08 đồng. Tính đến tháng 6/2013 công ty đã thu được

0,11 đồng doanh thu, kém mức trung bình 0,15 đồng, dự báo đến cuối năm doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thu sẽ tiếp tục tăng và sẽ trên mức trung bình.

Đối với việc sử dụng tài sản cố định: Với mức trung bình là 0,36 đồng. Năm 2010 công ty thu được 0,23 đồng doanh thu từ 1 đồng tài sản cố định, cho thấy năm 2010 công ty hoạt động kém hiệu quả hơn năm 2011 và 2012. Cụ thể năm 2011 thu được 0,43 đồng từ 1 đồng tài sản cố định, tăng 0,2 đồng so với năm 2010. Năm 2012 thu được 0,42 đồng tăng 0,06 đồng so với mức trung bình. Theo kết quả tính đến tháng 6/2013 công ty thu được 0,29 đồng, trước tình hình này cho thấy có nhiều khả năng doanh thu của công ty sẽ tiếp tục tăng đến cuối năm.

Đối với việc sử dụng hàng tồn kho: Với số vòng trung bình là 5,45 vòng/năm. Năm 2010 số hàng tồn kho của công ty được quay 3,59 vòng/năm, với kết quả này công ty đã thực hiện tương đối tốt khả năng quản trị hàng tồn kho nhưng vẫn còn thấp hơn mức trung bình 1,86 vòng/năm. Sang năm 2011 công ty đã vượt qua mức trung bình với số vòng đạt 6,55 vòng/năm. Năm 2012 vẫn giữ được mức trên trung bình là 6,23 vòng/năm. Đặc biệt chỉ mới nữa năm 2013 mà

công ty đã đạt 2,01 vòng. Điều này cho thấy công tác quản trị hàng tồn kho của

công ty rất tốt và đạt hiệu quả cao.

Bảng 4.3: Các chỉ số quản trị nợ của công ty từ năm 2010-6/2013

Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 6/2013 Tổng nợ (1) Tỷ đồng 113,29 46,04 58,16 64,54 Tổng tài sản (2) Tỷ đồng 524,45 546,36 849,90 858,66 Vốn chủ sở hữu (3) Tỷ đồng 411,15 500,32 791,73 794,11 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (1)/(2) % 21,60 8,43 6,84 7,52 Tỷ số nợ trên vốn chủ hữu (1)/(3) % 27,56 9,20 7,35 8,13

(Nguồn: Trích từ bảng cân đối kế toán của VNPT, 2010-6/2103)

Ta thấy năm 2010 tỷ số nợ trên tổng tài sản rất cao 21,60%, cao hơn 9,31%

so với tỷ số trung bình là 12,29%. Còn tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đạt 27,56%

35

đầu đầu tư nâng cấp chất lượng mạng lưới, cải thiện chất lượng cuộc gọi, lắp đặt

các trạm phát sóng công nghệ cao.

Năm 2011 cả 2 tỷ số đều giảm thấp hơn so với tỷ số trung bình, cụ thể: tỷ số

nợ trên tổng tài sản giảm xuống còn 8,43%, thấp hơn 3,86% so với tỷ số trung

bình là 12,29%. Còn tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 9,20% thấp hơn 5,50% so với tỷ số trung bình là 14,7%, tuy đã giảm thấp hơn so với mức trung bình nhưng

tỷ số nợ của công ty vẫn khá cao. Điều này cho thấy công ty sử dụng nguồn vốn để tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Năm 2012 cả 2 tỷ số tiếp tục giảm thấp hơn so với tỷ số trung bình, cụ thể:

tỷ số nợ trên tổng tài sản giảm xuống còn 6,84%, thấp hơn 5,45% so với tỷ số

trung bình là 12,29%. Còn tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 7,35% thấp hơn 7,35% so với tỷ số trung bình là 14,7%, cũng tương tự như tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ

số nợ trên vốn chủ sở hữu tuy đã giảm thấp hơn so với mức trung bình nhưng tỷ

số nợ của công ty vẫn khá cao.

Đến tháng 6/2013 cả 2 tỷ số tiếp tục giảm thấp hơn so với tỷ số trung bình: tỷ số nợ trên tổng tài sản giảm xuống còn 7,52%, thấp hơn 4,77% so với tỷ số

trung bình là 12,29%. Còn tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 8,13% thấp hơn 6,57%

so với tỷ số trung bình là 14,7%.

4.1.2 Nguồn nhân lực

Nhân lực là nguồn tài nguyên lớn nhất, cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc

quản trị của tất cả các doanh nghiệp. Với tổng số lao động tính đến cuối tháng

6/2013 là 396 người của toàn VNPT Đồng Tháp. Bảng 4.4: Trình độ nguồn nhân lực của công ty

Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nhân 138 34,84

Trung cấp 51 12,87

Cao Đẳng 41 10,35

Đại học 126 31,81

Trên Đại học 15 3,78

Chưa qua Đào tạo 25 6,31

Tổng 396 100

(Nguồn: Phòng Tổ Chức Cán Bộ Lao Động tiền lương VNPT ĐT)

Qua bảng thống kê trên cho thấy, về trình độ chuyên môn của nhân viên

36

chiếm 34,84%, đây là những công nhân lành nghề hầu hết là các công nhân dây máy, khai thác viên, giao dịch viên. Về trình độ chuyên môn đã được đào tạo

Trung cấp chiếm 12,87%, Cao đẳng chiếm 10,35% và nhất là trình độ qua đại học

chiếm 31,81% cao thứ hai trong tổng tỷ trọngvà trên đại học là 6,31% cả hai đều

là những cán bộ đứng ở vai trò là quản lý tại Viễn thông tỉnh và các bộ phận lãnh

đạo của các Trung tâm viễn thông huyện, thị.

Trong giai đoạn thị trường cạnh tranh hiện nay, VNPT Đồng Tháp xác

định nguồn nhân lực là vốn quí rất quan trọng, thường xuyên đưa đi đào tạo và

đào tạo lại đội ngũ nhân viên hiện tại của đơn vị, khuyến khích và tạo điều kiện

cho công nhân viên tham gia các khóa học đào tạo từ xa nhằm cho đội ngũ này thích ứng với sự tiến bộ của công nghệ khoa học.

Về chính sách tiền lương cũng được áp dụng theo hệ số phức tạp đúng nghề, đúng việc, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, đúng theo trình độ và chuyên môn.

Về tuyển dụng: thành lập Hội đồng tuyển dụng lao động do Giám đốc

Viễn thông tỉnh làm chủ tịch hội đồng cùng các thành viên là Chủ tịch công đoàn, các phòng, ban liên quan.

Với việc xác định nhân lực là nguồn tài sản quí giá của doanh nghiệp, hàng

năm chuyên môn và công đoàn VNPT Đồng Tháp luôn tạo mọi điều kiện thuận

lợi cho người lao động phát huy hết khả năng của mình để cùng nhau hoàn thành công việc và hiệu quả của việc sử dụng nguồn nhân lực của VNPT Đồng Tháp được thể hiện qua chỉ tiêu năng suất lao động như sau:

Bảng 4.5: Năng suất lao động của 1người/năm giai đoạn 2010-6/2013

Năm Số lượng CBCNV Doanh thu (tỷ đồng) Bình quân doanh thu/1người/1năm (triệu đồng) 2010 403 99,99 220,73 2011 446 179,9 407,95 2012 450 215,6 495,85 6/2013 396 91,15 230,17

(Nguồn: Phòng Tổ Chức Cán Bộ Lao Động tiền lương VNPT ĐT, 2010-6/2013)

Qua số liệu ta thấy năng suất lao động của công ty tăng dần qua các năm, trong đó tăng vượt bậc vào năm 2011 và tiếp tục tăng vào năm 2012. Điều này cho thấy công ty đã có những hướng điều chỉnh và sử dụng nguồn nhân lực tương

37 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đối tốt, đã khai thác tốt năng suất lao động, để họ mang lại nguồn doanh thu tối ưu cho công ty.

4.1.3 Cơ sở vật chất

Hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển cả về qui mô và chất lượng.Đến

nay, toàn tỉnh có 11 trung tâm viễn thông, 211 điểm bưu điện văn hóa xã, 107 đại

lý bưu điện đa dịch vụ, bình quân 3.037người/ điểm phục vụ, bán kính bình quân một điểm phục vụ 3,6 km.

Cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông được đầu tư rộng khắp từ trung tâm tỉnh đến các huyện, thị và các xã trên toàn địa bàn tỉnh. Hệ thống mạng cáp quang có

chiều dài là 2.314 km, hệ thống mạng cáp đồng có chiều dài là 319 km. Tổng số thuê bao điện thoại cố định là 82.131 thuê bao, mật độ điện thoại cố định là 18,7 máy/100 dân, tổng số trạm BTS là 280.

Đến năm 2010, đã có 100% số xã có điện thoại cố định,cáp quang được kéo đến 80% các xã và 100% khu vực trung tâm các xã trên địa bàn tỉnh đều có sóng điện thoại di động. Ngoài ra, các dịch vụ viễn thông di động 3G, dịch vụ truy cập

Internet qua mạng di động 3G, dịch vụ Internet băng thông rộng (ADSL) và dịch

vụ truyền hình qua giao thức Interrnet (IPTV) đã được triển khai, đáp ứng nhu

cầu của nhân dân và bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của

các cấp, các ngành, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng của địa phương.

4.1.4 Hoạt động marketing

4.1.4.1 Sản phẩm

Hiện tại Vinaphone đang theo đuổi chiến lược chủng loại sản phẩm, cung cấp nhiều dịch vụ và đa dạng tạo cho khách hàng có nhiều lựa chọn như: Dịch vụ

thuê bao trả sau (Vinaphone), Dịch vụ thuê bao trả trước gồm: VinaCard là loại

hình thuê bao trả trước nạp tiền vào tài khoản để sử dụng, có quy định thời hạn

gọi và nghe, VinaDaily (tương tự Mobi4U) là loại hình thuê bao trả trước nạp tiền

vào tài khoản để sử dụng. VinaText (tương tự MobiPlay) là loại hình thuê bao trả trước nạp tiền vào tài khoản để sử dụng, chỉ được nhắn tin và có quy định thời

hạn sử dụng tùy thuộc vào mệnh giá tiền nạp. VinaXtra là dịch vụ trả trước được

thiết kế đặc biệt cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng thông tin di động thường xuyên nhưng muốn kiểm soát mức chi tiêu cước phí của mình. Các dịch vụ giá trị gia tăng của Vinaphone ngoài các dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản

38

hộp thư thoại, báo cuộc gọi nhỡ, RingTune,... hiện nay Vinaphone đang triển khai

một số dịch vụ mới như chuyển vùng quốc tế cho thuê bao trả trước, Location

Base Service (cung cấp dịch vụ theo vị trí của thuê bao), dịch vụ EDGE tại các

tỉnh và thành phố lớn. Ngoài ra, dịch vụ chuyển vùng quốc tế của Vinaphone để

triển khai được với hơn 158 mạng tại 63 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế

giới và là mạng di động đầu tiên tại Việt Nam triển khai dịch vụ GPRS, MMS

chuyển vùng quốc tế.

Vinaphone đang tiến hành triển khai cung cấp rất nhiều dịch vụ mới như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ nhạc chuông chờ cho người gọi, dịch vụ chuyển vùng quốc tế cho thuê bao trả trước, các ứng dụng về thương mại điện tử, dịch vụ trả tiền mua hàng qua

điện thoại di động, dịch vụ theo vị trí của thuê bao như giao thông, thời tiết...và sẽ

triển khai cung cấp dịch vụ EDGE tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.

Để tạo được thành công trong thương hiệu thì chất lượng là một điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ công ty nào. Chỉ sau hai năm ra đời Vinaphone với số

vốn đầu tư ban đầu lớn nên đã phủ sóng trên toàn quốc. Vì vậy, thị phần và tiếng tâm của Vinaphone đã nhanh chóng chinh phục khách hàng. Trong những năm

qua việc đầu tư phát triển mạng lưới, mở rộng vùng phủ sóng, mở rộng dung

lượng tổng đài gấp 5 lần, đầu tư tổng đài mới, nâng cấp phần mềm mới, tính năng

mới cho các hệ thống là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công ty nhằm

đưa đến một sản phẩm dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng.

Một trong những điểm nhấn thu hút sự quan tâm của dư luậnvừa qua là việc Cục Quản lý chất lượng Công nghệ Thông tin và Truyền thông công bố kết quả đo kiểm chất lượng 3 mạng GSM đang chiếm lĩnh thị trường thông tin di động

của Việt Nam hiện nay là Vinaphone, Viettel và Mobifone.

Trong đó kết quả gây bất ngờ nhất phải kể đến là sự cải thiện và số điểm

công bố của nhà mạng Vinaphone. Theo kết quả đokiểm cho thấy, 100% các chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật và chất lượng phục vụ của Vinaphone đều vượt các tiêu chuẩn của ngành.

Các chỉ tiêu quan trọng nhất để phản ánh chất lượng mạng di động là tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công lên đến 99,63% (tiêu chuẩn ngành cho phép là ≥92%), chất lượng thoại đạt đến 3,52 điểm (tiêu chuẩn trung bình ≥3 điểm). Hai chỉ tiêu quan trọng nhất là điểm chất lượng thoại và tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công thì hiện Vinaphone được coi đang có số điểm cao nhất.

39

Bên cạnh đó, tỷ lệ cuộc gọi rơi của Vinaphone cũng có chỉ số khá thấp là

0,47% (tiêu chuẩn ngành cho phép là ≤5%). Kết quả đo kiểm này cũng còn cho thấy, Vinaphone cũng đạt “điểm tuyệt đối” về độ chính xác khi ghi cước cuộc gọi, không có trường hợp nào cuộc gọi bị ghi cước sai hoặc thời gian đàm thoại sai hoặc bị lập hóa đơn sai.

Tỷ lệ cuộc gọi thành công (và được trả lời trong vòng 60 giây) vào bộ phận

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ di động vinaphone của vnpt đồng tháp (Trang 43)