4.2.1 Môi trường vĩ mô
4.2.1.1 Yếu tố kinh tế
Nền kinh tế tỉnh nhà hiện đang trên đà phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch đáng kể. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, từ đó tạo nên nhu cầu sử dụng dịch vụ di động của con người cũng được tăng lên.
Chính điều này đã nói lên yếu tố kinh tế chủ yếu của môi trường này ảnh hưởng đến họat động kinh doanh dịch vụ di động gồm:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Cùng với cả nước, Đồng Tháp hình thành các khu Công nghiệp Trần Quốc Toản TP Cao Lãnh, TX Sa Đéc, Châu Thành,
Lấp Vò, Lai vung, Thanh Bình. Chuyển dịch các vùng trồng lúa quanh năm, nay đã xen canh thêm hoa màu và cây ăn trái.
+ Mức thu nhập của người dân: Từ sự tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh nhà
đã nâng mức thu nhập người dân lên một cách đáng kể, người dân có công ăn
45
tương đối có dư, thì nhu cầu sử dụng dịch vụ Bưu chính sẽ tăng lên, đó chính là
những nhu cầu về giao lưu tình cảm, trao đổi thông tin, thăm hỏi, tặng quà … + Sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan: Yếu tố ảnh hưởng cũng rất
lớn đến các dịch vụ Bưu chính như ngành du lịch. Các khu du lịch như: Khu du
lịch sinh thái Gáo Giồng, Xẻo Quýt, Tràm Chim… góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng các dịch vụ di động.
Bảng 4.6: Thống kê GDP – Thu nhập bình quân đầu người tỉnhĐồng Tháp
Năm Tăng trưởng kinh tế - GDP Thu nhập bình quân đầu người 2010 13,02% 774 USD 2011 13,55% 886 USD 2012 9,76% 967 USD
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp, 2010-2012)
4.2.1.2 Yếu tố chính trị pháp luật
Qua các kỳ họp Đại biểu quốc hội, Đảng và nhà nước vẫn tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
cùng hội nhập kinh tế để phát triển đất nước theo xu hướng toàn cầu hóa. Điều này được thể hiện ở chính sách mở cửa kinh tế, kêu gọi khuyến khích đầu tư nước
ngoài bằng nhiều hình thức, tích cực hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như: ASEAN, APEC, WTO.
Từ khi kinh tế mở cửa, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng. Điều này cho thấy Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà trên hết Việt Nam có một môi trường chính trị ổn định, một quốc
gia yên bình, không có khủng bố, chiến tranh, không nằm trong khu vực nhiều
thiên tai và chi phí nhân công thấp.
Các hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật từng bước được điều chỉnh hoàn thiện. Trong 3 năm qua, do nhận thức được vai trò của ngành Bưu chính viễn thông đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Đảng và
Nhà nước ta đã có chính sách ưu tiên phát triển mạng lưới Bưu chính viễn thông.
Mạng lưới viễn thông đã được số hóa ngang tầm thế giới, chất lượng Viễn thông
46
Tuy chính phủ luôn quan tâm tạo ra sự công bằng giữa các thành phần kinh
tế, nhưng ở mức độ nào đó còn có sự thiên vị trong các quyết định đối với một số ngành kinh doanh điện, nước, viễn thông... nhất là các doanh nghiệp có vốn nhà
nước, điển hình là tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam với hình thức kinh
doanh là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (100% vốn nhà nước). Đây là một lợi thế đối với công ty Viễn thông Đồng Tháp.
4.2.1.3 Yếu tố văn hóa xã hội
Dân số toàn tỉnh Đồng Thápđạt gần 1.673.200 người, mật độ dân số đạt 495 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 297.200 người, dân số sống
tại nông thôn đạt 1.376.000 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 7,0‰ thu nhập bình quân đầu người đạt 9,76% năm 2012. Việc tăng
dân số và thu nhập sẽ góp phần làm tốc độ sử dụng dịch vụ di động, đem lại
doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến năm 2011, dân số nam đạt 833.700 người, đối với nữ đạt 839.500 người, toàn tỉnh Đồng Tháp có 21 dân tộccùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 1.663.718
người,người hoa có 1.855 người,người Khmer có 657 người, còn lại là những
dân tộc khác như Chăm, Thái, Mường, Tày. Do đó, công ty ít bị ảnh hưởng bởi
bản sắc văn hóa của các dân tộc trong khu vực.
4.2.1.4 Yếu tố công nghệ
Viễn thông là một ngành có tốc độ đổi mới công nghệ nhanh. Công nghệ của
viễn thông là một trong những cơ sở hạ tầng cho những ngành kinh tế khác.
Trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ hiện đại được thể hiện ở việc sử dụng ở các
tổng đài điện tử, các phương thức truyền dẫn kỹ thuật cao, việc ứng dụng tin học
hóa, tự động hóa trong các khâu làm việc nhằm nâng cao cường độ, chất lượng và hiệu quả phục vụ khách hàng.
Theo xu hướng chung của ngành, trong thời gian qua đã tiến hành số hóa
toàn bộ thiết bị truyền dẫn và chuyển mạch trên mạng lưới với phương thức
truyền dẫn bằng vệ tinh, cáp quang như hiện nay. Ứng dụng công nghệ mới của
các hãng viễn thônghàng đầu thế giới như: Siemens, NEC, Alcatel…
Trong xu hướng của công nghệ thông tin và viễn thông hiện nay, việc đầu tư
và sử dụng các công nghệ cao là cần thiết và quyết định đến tốc độ phát triển, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tập đoàn. Điển hình là thị trường mạng 3G
47
chính là giá cước dịch vụ, thiết bị đầu cuối vẫn còn khá cao trong khi nội dung
các dịch vụchưa đủ sức hấp dẫn cũng như phạmvi người dùng hẹp và hiện tượng
can nhiễu mạng 3G giữa tháng 5/2010 gây ra tình trạng rớt mạng thường xuyên, cuộc gọi chập chờn hoặc chất lượng dịch vụ không ổn định (đến nay đã được giải
quyết triệt để).
Giữa tháng 10/2010, VNPT đã tiên phong lắp đặt trạm phát sóng công nghệ LTE đầu tiên tại Việt Nam (dịch vụ viễn thông băng rộng di động 4G LTE) với
tốc độ truy cập lên đến 70 Mbps khi thu phát trực tiếp và đạt 20 Mbps khi tín hiệu đâm xuyên qua vật cản như tường nhà, bê tông…đồng thời hợp tác với tập đoàn Alltech Telecom (Nga) thành lập liên doanh sau khi nhận được giấy phép thử
nghiệm và tần số để xây dựng, phát triển mạng dịch vụ 4G LTE tại Việt Nam.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì công nghệ hiên đại chính
là lợi thế của ngành viễn thông nói chung và của VNPT Đồng Tháp nói riêng.
Công ty đã, đang và sẽ không ngừng tìm tòi, cập nhật và ứng dụng những tiến bộ
của công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để nâng cao hiệu quả
hoạt động. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ chính là phương tiện hữu hiệu mà công ty sử dụng để đạt được các mục tiêu, kế hoạch trong tương lai.
4.2.1.5 Yếu tố tự nhiên
Vị trí địa lí: Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu
Long, nằm ở đầu nguồn sông Tiền, lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới
hạn tọa độ 10°07’ - 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông. Phía
Bắc giáp với tỉnh Long An, phía tây bắc giáp tỉnh Preyveng thuộc Campuchia, phía nam giáp An Giang và Cần Thơ.
Tỉnh Đồng Thápcó đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia với chiều
dài khoảng 50 km từ Hồng Ngựđến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước. Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 54 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kếtĐồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
trong khu vực.
Điều kiện tự nhiên: Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng vớiđộ
cao phổ biến 1–2 mét so với mặt biển. Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền. Đồng Tháp nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậuở đây được chia
làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó,mùa mưathường bắt đầu từ
48
trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung
bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa
cả năm. Những đặc điểm về khí hậunhư trên tương đối thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp toàn diện.
Có thể nói tỉnh Đồng Tháp có môi trường tự nhiên tương đối sạch được thiên nhiên ưu đãi có những thuận lợi cơ bản như ít thiên tai, không có bão đỗ bộ
trực tiếp, khí hậu tương đối điều hòa. Cho nên yếu tố này ít ảnh hưởng đến việc
cung cấp các dịch vụ của công ty. Điển hình như tình trạng nhiễu sóng đối với thông tin di động, các sự cố với tổng đài, thiết bị viễn thông rất ít xảy ra.
4.2.2 Môi trường ngành
4.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Mặc dù Mobifone và Vinaphone đều trực thuộc VNPT nhưng do cùng kinh
doanh dịch vụ điện thoại di động nên vẫn có cạnh tranh. Hoạt động cạnh tranh
giữa Vinaphone và Mobifone như sau: Về khả năng cung cấp dịch vụ, Mobifone
và Vinaphone có năng lực ngang nhau nhất là các dịch vụ gia tăng giá trị; Về chất lượng dịch vụ, chấtlượng liên lạc của Mobifone rẽ hơn và ít rớt cuộc gọi hơn; Về giá cước dịch vụ, Mobifone và Vinaphone đều do Bộ Bưu chính - Viễn thông quy
định và do VNPT cụ thể hoá, điều này tạo ra một nguy cơ làm yếu năng lực cạnh
tranh của VNPT; Về mạng lưới tiếp cận khách hàng, Vinaphone có mạng lưới
tiếp cận khách hàng rộng hơn Mobifone vì Vinaphone được sự hỗ trợ rất đắc lực
của 64 bưu điện tỉnh thành phố trên toàn quốc, nhưng chất lượng công tác chăm
sóc khách hàng của Mobifone tốt hơn; Về công tác Marketing, hoạt động
Marketing của Mobifone và Vinaphone hiệu quả chưa cao; Về mạng lưới thông
tin, Mobifone chưa theo kịp Vinaphone về quy mô mạng lưới.
Viettel là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng, được thành lập từ năm 1996, đến năm 1998 được Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính
Viễn thông) cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại di động mặt đất, Viettel sử dụng công nghệ GSM, tuy mới gia nhập thị trường nhưng việc xây
dựng thương hiệu cho dịch vụ điện thoại di động của Viettel khá hiệu quả. Ngoài ra, Viettel có sự linh hoạt trong các quyết định kinh doanh, Viettel được hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ khuyến khích các nhà khai thác mới do thị phần
nhỏ. Hiện nay Viettel đã phủ sóng tại 63/63 tỉnh thành phố trên cả nước và đã
49
lớn nhất. Trong giai đoạn tới, Viettel sẽ vẫn là đối thủ cạnh tranh ngang tầm
ngang sức với Mobifone và Vinaphone.
Thị trường dịch vụ thông tin di động cuối tháng 12/2011 đến 6/2012 đã có sự thay đổi các nhà khai thác dịch vụ, cuối tháng 3/2012, EVN Telecom đã sát nhập vào Viettel, trên cơ sở đó mạng EVN Mobile trước do EVN Telecom quản lý đã chuyển sang Viettel và vào ngày 17/9, thương hiệu Beeline đã được đổi thành thương hiệu Gmobile.
Như vậy, trên thị trường thông tin di động Việt Nam hiện nay có 6 nhà khai thác dịch vụ chính, trong đó có 3 mạng lớn đó là Viettel, Mobifone và Vinaphone với thị phần tương ứng là 40%, 18,45%, và 30%; khoảng hơn 10% còn lại thuộc
về 3 nhà mạng (Gmobile, Vietnammobile, S-Fone). Bảng 4.7: Ma trận hình ảnh cạnh tranh Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Tầm quan trọng Phân loại
Vinaphone Mobifone Viettel
Điểm Điểm- trọng số Điểm Điểm- trọng số Điểm Điểm- trọng số Thị phần 0,147 3 0,441 3 0,441 4 0,588 Chất lượng sản phẩm 0,161 3 0,483 3 0,483 3 0,483 Khả năng cạnh tranh về giá 0,122 2 0,244 2 0,244 3 0,336 Khả năng tài chính 0,074 3 0,222 3 0,222 3 0,222 Lòng trung thành của KH 0,122 3 0,366 3 0,366 2 0,244 Hoạt động chiêu thị 0,091 2 0,182 3 0,273 3 0,273 Hệ thống phân phối 0,071 3 0,213 3 0,213 3 0,213 Cơ sở vật chất 0,076 4 0,304 3 0,228 3 0,228 Uy tín của công ty 0,064 4 0,256 4 0,256 2 0,128 Đội ngũ nhân sự 0,072 3 0,216 3 0,216 3 0,216 Tổng cộng 1,00 2,927 2,942 2,961
(Nguồn: Theo đánh giá của chuyên gia)
Qua bảng phân tích trên ta thấy mức điểm của công ty là 2,927 cho thấy
50
cao, nhưng so với 2 đối thủ cạnh tranh hàng đầu là Mobi và Viettel thì năng lực
cạnh tranh của Vinaphone kém hơn một chút. Đây là thách thức cho Vinaphone
khi phải đối đầu với 2 đối thủ này, nên công ty cần có những chiến lược cạnh
tranh thích hợp, tránh cho đối thủ khai thác những điểm yếu của công ty.
4.2.2.2 Đối thủ tiềm ẩn
Hiện nay VNPT đang phải chịu áp lực từ các đổi thủ tiềm ẩn trong nước, đặc
biệt là các doanh nghiệp viễn thông mới được cấp phép cung cấp các dịch vụ viễn
thông trên thị trường Việt Nam như: Công ty Viễn thông toàn cầu (G-Tel), Tổng
công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC)... Các doanh nghiệp này có lợi thế là các doanh nghiệp đi sau đầu tư thẳng vào công nghệ hiện đại nhất phù hợp với xu
thế phát triển trên thế giới với qui mô doanh nghiệp tuy gọn nhưng hiệu quả, biết
tận dụng các kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông đi trước
và khắc phục được các nhược điểm thiếu linh hoạt trong việc phản ứng với những
biến động của thị trường, không tập trung phát triển mạng lưới, khách hàng dàn trải mà chọn lựa các thị trường có mức lợi nhuận cao, khách hàng tập trung, để
phát triển mạng lưới và thu hồi vốn.
Khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, đặc biệt là sau khi các cam kết về mở cửa thị trường viễn thông có hiệu lực thì sẽ xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp viễn thông nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn góp từ nước ngoài vì tiềm lực về vốn, kinh nghiệm quản lý hiện đại được thành lập và kinh doanh hợp
pháp các dịch vụ di động trên thị trường Việt Nam. Điều này dẫn đến việc chia sẽ
thị trường và VNPT sẽ mất dần vị trí chủ đạo hiện nay. Cũng chính điều này đòi hỏi VNPT phải tận dụng mạng lưới và khách hàng sẵn có, đổi mới công nghệ, đa
dạng dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nội tại, chiếm lĩnh thị trường, đứng vững trên mọi môi trường cạnh tranh.
4.2.2.3 Sản phẩm thay thế
Các sản phẩm, dịch vụ thay thế cũng là một áp lực cạnh tranh quan trọng đối
với Vinaphone. Các dịch vụ thay thế là các dịch vụ có thể thõa mãn cùng một nhu
cầu hoặc tích hợp các nhu cầu của khách hàng. Với sự phát triển vượt bậc về công
nghệ, các nhà khoa học đã phát minh ra rất nhiều loại hình dịch vụ thay thế có
khả năng cạnh tranh với dịch vụ di động hiện tại do VNPT cung cấp như điện
thoại qua Internet, thư điện tử (e-mail) hoặc các dịch vụ thoại, fax, truyền số
51
Đứng trước bối cảnh các tiến bộ KHCN thay đổi như vũ bão, công nghệ
ngày càng hiện đại hơn đòi hỏi Vinaphone cần phải xem xét mức độ thay thế của
các dịch vụ khác đối với dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp và sự phát triển
của các dịch vụ đó.
4.2.2.4 Áp lực từ nhà cung cấp