Chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chiếm khoảng trên 60% tổng chi ngân sách trên địa bàn và khoảng 80% tổng số chi ngân sách trong cân đối. Để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủđộng và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện Luật NSNN sửa đổi có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004, Nghịđịnh số 60/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 59/2003/TT-BTC, Thông tư số 79/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật NSNN và kiểm soát chi NSNN qua KBNN. So với cơ chế kiểm soát chi trong giai đoạn trước, thì cơ chế kiểm soát chi mới có một sốđiểm thay đổi cơ bản. cụ thể là:
- Dự toán chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng NSNN được giao theo 4 nhóm mục chi chủ yếu là: chi thanh toán cho cá nhân; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm, sửa chữa và nhóm mục chi khác thay cho việc phải được quy định chi tiết việc phân phối hạn mức kinh phí theo 11 mục chi chủ yếu của mục lục NSNN như trước đây.
- Chuyển đổi hình thức cấp phát theo hạn mức kinh phí bằng hình thức chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN. Đây là bước chuyển biến mang tính đột phá của Luật NSNN sửa đổi. Thông qua việc giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi của đơn vị sử dụng NSNN; đồng thời, việc kiểm soát chi của KBNN cũng được thông thoáng hơn.
- Bổ sung phương thức tạm cấp kinh phí NSNN vào đầu năm ngân sách khi dự toán NSNN và phương án phân bổ NSNN chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán NSNN và chi ứng trước cho dự toán năm sau (được thực hiện cho một số nhiệm vụ quan trọng cấp bách theo chếđộ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định, nhưng chưa được bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng không đáp ứng được).
- Đơn vịđược KBNN cấp phát tạm ứng bằng tiền mặt thuộc nguồn kinh phí năm sau để chi cho một số khoản như chi lương, chi nghiệp vụ, công vụ phí và một số khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy. Khi đơn vị đề nghị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 tạm ứng tiền mặt thuộc NSNN cho đơn vị theo thông báo của cơ quan tài chính (trường hợp dự toán hoặc phương án phân bổ NSNN chưa được phê duyệt) hoặc cấp phát tạm ứng cho đơn vị theo quy định.
- Đối với các khoản chi về mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cốđịnh, ngoài việc tuân thủ theo nhu cầu chi quý và dự toán chi năm được duyệt, còn phải tuân thủ theo dự toán chi quý do cơ quan có thẩm quyền duyệt (cùng với dự toán năm); đồng thời, khi thực hiện mua sắm, sửa chữa, đơn vị phải dự trù chi tiết cho công việc mua sắm, sửa chữa trình cơ quan chủ quản cấp trên phê duyệt và gửi KBNN để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán.
- Các khoản tạm ứng đến hết ngày 31/12 chưa đủ thủ tục thanh toán được phép tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Trường hợp hết thời gian chỉnh lý quyết toán vẫn chưa đủ thủ tục thanh toán, thì đơn vị phải làm thủ tục cho phép chuyển tạm ứng sang năm sau.