Tình hình chi thường xuyên ngân sách tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu tăng cường kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 69)

Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Kế hoạch (tỷđồng) Thực hiện (tỷđồng) so sánh TH/KH (%) Kế hoạch (tỷ đồng) Thực hiện (tỷđồng) so sánh TH/KH (%) Kế hoạch (tỷ đồng) Thực hiện (tỷđồng) so sánh TH/KH (%) 1 2 3 4=3/4 5 6 7=6/5 8 9 10=9/8

Tổng chi thường xuyên NST 7.476 7.343 98,2 8.496 8.484 99,8 9.849 9.833 99,8

1. Chi quốc phòng 179 175 97,8 177 176 99,8 188 186 98,9

2. Chi sự nghiệp giáo dục 2.523 2.513 99,6 2.906 2.905 99,4 3145 3143 99,9

3. Chi sự nghiệp y tế 1.085 1.053 97,0 801 800 99,8 851 849 99,7

4. Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 72 68 94,4 62 61 98,3 80 78 97,5

5.Chi sự nghiệp kinh tế 805 802 99,6 943 942 99,8 448 446 99,6

6. Sự nghiệp phát thanh truyền hình 36 34 94,4 45 43 95,6 48 47 97,9

7. Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 409 338 82,6 380 379 99,7 380 378 99,5

8. Chi quản lý NN, Đảng, đoàn thể 1.184 1.181 99,7 1.370 1.368 99,8 1534 1533 99,9

9. Chi sự nghiệp kinh tế 512 511 99,8 575 574 99,8 755 754 99,8

10. Chi khác ngân sách 671 668 99,6 1.237 1.236 99,9 2420 2419 99,9

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61 Qua bảng số liệu trên, khoản chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể số thực hiện năm sau tăng cao hơn nhiều so với năm trước cụ thể: năm 2012 chi 1.181 tỷ đồng, năm 2013 chi 1.368 tỷ đồng đến năm 2014 chi 1.533 tỷđồng. Nguyên nhân khoản chi này tăng là do tiền lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo lương tăng lên nhanh theo mức tăng tiền lương tối thiểu từ tháng 5 năm 2012 tăng lên mức 1.150.000 đồng vào tháng 7 năm 2013.

Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể phần lớn là các khoản chi cho con người mà các khoản chi này là có chế độ, tiêu chuẩn và định mức nên tính chất chi không phức tạp, quản lý chi đơn giản. Chúng ta nên tăng cường quản lý chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi khác (các khoản chi thường xuyên). Các khoản này chiếm tỷ trọng lớn khoản 50% trên tổng chi NSNN và các khoản chi này dễ làm thất thoát và lãng phí ngân sách.

*Ưu điểm:

Nhiều đơn vị đã thực hiện tốt khoản chi này, đã đảm bảo điều kiện vật chất cho đơn vị thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình trong việc duy trì bộ máy quản lý hành chính, triển khai các chính sách chế độ của nhà nước trên địa bàn xã góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã nghiên cứu ban hành được định mức chi thường xuyên cho ngân sách tỉnh trên cơ sởđịnh mức chi thường xuyên được tính trên tiêu thức số cán bộ công chức có tại đơn vị. Việc áp dụng định mức chi thường xuyên đã khắc phục được tình trạng mất cân bằng trước đây và là cơ sởđể tính số bổ sung cho ngân sách đơn vịđược thuận lợi và chính xác.

Trong chi quản lý hành chính, việc bố trí chi lương, phụ cấp cho cán bộđơn vị đã được chú trọng, hầu hết các đơn vịđều tham gia đóng góp BHXH và BHYT cho cán bộ . Việc chỉđạo của ngành tài chính và kiểm soát qua KBNN đã có hiệu quả rõ rệt nên hiện tượng nợ lương kéo dài đến nay cơ bản đã được khắc phục. Khoản chi cho công tác phí, hội nghị phí được thực hiện tương đối tốt theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/10/2010 của Bộ Tài chính và Nghị quyết số 35/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang; không có đơn vị sử dụng ngân sách nào chi vượt quá mức quy định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 * Hạn chế:

Công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tỉnh tại KBNN Bắc Giang còn có những hạn chế trong nội tại, KBNN Bắc Giang cũng như do những tác động bên ngoài như cơ chế quản lý của các đơn vị sử dụng ngân sách, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cùng cấp trên địa bàn.

Tuy đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp để tiết kiệm chi nhưng số chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi. Từđó ảnh hưởng đến nguồn bố trí chi thuộc các lĩnh vực khác thuộc ngân sách tỉnh.

Do nguồn thu ngân sách mang tính thời vụ (đặc biệt là khoản thu tiền đất) nên các đơn vị thường thiếu nguồn để chi vào tháng 9 đến tháng 12 làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chi thường xuyên của những tháng này và dễ xảy ra tình trạng nợ chi thường xuyên.

- Quyết định phân bổ dự toán ngân sách tỉnh hàng năm của HĐND tỉnh chưa đảm bảo kịp thời do trong năm ngân sách có rất nhiều nhiệm vụ phát sinh, đột xuất, mà HĐND tỉnh thì 6 tháng mới họp 01 lần.

- Dự toán chi ngân sách hàng năm các đơn vị khi xây dựng chưa bám sát các nhiệm vụ phát sinh trong năm do vậy dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung dự toán rất lớn cho nhiệm vụ chi này, nhất là vào những tháng cuối quý 4 thì thường xuyên xảy ra tình trạng điều chỉnh dự toán chi nhiều hơn. KBNN Bắc Giang và đơn vị phải phối hợp điều chỉnh dự toán làm mất thời gian cho đơn vị và KBNN.

- Việc định mức tồn quỹ tiền mặt thấp vì vậy căn cứ nhu cầu chi của đơn vị và đề nghị rút theo yêu cầu.

Để có cơ sởđánh giá toàn diện hơn số chi thường xuyên qua các năm, ta lần lượt phân tích khoản chi sau:

* Chi sự nghiệp kinh tế:

Khoản chi này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi thường xuyên của ngân sách tỉnh Chi sự nghiệp kinh tế bao gồm chi cho các sự nghiệp: sự nghiệp lâm nghiệp (chi trồng rừng, chi mua dụng cụ phòng cháy, chữa cháy...); sự nghiệp nông nghiệp (chi lương cán bộ thú y cơ sở, chi phụ cấp thú y thôn,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất), sự nghiệp thủy lợi( chi phòng chống lụt bão, chi hỗ trợ đê điều, xử lý vi phạm luật đê điều, tu sửa công trình PCLB), sự nghiệp giao thông và kiến thiết thị chính (duy tu bảo dưỡng đường giao thông, hệ thống đèn điện chiếu sáng...), sự nghiệp tiểu thủ công nghiệp (chi đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp, nông thôn...).

Qua bảng số liệu năm 2012 chi: 802 tỷ đồng đạt 99,6% so với kế hoạch giao; năm 2013 chi 942 tỷđồng đạt 99,8% so với kế hoạch; năm 2014 chi 446 tỷ đồng đạt 99,6 % so với kế hoạch. Nhìn chung số chi này tương xứng với vai trò của các hoạt động sự nghiệp trong việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay. Khoản chi sự nghiệp kinh tế cần được chú trọng hơn nữa trong tổng chi thường xuyên, nhất là trong giai đoạn hiện nay cần thiết phải đầu tư các ngành nghề chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật.

Ngân sách tỉnh đã bố trí các khoản chi sự nghiệp kinh tế tương đối toàn diện trên tất cả các mặt. Hầu hết các đơn vị đều được ưu tiên chi cho sự nghiệp giao thông, thuỷ lợi nhằm tăng thu sự nghiệp trong tương lai.

* Chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục

Chi cho sự nghiệp giáo dục luôn được tỉnh chú trọng và quan tâm: Năm 2012 chi cho sự nghiệp giáo dục là 2.513 tỷ đồng đạt 99,6% so với kế hoạch giao; năm 2013 là 2.905 tỷ đồng đạt 99,4% so với kế hoạch giao; năm 2014 là 3.143 tỷ đồng đạt 99,9% so với kế hoạch giao. Việc đầu tư cho giáo dục là mục tiêu quan trọng hàng đầu, ngành giáo dục đã tập trung hỗ trợ cho việc phổ cập giáo dục ở cơ sở, đồng thời có chính sách động viên khen thưởng kịp thời cho những học sinh có thành tích trong học tập tốt, giáo viên giỏi nhằm kích thích phong trào học tập trong nhà trường.

Tuy nhiên số chi cho sự nghiệp giáo dục còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi thường xuyên (từ 4 - 6 %), chủ yếu chi để hỗ trợ phụ cấp cho giáo viên mầm non; sửa chữa cải tạo trường học, nhà trẻ; mua sắm trang bị thêm bàn ghế, đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ... Ngoài ra nhiều trường còn chưa chú trọng đúng mức việc xã hội hoá, còn nặng cơ chế bao cấp, chưa phát huy được tiềm năng tại chỗ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64

* Chi thường xuyên sự nghiệp y tế

Chi sự nghiệp y tế chủ yếu phục vụ cho việc mua sắm, sửa chữa các loại dụng cụ thiết bị y tế, chi tiền thuốc khám chữa bệnh, chi hỗ trợ cán bộ trung tâm y tế thành phố, phường, chi các chương trình phòng bệnh tiêm chủng mở rộng, chi trực trạm ngoài giờ hành chính, chi tuyên truyền, vận động thực hiện phong trào kế hoạch hóa gia đình...

Khoản chi này đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ, phòng chống bệnh tật, phát hiện dịch bệnh nhất là trong giai đoạn hiện nay nguy cơ nhiều bệnh dịch có thể bùng phát.

Năm 2012 chi cho sự nghiệp y tế là 1.053 tỷđồng đạt 97% so với kế hoạch; năm 2013 là 800 tỷđồng bằng 99,8 % so với kế hoạch; năm 2014 là 849 tỷđồng bằng 99,7 % so với kế hoạch. Điều này chứng tỏ tỉnh đã thực sự quan tâm đầu tư cho sự nghiệp y tế.

* Chi sự nghiệp văn hoá - thông tin

Năm 2012 chi sự nghiệp văn hóa thông tin là 68 tỷđồng đạt 97% so với kế hoạch được giao; năm 2013 là 61 tỷđồng đạt 98,3 % so với kế hoạch; năm 2014 là 78 tỷđồng đạt 97,5% so với kế hoạch.

* Chi sự nghiệp xã hội

Khoản chi này đã đáp ứng được các nhu cầu về chi trợ cấp hàng tháng cho cán bộ nghỉ việc theo chế độ hiện hành; chi cứu tế xã hội; chi thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sỹ; chi hỗ trợ cho các gia đình khó khăn theo chính sách Nhà nước..

Chi sự nghiệp xã hội chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi thường xuyên đáp ứng các nhu cầu về chi trợ cấp hàng tháng cho cán bộ nghỉ theo chếđộ, chi thăm hỏi các gia đình chính sách… Năm 2012 là 338 tỷđồng đạt 82,6% so với kế hoạch được giao; năm 2013 là 379 tỷđồng đạt 99,7% so với kế hoạch; năm 2014 là 378 tỷđồng đạt 99,5 % so với kế hoạch được giao.

Nguyên nhân dẫn đến xu hướng tăng là do số lượng cán bộ nghỉ hưu hiện nay khá lớn; chi trợ cấp tết cho người nghèo, thực hiện những chính sách đảm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 bảo xã hội cho các đối tượng như: chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, chính sách hỗ trợ hộ nghèo về tiền điện…

Tuy nhiên một số đơn vị chưa thống kê đầy đủ các đối tượng chính sách xã hội cần quan tâm nên việc bố trí chi chưa được đầy đủ.

* Chi công tác quốc phòng

- Chi công tác quốc phòng là một khoản chi để thực hiện một nhiệm vụ quan trọng của cấp ngân sách đó là thực hiện tốt pháp lệnh dân quân tự vệ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương gồm chi cho huấn luyện dân quân tự vệ, chi tuyên truyền vận động phong trào bảo vệ an ninh trên địa bàn.

- Tỷ lệ khoản chi này thường chiếm tỷ trọng tương đối hợp lý (từ 4% - 10%) trong tổng chi thường xuyên. Như vậy khoản chi này có xu hướng tăng dần. Số chi này có xu hướng tăng lên chứng tỏ các xã có sự quan tâm và chú trọng lớn đến vấn đề an ninh quốc phòng.

- Những khoản chi này đã góp phần khắc phục và làm giảm đáng kể tình hình tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cướp giật, nghiện hút... góp phần ổn định tình hình an ninh trên địa bàn tỉnh.

b) Mc tiêu, nguyên tc kim soát chi thường xuyên ngân sách tnh ti Kho bc Nhà nước Bc Giang

* Mục tiêu:

Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, tất cả các khoản chi phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã được phân khai chi tiết.

Kiểm soát các khoản chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định, đảm bảo các khoản chi ngân sách không bị thất thoát, hiệu quả.

Các khoản chi phải có đầy đủ chứng từ, hồ sơ, thủ tục theo quy định đối với từng khoản chi.

Có sự phân công cụ thể nhiệm vụ đối với cán bộ tham gia quy trình kiểm soát chi, đảm bảo giải quyết công việc nhanh gọn, tránh gây phiền hà cho khách hàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 Các khoản chi phải được thanh toán trực tiếp đến đối tượng hưởng.

* Nguyên tắc:

Thứ nhất: Tất cả các khoản chi thường xuyên ngân sách tỉnh phải được kiểm soát chặt chẽ qua việc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng các đơn vị chuẩn chi.

Thứ hai: Mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước. Các khoản chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Thứ ba: Việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ KBNN Bắc Giang cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung ứng hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, KBNN Bắc Giang thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

Thứ tư: Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi NSNN các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN Bắc Giang thực hiện việc thu hồi cho ngân sách nhà nước theo đúng trình tự quy định.

c) Kiểm soát lập dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Kho bạc Nhà nước Bắc Giang

Dự toán tạo khuôn khổ cho việc chấp hành ngân sách. Nó được xem như là một hướng dẫn về mặt tài chính cho hoạt động của Nhà nước và nó giúp cho Nhà nước đảm bảo các hoạt động theo đúng các mục tiêu đã đề ra.

Kiểm soát chi theo dự toán có ý nghĩa rất quan trọng, trước hết là nhằm thiết lập kỷ luật tài chính trong quá trình quản lý và hoạt động của nhà nước theo định hướng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ đã định ra. Thông qua kiểm soát chi theo dự toán để xác lập rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các cấp các ngành trong quản lý ngân sách. Kiểm soát chi theo dự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 toán là cơ sở để đánh giá hiệu quả của hoạt động khu vực công. Qua đó điều chỉnh, thiết lập có hiệu quả các yếu tố thuộc về quản lý như: tổ chức, xây dựng thể chế, cung cấp thông tin, sử dụng các công cụđể phân bổ nguồn lực tối ưu và sử dụng nguồn lực ấy có hiệu quả cao hơn, tránh làm lãng phí nguồn lực .

Hình thức giao dự toán:

Dự toán của các đơn vị sử dụng NSNN giao dịch tại văn phòng KBNN tỉnh đã giao chi tiết đến loại, khoản của mục lục NSNN theo 4 nhóm mục chi (nhóm

Một phần của tài liệu tăng cường kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước tỉnh bắc giang (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)