Tỉnh Bắc Giang là trung tâm chính trị, kinh tế thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Bắc Giang nằm trong vùng trung du miền núi phía đông Bắc bộ nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội. Bắc Giang giáp với nhiều tỉnh thành, phía bắc và đông bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía đông giáp với quảng Ninh, phía tây và tây bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội, phía nam và tây nam giáp tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương. Theo số liệu cục thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2013 diện tích tự nhiên 3.849,7 km², dân số Bắc Giang trên 1,6 triệu người; gồm có 9 huyện (Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng) và thành phố Bắc Giang với 229 xã, phường, thị trấn. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng. Giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11%. Tổng diện tích địa giới hành chính là 384.945,1 ha trong đó: Đất nông nghiệp 275.848,9 ha; đất phi nông nghiệp: 93.350,9 ha; đất chưa sử dụng: 15.745,3 ha.
Tài nguyên rừng
Năm 2013, diện tích đất có rừng toàn tỉnh Bắc Giang đạt 82.226 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế. Bắc Giang có rừng như: Trong khu vực rừng của tỉnh có nhiều loại cây lá kim (như pơmu, thông nàng, thông tre lá lớn, sa mộc, sam mộc) xen lẫn cây lá rộng thuộc họ sồi dẻ. Ở độ cao trên 2000m, rừng hỗn giao giảm dần, đường kính thân có cây tới 1,5m. Ngoài ra còn có các loại cây gỗ quý, cây thuốc quý, động vật hiếm cùng nhiều khu rừng cho lâm, đặc sản như: măng, nấm hương, mộc nhĩ, trẩu, quế, chè...
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản Bắc Giang khá đa dạng và phong phú hiện đã điều tra 40 điểm mỏ khoáng sản, xếp vào các nhóm khoáng sản năng lượng, khoáng sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản kim loại và nhóm nước khoáng. Nhóm khoáng sản năng lượng gồm các loại than nâu, than Antraxit, đá chứa dầu, than bùn…; loại than nâu nằm mỏ than Bố hạ, mỏ than Sơn Động. Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng gồm đá vôi, đá ốp lát, sét gạch ngói, cát sỏi…được phân bố rộng rãi trên khắp địa bàn tỉnh. Nhóm khoáng chất công nghiệp gồm đầy đủ các nguyên liệu công nghiệp từ nguyên liệu phân bón, nguyên liệu hoá chất, nguyên liệu kỹ thuật, đặc biệt là đá quý và bán đá quý được phân bố chủ yếu ở Huyện Sơn Động. Nhóm khoáng sản kim loại có đủ các loại từ kim loại đen (sắt) đến kim loại nâu (đồng, chì, kẽm) và kim loại quý (vàng).
Tiềm năng kinh tế
Bắc Giang có lợi thế để phát triển ngành nông – lâm sản gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng; trồng và chế biến keo, bạch đàn, cây gỗ Lim , cây gỗ lát cây chè, ; trồng và chế biến sắn, hoa quả cây vải cây bưởi diễn; nuôi gà đồi Yên thế.
Tiềm năng du lịch
Bắc Giang là một tỉnh miền núi, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp có Suối mỡ, khuôn thần; Di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám ở huyện Yên Thế. Chùa Đức La ở huyện Yên Dũng là những di tích lịch sử của tỉnh được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.