a) Kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp
Theo Bạch Thị Minh Huyền (2003). Trong suốt chu trình quản lý chi NSNN đòi hỏi một khoản chi của NSNN phải được quản lý, kiểm soát từ khâu lập dự toán ngân sách; phân bổ ngân sách; ký kết hợp đồng và thực hiện cam kết chi; thực hiện nhận hàng hoá, dịch vụ; thanh toán chi trả; kế toán và quyết toán ngân sách. Trên thế giới, rất nhiều nước đã thực hiện chu trình này, trong đó có nước Pháp. Cam kết chi là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý chi NSNN.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 Cam kết chi: Là việc các Đơn vị sử dụng ngân sách cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ dự toán được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp.
Cam kết chi NSNN của nước Cộng hoà Pháp được thực hiện qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Cam kết về mặt Pháp lý được thực hiện khi đơn vị tiến hành ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo luật thầu công. Tại bước này, chỉ thực hiện kế toán tổng quát (theo kiểu ghi đơn), chưa thực hiện kế toán ngân sách.
Giai đoạn 2 : Cam kết về khả năng thanh toán được thực hiện khi đơn vị đã nhận được l phần hàng hoá, dịch vụ của nhà cung cấp. Tại bước này, cùng với việc hạch toán kế toán ngân sách (hạch toán kép) thì cũng sẽ trừ vào dự toán được giao của đơn vị (tại Pháp phần kinh phí này được gọi là kinh phí chi trả) đểđảm bảo có đủ kinh phí thanh toán cho các hợp đồng đã ký.
Như vậy, cam kết về khả năng thanh toán luôn có ý nghĩa quan trọng, nó đảm bảo cho cam kết pháp lý được thực hiện. Kiểm soát viên tài chính sẽ kiểm soát quá trình cam kết này. Tại Pháp có một số đơn vị, cá nhân tham gia vào quá trình quản lý, kiểm soát cam kết chi và thực hiện thanh toán, cụ thể như sau:
Chuẩn chi viên: Là một công chức nắm giữ một khoản ngân sách, có trách nhiệm thay mặt Nhà nước cam kết về mặt pháp lý đối với người thứ ba (đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ), tính toán các khoản chi và ra lệnh chi trả cho kế toán thực hiện.
Do có sự uỷ nhiệm quyền lực của các Bộ trưởng cho các Tỉnh trưởng, Vùng trưởng, nên có sự chuyển giao quyền chuẩn chi của các Bộ trưởng cho các Tỉnh trưởng hoặc Vùng trưởng.
Kế toán viên: Kế toán viên được đặt dưới quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính và là những người duy nhất đủ tư cách điều khiển kinh phí ngân sách và thông qua đó họ thực hiện việc kiểm soát theo các quy định của Luật ngân sách mới. Tuy nhiên, khi kiểm soát thanh toán, kế toán Kho bạc sẽ không kiểm soát tính hiệu quả của khoản chi và tính hợp pháp của khoản chi (các nội dung này sẽ do người chuẩn chi chịu trách nhiệm kiểm soát).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 Do thực hiện yêu cầu tách riêng với Chuẩn chi viên, nên Kế toán viên phải gánh chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm vật chất về các nghiệp vụ thu - chi mà họđã thực hiện kiểm soát. Theo đó, mọi hậu quả, sai sót do Kế toán viên gây ra (như chi tiêu không có giải trình; các khoản thu không thu được hoặc hụt quỹ....) sẽ được đảm bảo bằng tài sản cá nhân của họ. Chính vì vậy, các Kế toán viên sẽ phải ký quỹ hoặc thế chấp bất động sản hợp pháp của họ để đảm bảo năng lực thực thi trách nhiệm khi phát sinh.
Kiểm soát viên tài chính: Kiểm soát chi do Kế toán viên thực hiện xảy ra vào giai đoạn cuối của quy trình chấp hành chi ngân sách, tức là vào thời điểm thanh toán, chi trả. Tại thời điểm này đã tồn tại một cam kết pháp lý giữa một bên là đại diện Nhà nước (các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách cấp) và một bên là các đối tượng thụ hưởng (nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ). Do vậy, mọi sự sai sót do Kế toán viên phát hiện và ngăn chặn không thanh toán, chi trả thường phải được giải quyết bằng con đường toà án. Do vậy, để hạn chế các sai sót cần phải có một cơ chế kiểm soát trước khi thực hiện các cam kết chi. Cơ chế này được gọi là cơ chế kiểm soát tài chính và những người thực hiện nhiệm vụ này được gọi là các kiểm soát viên tài chính.
Kiểm soát viên tài chính ở cấp trung ương là một công chức do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm và đặt tại các Bộ chi tiêu; Kiểm soát viên tài chính ở cấp địa phương được giao cho Giám đốc các Kho bạc.
Kiểm soát tài chính ở cấp trung ương là quá trình kiểm soát trước đối với mọi hoạt động mang tính chất cam kết của Nhà nước về mặt tài chính nhằm ngăn chặn và phòng ngừa các Chuẩn chi viên chính chi vượt số kinh phí mà Kiểm soát viên tài chính đã duyệt (trừ trường hợp có sựđồng ý của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Kiểm soát viên tài chính cấp trung ương sẽ can thiệp hai lần vào quá trình chấp hành chi ngân sách:
+ Lần 1: Kiểm soát viên tài chính kiểm tra tính hợp pháp về ngân sách (kiểm tra tính khả dụng của kinh phí; ước tính số chi phí thực của khoản chi dự kiến); kiểm tra sự tôn trọng pháp luật và các quy chế theo quy định của Luật Hợp đồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 công cộng; đánh giá hiệu quả của khoản chi (có nghĩa là Luật trao cho họ vai trò cố vấn tài chính cho Chuẩn chi viên chính).
+ Lần 2: Kiểm soát viên tài chính kiểm tra trước khi lệnh chi được thực hiện, cụ thể: kiểm tra xem lệnh chi có hợp pháp, hợp lệ so với cam kết đã có trước đó hay không; kiểm tra các khoản uỷ quyền kinh phí do Bộ trưởng Bộ chi tiêu thực hiện đối với chuẩn chi viên cấp 2.
Kiểm soát tài chính địa phương được thiết lập từ những năm 1970 và là đối tượng cải cách quan trọng trong bối cảnh vận động theo hướng phi tập trung hoá, nhưng phải đến năm 1997 nó mới đạt được kết quả.
Qua nghiên cứu cơ chế quản lý cam kết chi và thanh toán tại Pháp, ta thấy có một số nét khác biệt cơ bản so với cơ chế quản lý, kiểm soát chi NSNN tại Việt Nam như:
Lập dự toán ngân sách chuyển từ ngân sách theo khoản mục sang ngân sách theo nhiệm vụ, chương trình, hành động, phân bổ NSNN không phân biệt chi đầu tư hoặc chi thường xuyên.
Kiểm soát chi và cam kết chi có sự khác biệt giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (do ngân sách không có sự lồng ghép giữa các cấp ngân sách). Ngân sách trung ương phải thực hiện cam kết chi, song đối với ngân sách địa phương thì lại không bắt buộc phải thực hiện cam kết chi.
Vai trò và trách nhiệm của Kho bạc trong Kiểm soát chi NSNN được giảm dần và tăng cường vai trò và trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách trong kiểm soát chi tiêu. Kho bạc chuyển từ việc kiểm soát toàn bộ các khoản chi NSNN sang hình thức kiểm tra theo mẫu, kiểm tra theo ngưỡng chi tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất của khoản chi hoặc mức độ tin cậy của đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp.
b) Kinh nghiệm của Canada
Theo Bạch Thị Minh Huyền (2003). Hiến pháp của Canada, bộ máy quản lý Nhà nước được chia làm ba cấp: Chính phủ Liên bang, Chính phủ Bang và chính quyền tỉnh. Do vậy, NSNN được hình thành theo ba cấp tương ứng, mỗi cấp ngân sách được quyền có những khoản thu và có những nhiệm vụ chi riêng.
Quản lý chi NSNN nói chung và kiểm soát chi NSNN nói riêng được dựa trên nguyên tắc phân định rõ ràng, rành mạch về trách nhiệm, quyền hạn cũng như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 nghĩa vụ và lợi ích giữa chính quyền các cấp, không những đảm bảo sự hoạt động bình thường, có hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước mà còn đảm bảo được việc cung cấp các dịch vụ công cộng có chất lượng cao trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ Canada.
- Các cơ quan của Chính phủ tham gia vào quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Liên bang gồm :
+ Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì lập kế hoạch thu - chi ngân sách.
+ Tổng cục Thuế là cơ quan ngang Bộ (thuộc Chính phủ) tổ chức việc thu thuế. + Kho bạc là cơ quan ngang bộ (thuộc Chính phủ) chịu trách nhiệm chấp hành và quyết toán ngân sách. Kho bạc Canada cũng là cơ quan quản lý, theo dõi hoạt động của tất cả các cơ quan khác của Chính phủ.
+ Tổng Kiểm toán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Quốc hội (độc lập so với Chính phủ) tổ chức kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách và kiểm toán các chương trình chi tiêu công cộng của Chính phủ.
- Quy trình lập ngân sách liên bang hàng năm: Quy trình lập kế hoạch ngân sách liên bang ở Canada hàng năm như sau (năm ngân sách bắt đầu từ 1/4, kết thúc vào 31/3 hàng năm) :
+ Trong tháng 6 Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính họp đánh giá và dự báo tình hình ngân sách trong năm kế hoạch và các năm sau.
+ Từ tháng 6 đến tháng 9, các cơ quan chính phủ dự kiến chương trình, mục tiêu cụ thể của mình và dự kiến ngân sách cho các năm sau.
+ Từ tháng 10, Bộ trưởng Bộ Tài chính đưa ra kế hoạch ngân sách trong năm tới theo các chương trình mục tiêu của Chính phủ và đề xuất của các cơ quan thuộc Chính phủ. Bản kế hoạch ngân sách này chủ yếu tập trung vào các khoản chi ngân sách mới hoặc dự kiến thay đổi các khoản chi hiện hành. Bản kế hoạch ngân sách được công bố rộng rãi để lấy ý kiến trong nhân dân (từng người dân có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức để góp ý kiến vào bản dự toán ngân sách do Bộ Tài chính đưa ra).
+ Đầu tháng 1 năm sau, căn cứ vào các ý kiến tham gia của các cơ quan Chính phủ và đại đa số quần chúng, Chính phủ sẽ xem xét và điều chỉnh kế hoạch ngân sách.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 + Tháng 2 năm sau, kế hoạch ngân sách chính thức được trình Quốc hội. Trước khi đưa ra biểu quyết tại Hạ Nghị viện, Uỷ ban Tài chính của Thượng Nghị viện tổ chức thẩm tra và soạn thảo báo cáo thẩm tra kế hoạch ngân sách do Chính phủ trình. Trong quá trình thẩm tra, Uỷ ban Tài chính của Thượng Nghị viện tiếp tục nhận hoặc trực tiếp nghe ý kiến của nhân dân đóng góp vào bản kế hoạch. Hạ Nghị viện sẽ nghe báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tài chính và biểu quyết thông qua kế hoạch ngân sách (theo nguyên tắc đa số) để bắt đầu thực hiện vào 1/4 hàng năm.
- Chấp hành ngân sách Chính phủ Liên bang: sau khi được Quốc hội thông qua, Chính phủ Liên bang công bố chính thức kế hoạch thu - chi ngân sách vào cuối tháng 3 hàng năm. Kho bạc Canada là cơ quan chấp hành chi ngân sách. Quy trình cấp phát ngân sách được thực hiện trực tiếp qua Kho bạc và hệ thống ngân hàng thương mại.
Trong quản lý chi ngân sách, Chính phủ Canada đã thay đổi quan điểm kiểm soát đầu vào bằng quan điểm kiểm soát theo đầu ra. Có nghĩa là thay vì việc kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu cụ thể của từng bộ (mang tính sự vụ) bằng việc giám sát hiệu quả của các chương trình hoặc khoản chi tiêu do bộđó đảm nhiệm.