0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC GIANG (Trang 45 -45 )

Do kiểm soát chi thường xuyên NSNN là vấn đề quan trọng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực nên đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này, như:

1. Lương Ngọc Tuyền (2005) “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua Kho bạc Nhà nước”. Trong nghiên cứu này tác giả đưa ra công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước với thực trạng công tác quản lý cấp phát ngân sách và kiểm soát chi ngân sách theo luật ngân sách Nhà nước từ đó đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những tồn tại và góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát chi ngân sách Nhà nước theo luật định.

2. Nguyễn Thị Bích Vân (2010) “ Nâng cao hiệu quả giám sát từ xa công tác quản lý quỹ NSNN trong điều kiện triển khai TABMIS” tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia Kho bạc Nhà nước số 100 tháng 10 năm 2010 trang 30. Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra được việc kiểm tra công tác hạch toán sai mục lục NSNN cán bộ thanh tra có thể ngồi tại KBNN tỉnh truy vấn các báo cáo theo từng tiêu thức hoặc yêu cầu cần kiểm tra trên bộ sổ tỉnh trong một lần truy cập báo cáo lên hết tất cả từng đơn vị hạch toán sai trong bộ sổ tỉnh mình mà không cần phải xuống từng đơn vịđể xem báo cáo.

3. Phạm Thị Thanh Vân (2010) “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước”; tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia Kho bạc Nhà nước số 102 tháng 12 năm 2010 trang 16. Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra được quản lý chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước là việc Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, quản lý các khoản chi ngân sách nhà nước theo các chính sách, chếđộ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quy trình cấp phát, thanh toán và chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 4. Hoàng Thị Xuân (2011) “Quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN”; tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia KBNN số 110 tháng 8 năm 2011 trang 14 đã nêu ra chi NSNN là một lĩnh vực hết sức quan trọng, có tác động rất lớn đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung cũng như nền tài chính nói riêng. Việc quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản chi ngân sách có ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần nâng cao nguồn lực tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

5. Trần Mạnh Hà (2012) “Một số điểm mới về cơ chế kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua KBNN theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC”; tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia KBNN số 126 tháng 12 năm 2012 trang 24 đã nêu ra một số điểm mới, mang tính cải cách hành chính. Đơn vị giao dịch phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung các khoản chi ghi trên bảng kê chứng từ thanh toán gửi KBNN.

6. Nguyễn Ngọc Đản (2013) “Giải pháp hạn chế chi tiền mặt qua KBNN”; tuyển tập tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia KBNN số 135 tháng 9 năm 2013 đã nêu ra biện pháp thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý quỹ Ngân sách nhà nước mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, sử dụng tiền mặt nói riêng và công tác quản lý kinh tế nói chung, góp phần tăng cường hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các đơn vị sử dụng ngân sách.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

PHẦN III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điu kin t nhiên kinh tế-xã hi tnh Bc Giang

Tỉnh Bắc Giang là trung tâm chính trị, kinh tế thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Bắc Giang nằm trong vùng trung du miền núi phía đông Bắc bộ nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội. Bắc Giang giáp với nhiều tỉnh thành, phía bắc và đông bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía đông giáp với quảng Ninh, phía tây và tây bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội, phía nam và tây nam giáp tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương. Theo số liệu cục thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2013 diện tích tự nhiên 3.849,7 km², dân số Bắc Giang trên 1,6 triệu người; gồm có 9 huyện (Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng) và thành phố Bắc Giang với 229 xã, phường, thị trấn. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng. Giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11%. Tổng diện tích địa giới hành chính là 384.945,1 ha trong đó: Đất nông nghiệp 275.848,9 ha; đất phi nông nghiệp: 93.350,9 ha; đất chưa sử dụng: 15.745,3 ha.

Tài nguyên rừng

Năm 2013, diện tích đất có rừng toàn tỉnh Bắc Giang đạt 82.226 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế. Bắc Giang có rừng như: Trong khu vực rừng của tỉnh có nhiều loại cây lá kim (như pơmu, thông nàng, thông tre lá lớn, sa mộc, sam mộc) xen lẫn cây lá rộng thuộc họ sồi dẻ. Ở độ cao trên 2000m, rừng hỗn giao giảm dần, đường kính thân có cây tới 1,5m. Ngoài ra còn có các loại cây gỗ quý, cây thuốc quý, động vật hiếm cùng nhiều khu rừng cho lâm, đặc sản như: măng, nấm hương, mộc nhĩ, trẩu, quế, chè...

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản Bắc Giang khá đa dạng và phong phú hiện đã điều tra 40 điểm mỏ khoáng sản, xếp vào các nhóm khoáng sản năng lượng, khoáng sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản kim loại và nhóm nước khoáng. Nhóm khoáng sản năng lượng gồm các loại than nâu, than Antraxit, đá chứa dầu, than bùn…; loại than nâu nằm mỏ than Bố hạ, mỏ than Sơn Động. Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng gồm đá vôi, đá ốp lát, sét gạch ngói, cát sỏi…được phân bố rộng rãi trên khắp địa bàn tỉnh. Nhóm khoáng chất công nghiệp gồm đầy đủ các nguyên liệu công nghiệp từ nguyên liệu phân bón, nguyên liệu hoá chất, nguyên liệu kỹ thuật, đặc biệt là đá quý và bán đá quý được phân bố chủ yếu ở Huyện Sơn Động. Nhóm khoáng sản kim loại có đủ các loại từ kim loại đen (sắt) đến kim loại nâu (đồng, chì, kẽm) và kim loại quý (vàng).

Tiềm năng kinh tế

Bắc Giang có lợi thế để phát triển ngành nông – lâm sản gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng; trồng và chế biến keo, bạch đàn, cây gỗ Lim , cây gỗ lát cây chè, ; trồng và chế biến sắn, hoa quả cây vải cây bưởi diễn; nuôi gà đồi Yên thế.

Tiềm năng du lịch

Bắc Giang là một tỉnh miền núi, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp có Suối mỡ, khuôn thần; Di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám ở huyện Yên Thế. Chùa Đức La ở huyện Yên Dũng là những di tích lịch sử của tỉnh được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

3.1.2 Dân cư và lao động

Theo số liệu Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2013, tổng dân số toàn tỉnh là 1.605.075 người. Mật độ dân số bình quân là 416,9 người/km2, tập trung ở thành phố và các huyện trong tỉnh.

Theo số liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%, người Tày chiếm 2,6%, người sán Chay và người sán Dùi, mỗi dân tộc 1,6%, người Hoa 1,2%, người Dao 0,5%. Đây là tiềm năng về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế của tỉnh vừa là giải quyết về việc làm cho người lao động, tỉnh có kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, làng nghề thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

3.1.3 Tình hình phát trin kinh tế- xã hi

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước tỉnh Bắc Giang đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ tỉnh đề ra, đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh kinh tế và cải thiện đời sống cho nhân dân. Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước và tỉnh Bắc Giang với những chính sách cởi mở, kinh tế của tỉnh đang từng bước ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức cao, cơ cấu kinh tế của Tỉnh chuyển dịch theo hướng khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Qua (bảng 3.1) cho thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh có xu hướng chuyển dịch tương đối rõ và cơ bản đúng hướng. Ngành Nông, lâm - thủy sản giảm từ 29,6% năm 2012 xuống 24,4% năm 2014; Ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,6 năm 2012 lên 40,3% năm 2014; Ngành Dịch vụ tăng từ 33,8% năm 2012 lên 35,3% năm 2014. Sự chuyển dịch này đã tạo ra một cơ cấu mới cho nền kinh tế, đây là sự chuyển dịch tích cực, nhằm khai thác tốt các lợi thế, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 3.1: Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang từ năm 2012-2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 13/12 14/13 1. Tổng GTSX (giá cốđịnh) Tỷđồng 62.320 69.804 78.110 112,0 111,9 2. Tổng GTSX (giá thực tế) Tỷđồng 82.211 95.473 103.214 116,1 108,1 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế %/năm 109,7 108,4 109,2 4. Cơ cấu kinh tế 100,0 100,0 100,0 - Nông nghiệp - Thủy sản % 29,6 26,9 24,4 - Công nghiệp - Xây dựng % 36,6 38,8 40,3 - Thương mại - dịch vụ % 33,8 34,3 35,3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

3.1.4 Đặc đim chi thường xuyên ca KBNN Bc Giang thi gian qua

Chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chiếm khoảng trên 60% tổng chi ngân sách trên địa bàn và khoảng 80% tổng số chi ngân sách trong cân đối. Để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủđộng và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện Luật NSNN sửa đổi có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004, Nghịđịnh số 60/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 59/2003/TT-BTC, Thông tư số 79/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật NSNN và kiểm soát chi NSNN qua KBNN. So với cơ chế kiểm soát chi trong giai đoạn trước, thì cơ chế kiểm soát chi mới có một sốđiểm thay đổi cơ bản. cụ thể là:

- Dự toán chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng NSNN được giao theo 4 nhóm mục chi chủ yếu là: chi thanh toán cho cá nhân; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm, sửa chữa và nhóm mục chi khác thay cho việc phải được quy định chi tiết việc phân phối hạn mức kinh phí theo 11 mục chi chủ yếu của mục lục NSNN như trước đây.

- Chuyển đổi hình thức cấp phát theo hạn mức kinh phí bằng hình thức chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN. Đây là bước chuyển biến mang tính đột phá của Luật NSNN sửa đổi. Thông qua việc giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi của đơn vị sử dụng NSNN; đồng thời, việc kiểm soát chi của KBNN cũng được thông thoáng hơn.

- Bổ sung phương thức tạm cấp kinh phí NSNN vào đầu năm ngân sách khi dự toán NSNN và phương án phân bổ NSNN chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán NSNN và chi ứng trước cho dự toán năm sau (được thực hiện cho một số nhiệm vụ quan trọng cấp bách theo chếđộ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định, nhưng chưa được bố trí trong dự toán và nguồn dự phòng không đáp ứng được).

- Đơn vịđược KBNN cấp phát tạm ứng bằng tiền mặt thuộc nguồn kinh phí năm sau để chi cho một số khoản như chi lương, chi nghiệp vụ, công vụ phí và một số khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy. Khi đơn vị đề nghị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 tạm ứng tiền mặt thuộc NSNN cho đơn vị theo thông báo của cơ quan tài chính (trường hợp dự toán hoặc phương án phân bổ NSNN chưa được phê duyệt) hoặc cấp phát tạm ứng cho đơn vị theo quy định.

- Đối với các khoản chi về mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cốđịnh, ngoài việc tuân thủ theo nhu cầu chi quý và dự toán chi năm được duyệt, còn phải tuân thủ theo dự toán chi quý do cơ quan có thẩm quyền duyệt (cùng với dự toán năm); đồng thời, khi thực hiện mua sắm, sửa chữa, đơn vị phải dự trù chi tiết cho công việc mua sắm, sửa chữa trình cơ quan chủ quản cấp trên phê duyệt và gửi KBNN để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán.

- Các khoản tạm ứng đến hết ngày 31/12 chưa đủ thủ tục thanh toán được phép tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Trường hợp hết thời gian chỉnh lý quyết toán vẫn chưa đủ thủ tục thanh toán, thì đơn vị phải làm thủ tục cho phép chuyển tạm ứng sang năm sau.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chn đim nghiên cu

Để tăng cường kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang, tác giả chọn nghiên cứu tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang. Các nghiên cứu liên quan đến quản lý, tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang.

3.2.2 Phương pháp thu thp tài liu và s liu

- Thu thập tài liệu sơ cấp: Là số liệu đã được công bố qua sách, báo, tạp chí, niên giám thống kê, tài liệu khoa học đã nghiên cứu về NSNN và kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách tỉnh qua Kho Bạc Nhà nước.

- Thu thập tài liệu số liệu thứ cấp: Số liệu về chi thường xuyên Ngân sách tỉnh qua KBNN tỉnh Bắc Giang từ năm 2012 đến năm 2014, một số báo cáo thống kê kết quả kiểm soát chi Ngân sách qua KBNN làm nguồn tài liệu cho đề tài.

Để mang tính khách quan và sát với yêu cầu của việc điều tra thu thập ý kiến chúng tôi chọn mẫu lấy ý kiến của 50 đơn vị sử dụng NSNN gồm ngân sách trung ương 10 đơn vị, ngân sách tỉnh 40 đối với kiểm soát chi thường xuyên NSNN.

3.2.3 Phương pháp x lý s liu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 cầm tay và máy vi tính, sử dụng các phương pháp phân tổ, phân nhóm. Thực hiện áp dụng một số tiêu thức chuẩn để đánh giá kết quả, hiệu quả kiểm soát chi Ngân

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC GIANG (Trang 45 -45 )

×