Nhóm các giải pháp đề xuất từ SWOT

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thực phẩm thủy sản xuất khẩu cà mau (Trang 75 - 77)

5. Nội dung và các kết quả đạt được

5.1.2 Nhóm các giải pháp đề xuất từ SWOT

Qua bảng ma trận SWOT, dựa vào việc tận dụng cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của công ty, khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội, tận dụng điểm mạnh để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài… tác giả xin đưa ra một số chiến lược nhằm nâng cao hơn nữa hiệu

quả kinh doanh xuất khẩu tôm của công ty:

5.1.2.1 Nhóm các giải pháp dựa vào S – O

*Chiến lược phát triển thị trường:

Trước nhu cầu tiêu dùng thủy sản vẫn còn rất lớn và chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ngày càng nhiều thì công ty cần dựa vào điểm mạnh của mình về chất lượng, danh tiếng cùng với chiến lược xuất khẩu phù hợp để xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thị trường nhằm chinh phục khách hàng, tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm đồng thời giảm thiểu rủi ro khi những thị trường truyền thống có biến động. Để có thể thành công trong việc đưa sản phẩm công ty thâm nhập vào thị trường thế giới thì đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trường phải được quan tâm sâu sắc và phải có chiến lược xuất khẩu phù hợp kết hợp với xây dựng một kênh phân phối sang thị trường nước ngoài.

Hiện nay, mặc dù hình thức xuất khẩu trực tiếp mà công ty đang thực hiện đã và đang mang lại những hiệu quả khả quan , thế nhưng, cho đến nay công ty vẫn chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài, chưa hiệu quả trong việc tạo sự chú ý của đối tác nước ngoài nên hiện nay số hợp đồng ký kết vẫn còn hạn chế và hiệu quả giao dịch chưa cao. Vì thế, xây dựng một kênh phân phối hay một văn phòng đại diện ở nước ngoài nhất là những thị trường lớn và tiềm năng là việc làm rất cần thiết đối với công ty hiện nay. Việc này sẽ giúp cho công ty cập nhật thông tin về thị trường cũng như thị hiếu tiêu dùng một cách chuẩn xác hơn.

*Giải pháp cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm:

Với những điểm mạnh về sản phẩm chất lượng cao, đạt nhiều chứng nhận quốc tế (ISO 9001:2000, HACCP, SSOP,…), ban quản lý giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao, và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại kết hợp với chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước và nhu cầu tiêu dùng thủy sản vẫn còn rất lớn thì công ty cần có chiến lược cải tiến sản phẩm nhằm đa dạng hóa sản phẩm theo hướng tạo ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng để tăng thêm lợi nhuận cho công ty và đa dạng hóa mẫu mã bao bì để tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng để từ đó đa dạng hóa phân khúc tiêu dùng, làm tăng thêm doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

*Chiến lược giá sản phẩm:

Hiện nay giá tôm sú trong nước tăng cao, công ty cần có những giải pháp phù hợp để giá tôm xuất khẩu theo giá thị trường. Trước mắt, công ty nên cắt giảm bớt chi phí của các nguồn nguyên liệu phụ, để giảm bớt giá thành sản phẩm để giá của công ty có thể cạnh tranh lại với các đối thủ cạnh

tranh trong nước và quốc tế.

5.1.2.2 Nhóm các giải pháp dựa vào S – T

*Chiến lược giữ chân khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới:

Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong và ngoài nước cũng như yêu cầu của các thị trường nhập khẩu ngày càng nhiều và khắt khe thì công ty cần tận dụng các điểm mạnh vốn có của đơn vị mình về sản phẩm chất lượng cao, đạt nhiều chứng nhận quốc tế, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có mối quan hệ tốt với khách hàng và nhiều năm nằm trong top “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” để có chiến lược giữ chân khách hàng cũ nhằm ổn định thị phần và doanh số xuất khẩu của công ty cũng như có chiến lược phát triển khách hàng mới. Việc này sẽ giúp công ty tạo được lòng tin và từng bước chinh phục thêm nhiều khách hàng mới, góp phần giàm thiểu rủi ro và nâng cao doanh số xuất khẩu của công ty.

*Giải pháp cho nguồn nguyên liệu đầu vào:

Trước sự đe dọa đối với nguồn tôm nguyên liệu của công ty do tính thời tiết và thời vụ của nguyên liệu làm nên sản phẩm thì công ty cần dựa vào những điểm mạnh của mình như việc công ty đặt trong vùng nuôi tôm chính và dồi dào của cả nước cùng với ban quản lý giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để có biện pháp cụ thể để từng bước ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ tốt cho

sản xuất.

5.1.2.3 Nhóm các giải pháp dựa vào W – O

*Chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm:

Cơ hội ngày càng rộng mở cho công tác xuất khẩu: quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng phát triển cùng với nhu cầu tiêu dùng thủy sản vẫn còn rất lớn. Song hiện nay, công ty vẫn chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường, hoạt động Marketing, R&D chưa mang lại hiệu quả, chi phí sản xuất còn cao nên trong thời gian tới công ty cần phải xem xét thực hiện chiến lược xây dựng được thương hiệu để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Đây là chiến lược quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và khẳng định vị thế cho sản phẩm của công ty trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, đây là việc

không hề dễ dàng mà nó đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ của nhiều yếu tố như sản phẩm phải đa dạng, đạt chất lượng cao và đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác tìm kiếm thị trường và marketing sản phẩm phải đạt hiệu quả cao,…nên mặc dù đã hoạt động trong ngành khá lâu nhưng đến nay công ty vẫn chưa thành công trong hoạt động này.

*Tận dụng thị trường trong nước để ổn định đầu ra cho sản phẩm:

Trước chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ngày càng nhiều thì công ty cần có biện pháp cụ thể để tận dụng thị trường trong nước, một thị trường đầy tiềm năng,

để ổn định đầu ra cho sản phẩm.

5.1.2.3 Nhóm các giải pháp dựa vào W – T

*Chú trọng đến chất lượng SP, quan tâm hơn đến thị trường trong nước:

Yêu cầu của các thị trường xuất khẩu ngày càng nhiều và khắt khe nên việc xâm nhập sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn. Do đó, công ty sẽ phải tốn nhiều công sức và chi phí hơn thì mới có thể đảm bảo được việc đáp ứng nhu cầu của thị tường nước ngoài trong khi thị trường trong nuớc có nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa được quan tâm khai thác triệt để. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm và quan tâm hơn đến thị trường trong nước để ổn định đầu ra cho sản phẩm và đảm bảo doanh số xuất khẩu của công ty.

*Maketing xây dựng thương hiệu tạo lợi thế cạnh tranh:

Với những yếu điểm trong hoạt động Marketing, R & D và chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường trong tình cảnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong và ngoài nước thì công ty cần đẩy mạnh hoạt động Maketing xây dựng thương hiệu tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thực phẩm thủy sản xuất khẩu cà mau (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)