THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thực phẩm thủy sản xuất khẩu cà mau (Trang 42)

5. Nội dung và các kết quả đạt được

3.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY

3.2.1 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty CP Thực phẩm Thủy sản Xuất khẩu Cà Mau FFC đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên nhiều phương diện trong những năm qua. Cùng với cả nước, hoạt động xuất khẩu của công ty FFC cũng không ngừng gia tăng về cả số lượng lẫn chất lượng.

Mục đích của kinh doanh cuối cùng là thu lợi nhuận về cho người kinh doanh, vì vậy khi phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta không thể nào bỏ qua yếu tố lợi nhuận và hai yếu tố quan trọng không thể thiếu, quyết định đến sự biến đổi của của lợi nhuận: doanh thu và chi phí. Thật vậy, qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 06/2013 ta thấy được kết quả như sau:

Bảng 3.2:Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thực phẩm Thủy sản Xuất khẩu Cà Mau Đơn vị tính: 1.000 VNĐ Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6th2013/6th2012 Chỉ tiêu

2010 2011 2012 6th2012 6th2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Doanh thu thuần 448.947.056 639.108.788 592.323.955 298.075.536 393.879.981 190.161.732 42,4 (46.784.833) (7,3) 95.804.445 32,1 Giá vốn hàng

bán 424.316.195 592.364.170 538.524.502 272.110.524 364.928.239 168.047.975 39,6 (53.839.668) (9,1) 92.817.715 34,1 Lợi nhuận gộp 24.630.861 46.744.618 53.799.453 25.965.012 28.951.742 22.113.757 89,8 7.054.835 15,1 2.986.730 11,5 Doanh thu hoạt

động tài chính 12.759.613 11.208.341 5.036.211 2.763.571 4.011.230 (1.551.272) (12,2) (6.172.130) (55,1) 1.247.659 45,1

Chi phí tài chính 15.873.631 29.169.514 30.997.364 14.237.987 15.001.247 13.295.883 83,8 1.827.850 6,3 763.260 5,4

Chi phí bán

hàng 13.998.623 18.763.519 18.013.412 9.006.706 11.979.321 4.764.896 34,0 (750.107) (4,0) 2.972.615 33,0

Chi phí QLDN 4.153.184 5.977.683 7.141.520 3.570.760 3.500.127 1.824.499 43,9 1.163.837 19,5 (70.633) (2,0)

Lợi nhuận thuần

từ HĐKD 3.365.036 4.042.243 2.683.368 1.913.130 2.482.277 677.207 20,1 (1.358.875) (33,6) 569.147 29,7 Thu nhập khác 300.601 1.132.566 710.123 355.025 301.213 831.965 276,8 (422.443) (37,3) (53.812) (15,2) Chi phí khác 199.723 351.243 99.879 50.121 1.210.034 151.520 75,9 (251.364) (71,6) 1.159.913 2.314,2 Lợi nhuận khác 100.878 781.323 610.244 304.904 (908.821) 680.445 674,5 (171.079) (21,9) (1.213.725) (398,1) Tổng lợi nhuận sau thuế 3.465.914 4.823.566 3.293.612 2.218.034 1.573.456 1.357.652 39,2 (1.529.954) (31,7) (644.578) (29,1)

Nhìn chung, doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của công ty có sự biến động không đều qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Năm 2011: Có thể thấy năm 2011 là năm Công ty phát triển tốt nhất về cả doanh thu lẫn lợi nhuận. Công ty có thể đạt được điều này là do Ban Giám đốc đã có phương pháp vô cùng linh hoạt, sáng suốt và rất hiệu quả trong kinh doanh. Chính những điều này đã đưa Công ty trở thành một trong những công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, còn có những lý do khác đưa đến việc tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty, đó là do Công ty trong thời gian này đã gia tăng các mặt hàng có giá trị tăng cao, mở rộng sản xuất với nhiều mặt hàng.

Năm 2012: Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh thu của Công ty đã sụt giảm đáng kể so với năm 2011 và được thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu lợi nhuận do chịu sự ảnh hưởng bởi 2 nguyên nhân chính:

Thứ nhất, là do tổng chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty khá cao. Chính những điều này đã làm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty giảm đi đáng kể.

Thứ hai, là do tổng doanh thu của Công ty giảm đáng kể so với năm 2011, mà nguyên nhân chính là vì doanh thu bán hàng giảm. Yếu tố làm cho doanh thu bán hàng giảm là do thiếu nguồn nguyên liệu trầm trọng nên sản lượng hàng xuất khẩu giảm.

Có thể kết luận rằng hiệu quả kinh tế của Công ty trong các năm qua chỉ ổn định ở mức tương đối so với các Công ty khác trong cùng ngành. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo Công ty đã có những bước cải tạo đáng kể trong công tác duy trì, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhất là trong những tình thế vô cùng khó khăn. Tất cả nỗ lực đó nhằm mục đích cuối cùng là đưa FFC trở thành một công ty phát triển vững mạnh trên thương trường thế giới.

Để thấy rõ hơn tình hình kinh doanh của Công ty qua ba năm, ta phân tích lần lượt các yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận và sự ảnh hưởng của các

yếu tố này đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Bảng 3.3: Tình hình doanh thu của Công ty CP Thực phẩm Thủy sản Xuất khẩu Cà Mau từ năm 2010-6th/2013 Đơn vị tính: 1.000VNĐ Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6th2013/6th2012 Chỉ tiêu

2010 2011 2012 6th2012 6th2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Doanh thu thuần 448.947.056 639.108.788 592.323.955 298.075.536 393.879.981 190.161.732 42,4 (46.784.833) (7,3) 95.804.445 32,1 Doanh thu hoạt động tài chính 12.759.613 11.208.341 5.036.211 2.763.571 4.011.230 (1.551.272) (12,2) (6.172.130) (55,1) 1.247.659 45,1 Thu nhập khác 300.601 1.132.566 710.123 355.025 301.213 831.965 276,8 (422.443) (37,3) (53.812) (15,2) Tổng doanh thu 462.007.270 651.449.695 598.070.289 301.194.132 398.192.424 189.442.425 41,0 (53.379.406) (8,2) 96.998.292 24,4

Năm 2011 được coi là năm đạt được doanh thu cao nhất trong 3 năm gần đây với 639.108.788 nghìn đồng, tăng 42,4% so với năm 2010. Công ty có thể đạt được điều này một phần là do công ty đã hồi phục lại sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009. Mặc khác tổng doanh thu tăng trong năm 2011 còn do thu nhập khác từ hoạt động bán phụ phẩm cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm.

Năm 2012, doanh thu của Công ty bị giảm đáng kể so với năm 2011, cụ thể là đã giảm đi 46.784.833 nghìn đồng, tương đương với tỷ lệ 7,3%. Doanh thu bị giảm do sản lượng hàng xuất khẩu bị giảm sút do không đủ nguồn nguyên liệu để sản xuất.

Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh thu của Công ty có phần cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2012, cụ thể là doanh thu tăng 32,1%, tương đương số tiền là 95.804.445 nghìn đồng nhưng bên cạnh đó lợi nhuận lại giảm đi 29,1% do chi phí tăng cao.

b) Tình hình chi phí

Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty, sự biến thiên của chi phí sẽ tác động trực tiếp đến sự biến thiên của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng đột biến và để giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất có nghĩa là làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt

Bảng 3.4: Tình hình chi phí của Công ty CP Thực phẩm Thủy sản Xuất khẩu Cà Mau năm 2010-6th/2013

Đơn vị tính: 1.000VNĐ

Nguồn Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Thực phẩm Thủy sản Xuất khẩu Cà Mau 2010-6th/2013

Năm Chênh lệch

2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 6th2013/6th2012 Chỉ tiêu

2010 2011 2012 6th2012 6th2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Giá vốn hàng bán 424.316.195 592.364.170 538.524.502 272.110.524 364.928.239 168.047.975 39,6 (53.839.668) (9,1) 92.817.715 34,1 Chi phí tài chính 15.873.631 29.169.514 30.997.364 14.237.987 15.001.247 13.295.883 83,8 1.827.850 6,3 763.260 5,4 Chi phí bán hàng 13.998.623 18.763.519 18.013.412 9.006.706 11.979.321 4.764.896 34,0 (750.107) (4,0) 2.972.615 33,0 Chi phí QLDN 4.153.184 5.977.683 7.141.520 3.570.760 3.500.127 1.824.499 43,9 1.163.837 19,5 (70.633) (2,0) Chi phí khác 199.723 351.243 99.879 50.121 1.210.034 151.520 75,9 (251.364) (71,6) 1.159.913 2.314,2 Tổng chi phí 458.541.356 646.626.129 594.776.677 298.976.098 396.618.968 188.084.773 41,0 (51.849.452) (8,0) 97.642.870 32,7

Chi phí là phần không thể tách rời trong hoạt động kinh doanh của các công ty, các tổ chức, cá nhân…, không có hoạt động kinh doanh nào nhằm thu lợi nhuận mà không bỏ ra chi phí nhất định ban đầu.

Qua số liệu của bảng trên cho thấy tình hình thực hiện chi phí của Công ty trong ba năm qua có nhiều sự biến động.

- Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của Công ty. Năm 2011, giá vốn hàng bán của Công ty là 592.364.170 nghìn đồng tăng hơn năm 2010 một khoảng 168.047.975 nghìn đồng tương đương 39,6%. Năm 2012, Công ty có giá vốn hàng bán là 538.524.502 nghìn đồng so với năm 2011 thì giá vốn này đã giảm xuống 53.839.668 nghìn đồng tức là giảm đi 9,1%. Nguyên nhân giá vốn thay đổi mạnh trong các năm qua là do sản lượng mà khách hàng đặt nhiều hay ít. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà Công ty khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như là đơn đặt hàng nhiều hoặc ít, nguyên liệu đầu vào mà Công ty mua được dùng cho chế biến xuất khẩu

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm có sự gia tăng. Cụ thể là năm 2011 tăng 36,3%, tương đương với 6.589.395 nghìn đồng so với năm 2010. Năm 2012, hai loại chi phí này tăng nhưng không đáng kể, giá trị tăng chỉ 1,7% tương ứng với 413.730 nghìn đồng. Sáu tháng đầu năm 2013, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2012. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong các năm này tăng lên:

Một là, chi phí vận chuyển, phí bốc xếp, phí bán hàng tăng cao. Vì tại thời điểm này giá xăng, dầu gia tăng ở nước ta và cả trên toàn thế giới nên dẫn đến tình trạng chi phí vận chuyển trong và ngoài nước đã tăng nhảy vọt so với những năm trước.

Hai là, chi phí quản lý của Công ty gồm rất nhiều phần như là lương nhân viên quản lý, bảo hiểm, chi phí tiền ăn, chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa,... tất cả các chi phí này đều biến động khá mạnh theo chiều hướng tăng dần qua từng năm. Đặc biệt, khi đời sống vật chất tinh thần của xã hội ngày càng được nâng nên người dân đòi hỏi nhiều hơn về mặt vật chất và giá cả của các mặt hàng tiêu dùng trong xã hội cũng tăng cao. Vì vậy, nếu Công ty muốn nhân viên của mình làm việc năng động hơn, có hiệu quả hơn thì việc tăng tiền lương thưởng là động lực được xem như có hiệu quả nhất để kích thích, thúc đẩy Cán bộ, nhân viên của Công ty làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn và sẽ gắn bó với Công ty hơn. Do đó, phần chi phí về lương nhân viên của Công ty đã tăng lên rất nhiều so với trước đây.

Ba là, trong thời gian này Công ty cũng đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị nên chi phí quảng cáo cũng tăng lên kéo theo sự gia tăng của chi phí bán hàng.

- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác cũng góp phần không nhỏ trong tổng chi phí của Công ty.

Nhìn chung, tình hình chi phí của Công ty FFC trong ba năm vừa qua có khá nhiều biến động lớn. Tổng chi phí năm 2011 là 646.626.129 nghìn đồng, cao hơn năm 2010 là 41% tương ứng với 188.084.773 nghìn đồng. Đến năm 2012, chỉ tiêu này giảm 8%, ứng với 51.849.452 nghìn đồng. Tuy nhiên vẫn còn khá cao so với năm 2010.

Để tăng hiệu quả kinh doanh, Công ty cần phải nghiên cứu tìm ra nhiều biện pháp hơn như cố gắng tiết kiệm các khoản chi phí đến mức có thể, hạn chế những phí tổn để giảm phần nào sự tăng lên của tổng chi phí nhằm gia tăng mức lợi nhuận để Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn nữa. Muốn thực hiện điều này một cách tốt nhất Công ty phải xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, fax, công tác phí,... Đồng thời, Công ty cũng phải có những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn.

c) Tình hình lợi nhuận chung của Công ty FFC

Phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Từ đó, Công ty cần đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả tối đa trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về tình hình lợi nhuận của Công ty FFC, ta tìm hiểu bảng sau:

Bảng 3.5: Tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần Thực phẩm Thủy sản Xuất khẩu Cà Mau năm 2010-6th2013

Đơn vị tính: 1.000VNĐ

Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch

2012/2011

Chênh lệch 6th2013/6th2012 Chỉ tiêu

2010 2011 2012 6th2012 6th2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Doanh thu thuần 448.947.056 639.108.788 592.323.955 298.075.536 393.879.981 190.161.732 42,4 (46.784.833) (7,3) 95.804.445 32,1 Giá vốn hàng bán 424.316.195 592.364.170 538.524.502 272.110.524 364.928.239 168.047.975 39,6 (53.839.668) (9,1) 92.817.715 34,1 Lợi nhuận gộp 24.630.861 46.744.618 53.799.453 25.965.012 28.951.742 22.113.757 89,8 7.054.835 15,1 2.986.730 11,5 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 3.365.036 4.042.243 2.683.368 1.913.130 2.482.277 677.207 20,1 (1.358.875) (33,6) 569.147 29,7 Lợi nhuận khác 100.878 781.323 610.244 304.904 -908.821 680.445 674,5 (171.079) (21,9) (1.213.725) (398,1) Tổng lợi nhuận sau thuế 3.465.914 4.823.566 3.293.612 2.218.034 1.573.456 1.357.652 39,2 (1.529.954) (31,7) (644.578) (29,1)

Qua số liệu bảng 3.4 ta thấy được tổng lợi nhuận sau thuế của công ty tăng giảm không đều. Năm 2010 lợi nhuận của công ty là 3.465.914 nghìn đồng. Năm 2011 công ty đạt 4.823.566 nghìn đồng, tăng 39,2% so với năm 2010. Có được điều là do công ty đã gia tăng các mặt hàng có giá trị tăng cao, mở rộng sản xuất với nhiều mặt hàng.

Năm 2012 lợi nhuận chỉ còn 3.293.612 nghìn đồng, giảm 31,7% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận của Công ty năm 2012 thấp hơn so với năm 2011 là do tại một số khu vực nuôi tôm ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các hộ nuôi đang gặp khó khăn trong việc quản lý bệnh tôm và có hiện tượng tôm nuôi bị chết hàng loạt do thời tiết thay đổi làm các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH, độ mặn thường xuyên dao động lớn giữa ngày và đêm dẫn đến tình trạng tôm bị chết. Trong khi đó Công ty FFC thu mua nguyên liệu chủ yếu từ các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng… mà hiện tại ở một số tỉnh có diện tích tôm nuôi bị chết khá lớn lại là: Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh…Từ đó, đã gây tâm lý hoang mang, không yên tâm sản xuất cho các doanh nghiệp và người nuôi tôm, nên các sự kiện này đã kéo theo giá thủy sản trong nước không ổn định, người nuôi lo ngại về giá cả và đầu ra, ảnh hưởng đến thị trường nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Chính vì vậy, công ty FFC gặp không ít những khó khăn về vấn đề nguồn nguyên liệu đầu vào.

Sang 6 tháng đầu năm 2013, mặc dù doanh thu của công ty tăng so với cùng kỳ năm 2012 nhưng bên cạnh đó tổng chi phí lại tăng đột biến nên lợi nhuận của công ty tiếp tục giảm. Cụ thể là giảm 644.578 nghìn đồng tương đương với 29,1%.

3.2.2 Hoạt động thu mua nguyên liệu của Công ty

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, Công ty luôn thu mua nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm tra được kháng sinh trước khi mua và đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bảng 3.6: Sản lượng thu mua tôm nguyên liệu của Công ty CP Thực phẩm Xuất khẩu Cà Mau năm 2010 - 6th/2013

Đơn vị tính: tấn Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6th2013/ 6th2012 Nă Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6th/2012 6th/2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Sản lượng 2.060 2.562 2.348 1.398 1.465 502 24,4 (214) (8,4) 67 4,8

Nguồn Báo cáo của Phòng kinh doanh công ty FFC 2010-6th/2013

Năm 2011, công ty thu mua được 2.565 tấn tôm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, tăng 502 tấn tương đương với 24,4% so với năm 2010. Sang năm 2012, công ty chỉ thu mua được 2.348 tấn tôm nguyên liệu, giảm 214 tấn tương đương 8,4% so với năm 2011. Sở dĩ sản lượng tôm nguyên liệu

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thực phẩm thủy sản xuất khẩu cà mau (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)