Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thực phẩm thủy sản xuất khẩu cà mau (Trang 84 - 87)

5. Nội dung và các kết quả đạt được

5.2.4 Một số giải pháp khác

Ngoài các giải pháp quan trọng nêu trên, Công ty nên chú ý đến những vấn đề sau:

*Tiết kiệm chi phí sản xuất:

Chi phí hoạt động của công ty bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí chế biến, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và các chi phí khác.

- Chi phí chế biến:

Bao bì đóng gói: Tiết kiệm bao bì đóng gói trong quá trình sản xuất, tránh tình trạng hao hụt hoặc thất thoát.

Tiết kiệm điện nước trong chế biến tránh lãng phí.

Bảo trì thường xuyên trang thiết bị máy móc sản xuất để tránh tình trạng hư hỏng làm phát sinh chi phí sửa chữa. Khai thác sử dụng hiệu quả các máy móc, dây chuyền thiết bị hiện đại đã được đầu tư.

- Chi phí vận chuyển: Tiến hành ký kết hợp đồng dài hạn với các hãng tàu để có được giá hợp đồng cạnh tranh cho cả năm.

- Chi phí bảo quản: Đây cũng là khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty. Chính sách của Công ty là bán sản phẩm theo đơn hàng, giảm thấp nhất việc bảo quản sản phẩm sau sản xuất tại Công

ty và t quá trình vận chuyển nên nhanh chóng giao hàng đưa đến người tiêu dùng nước ngoài vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và cũng làm tăng chi phí bảo quản. Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể khi nhận được đơn hàng để đảm bảo giao hàng đúng hẹn và giảm thiểu chi phí bảo quản; tăng cường đầu tư mở rộng kho bãi, kho bảo quản tránh tình trạng phải thuê ngoài làm cho chi phí tăng lên; đổi mới các trang thiết bị cất trữ để đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

- Chi phí nguyên vật liệu:

Đối với ngành chế biến thủy sản, chi phí nguyên vật liệu chiếm từ 80- 90% trong giá vốn hàng bán, do đó thu mua nguyên vật liệu cần phải chú trọng vì nguyên vật liệu còn ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Bộ phận thu mua nguyên vật liệu phải được trang bị kiến thức, có kinh nghiệm và thiết bị kiểm tra hiện đại để đảm bảo nguyên liệu đầu vào đạt yêu cầu.

Khi mua nguyên liệu nên xem xét giá cả thị trường như thế nào và dự báo cho thời gian tới thì mới đưa ra quyết định thu mua với giá hợp lý. Nên rà soát lại tất cả giá bán của các nhà cung ứng từ đó chọn nhà cung ứng có giá cạnh tranh nhất, đồng thời phải đảm bảo chất lượng.

Mặc dù đây là giải pháp khó thực hiện được triệt để, vì khi khan hiếm nguồn nguyên liệu, Công ty vẫn phải theo giá mua của thị trường, thậm chí phải đưa ra giá cao để thu hút các nhà cung ứng nhằm mua được nguyên liệu để chế biến. Tuy nhiên đây là một giải pháp cần thiết vì hiện tại Công ty vẫn mua nguyên liệu dưới hình thức thu mua từ ngư dân hay cơ sở thu mua rải rác khắp địa bàn Cà Mau và một số vùng lân cận, việc định giá thu mua sao cho hợp lý mà vẫn giữ được mối quan hệ lâu dài với nhà cung ứng là điều vô cùng quan trọng.

Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí sản xuất, Công ty cũng cần tiết kiệm các chi phí khác như chi phí bán hàng bằng cách cải tiến công tác quản lý, công tác vận chuyển hàng, hình thức bán hàng…

*Giải pháp về nhân sự :

Hiện nay, tình hình lao động của công ty còn thấp so với các doanh nghiệp hiện có của khu vực. Hơn nữa, trình độ lao động của công nhân dù đã có tay nghề nhưng công ty cũng cần có những giải pháp để nâng cao tay nghề của họ hơn nữa để thích ứng với những công nghệ chế biến ngày càng hiện đại. Đối với lực lượng này cần có những chính sách khuyến khích lương thưởng phù hợp để giữ chân họ. Đồng thời công ty cũng phải tăng cường tuyển dụng nguồn nhân lực mới.

Công ty cần thể hiện sự quan tâm hơn nữa của cấp lãnh đạo đối với nhân viên của mình như đảm bảo về thời hạn trả lương, các chính sách phúc lợi; bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội; duy trì hoạt động công đoàn tốt; khuyến khích tinh thần hợp tác thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí các hoạt động thể thao cần nên tăng cường.

Thường xuyên kiểm tra đánh giá đúng năng lực của nhân viên cấp dưới để có những biện pháp hỗ trợ giúp đỡ kịp thời sắp xếp đúng người đúng việc, hỗ trợ kèm cập cán bộ công nhân viên còn yếu kém, phát hiện những cá nhân có thành tích xuất sắc để nhằm bồi dưỡng đào tạo để bổ sung cho lực lượng cán bộ khi cần thiết.

Do nước ta đang trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới mà các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài vòng xoáy của nó. Vì vậy, để cho nguồn nhân lực của công ty không bị tụt hậu thì lãnh đạo công ty cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ có năng lực nâng cao kiến thức mới về quản lý, ngoại ngữ và tin học để phục vụ công ty hiệu quả hơn. Đối với lực lượng nhân viên tiếp thị, bán hàng: Đây là lực lượng quan trọng quyết định đầu ra của sản phẩm nên Công ty cần chú ý đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ kinh tế ngoại thương, xúc tiến bán hàng, trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu kinh doanh hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với lực lượng này hiện nay công ty còn yếu chỉ có vài người trong bộ phận kinh doanh có năng lực đảm nhiệm. Nên ngoài việc đào tạo nhân viên trong đơn vị thì công tác tuyển chọn bên ngoài cũng nên được tiến hành.

Bên cạnh đó, công ty nên tạo thêm động lực làm việc và kích thích khả năng tìm tòi sáng tạo của nhân viên bằng các cuộc thi nhỏ về ý tưởng cho sản phẩm mới trong nội bộ công ty, hay khen thưởng nhân viên xuất sắc của năm...

CHƯƠNG 6:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thực phẩm thủy sản xuất khẩu cà mau (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)