Hoạt động thu mua nguyên liệu của Công ty

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thực phẩm thủy sản xuất khẩu cà mau (Trang 51 - 54)

5. Nội dung và các kết quả đạt được

3.2.2 Hoạt động thu mua nguyên liệu của Công ty

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, Công ty luôn thu mua nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm tra được kháng sinh trước khi mua và đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bảng 3.6: Sản lượng thu mua tôm nguyên liệu của Công ty CP Thực phẩm Xuất khẩu Cà Mau năm 2010 - 6th/2013

Đơn vị tính: tấn Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6th2013/ 6th2012 Nă Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6th/2012 6th/2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Sản lượng 2.060 2.562 2.348 1.398 1.465 502 24,4 (214) (8,4) 67 4,8

Nguồn Báo cáo của Phòng kinh doanh công ty FFC 2010-6th/2013

Năm 2011, công ty thu mua được 2.565 tấn tôm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, tăng 502 tấn tương đương với 24,4% so với năm 2010. Sang năm 2012, công ty chỉ thu mua được 2.348 tấn tôm nguyên liệu, giảm 214 tấn tương đương 8,4% so với năm 2011. Sở dĩ sản lượng tôm nguyên liệu thu mua giảm đáng kể như vậy nguyên nhân là do năm 2012 tôm nuôi nước lợ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2012 có khoảng 100.700ha tôm nước lợ bị thiệt hại do dịch bệnh (trong đó hơn 91.100ha tôm sú và trên 7.000ha nuôi tôm thẻ) do hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), đốm trắng, đầu vàng… gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến sản lượng, giá trị xuất khẩu. Đặc biệt Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau... là những tỉnh bị thiệt hại nhiều nhất. Sang 6 tháng đầu năm 2013, dịch bệnh tôm vẫn còn nhưng có phần thuyên giảm nên sản lượng thu mua tôm tăng nhẹ.

Công ty thu mua nguyên liệu chủ yếu qua các nguồn cung cấp chính: - Nguyên liệu thu mua từ các ao nuôi: Công ty ký hợp đồng hỗ trợ về tài chính, thức ăn hoặc các hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Đổi lại người nông dân có trách nhiệm cung cấp nhật ký nuôi cho công ty khi có yêu cầu và cam kết không sử dụng bất kỳ hóa chất hoặc kháng sinh cấm theo quy định của Bộ thủy sản trong suốt quá trình nuôi và đảm bảo các yêu cầu vệ sinh theo quy định của công ty trong quá trình bảo quản và vận chuyển sau khi thu hoạch. Trước khi thu hoạch, công ty sẽ tiến hành lấy mẫu để kiểm tra các chất kháng sinh cấm.

- Nguyên liệu thu mua từ đại lý: Các đại lý cung cấp này đều được công ty đánh giá lựa chọn và đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Định kỳ hàng tháng, công ty sẽ xuống tận cơ sở thu mua của từng đại lý cung cấp để đánh giá điều kiện vệ sinh và bảo quản trong quá trình thu mua.

- Nguyên liệu thu mua từ hoạt động đánh bắt thủy sản của ngư dân: công ty thu mua nguyên liệu từ các tàu đánh bắt thủy sản tại vùng biển Kiên Giang và cửa biển Cái Đôi Vàm, Gành Hào, Năm Căn, Khánh Hội – Cà Mau.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định khắt khe của từng thị trường cũng như từng đối tượng khách hàng, công ty đã và đang áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tại nhà máy chế biến của mình như HACCP, ISSO , BRC, GMP, SSOP…Bên cạnh đó công ty cũng trang bị các thiết bị tiên tiến để phát hiện dư lượng kháng sinh ở mức thấp nhất đối với nguyên liệu đầu

vào và thành phẩm chế biến hàng ngày.

* Quy trình chung chế biến tôm đông lạnh của công ty FFC

Nguồn Phòng Công nghệ công ty FFC

Hình 3.2 : Quy trình chế biến tôm xuất khẩu của Công ty FFC

Hiện công ty xuất khẩu trực tiếp qua các thị trường chính như: Nhật Bản, Úc, EU và một số thị trường khác, 100% sản phẩm thủy sản chế biến của xí nghiệp hiện nay là nhằm mục tiêu xuất khẩu. Là một trong những công ty xuất khẩu thủy sản ở Cà Mau có sản phẩm có uy tín, chất lượng lâu nay trên thị trường nên công ty chủ yếu xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình ra thị

Tiếp nhận nguyên liệu

Rửa 1 Bảo quản nguyên liệu

Chế biến

Rửa 2 Phân loại, cỡ

Rửa 3 Cân, xếp khuôn

Chờ đông Cấp đông Tách khuôn Mạ băng

trường thế giới. Ở thị trường nước ngoài, sản phẩm được xuất thông qua nhà nhập khẩu trung gian Nhật Bản, Úc, EU…họ là những nhà phân phối đắc lực cho sản phẩm của công ty đến các nhà bán buôn, nhà hàng, siêu thị và từ đó phân phối sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng.

Vì vậy, cần phải tạo động cơ thúc đẩy nhà phân phối vì họ là khách hàng chủ chốt, nhà sản xuất muốn phân phối sản phẩm của mình vào thị trường của nhà trung gian độc lập cần phải xem đối tác này như một cách để đưa sản phẩm đến với nhà bán buôn, bán lẻ trong trên thị trường đó.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thực phẩm thủy sản xuất khẩu cà mau (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)