5. Nội dung và các kết quả đạt được
6.2.2 Đối với doanh nghiệp
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt và các thị trường các nước ngày càng dựng nên nhiều rào cản kỹ thuật và thuế quan để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất nội địa thì đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa trong việc đảm bảo chất lượng và tăng cường đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thế giới để có thể đảm bảo sự tồn tại cũng như phát triển vững chắc của công ty.
Bên cạnh đó công ty cần chú trọng hơn và có định hướng phát triển công tác R&D cũng như công tác marketing. Trong dài hạn công ty nên xây dựng bộ phận R&D và marketing với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực nắm bắt và phản ứng nhanh trước sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu nhằm hạn chế rủi ro trong việc xuất khẩu. Công ty cần thực hiện việc nghiên cứu tiếp cận thị trường một cách kỹ càng để có thể nắm bắt kịp thời, chính xác những thông tin về thị trường tiêu thụ như: thói
quen tiêu dùng, hệ thống phân phối hệ thống pháp luật… nhằm tránh những thiệt hại phát sinh khi xuất khẩu sang các thị trường khác.
Ngoài ra công ty cũng nên có biện pháp để có thể chủ động hơn về nguyên liệu hạn chế sự phụ thuộc vào cung cầu và giá cả trên thị trường bằng cách tự xây dựng vùng nguyên liệu hoặc có hợp đồng bao tiêu hay hỗ trợ vốn và công nghệ cho người nuôi để tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp.
Hiện nay, thị trường thủy sản trong nước vẫn còn bị bỏ ngõ do công ty chỉ chú trọng đến việc xuất khẩu. Với mức sống của người dân Việt Nam ngày càng cao, nhu cầu sẽ ngày càng tăng, do đó công ty cần đưa ra chiến lược để phát triển thị trường trong nước. Đồng thời, công ty cũng cần đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu, bao gồm cả việc giữ vững và mở rộng thị trường đã có và tích cực tìm kiếm thêm những thị trường mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu Huỳnh Lê, 2009. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH Phương Đông . Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.
2. Lê Hằng, 2013. Tọa đàm “Xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản- Xu hướng thị trường và các quy định nhập khẩu”. [Online]
<http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/50_29008/Toa-dam-Xuat-khau- thuy-san-vao-Nhat-Ban-Xu-huong-thi-truong-va-cac-quy-dinh-nhap- khau.htm> [Ngày truy cập: 19-11-2013]
3. GS, TS. Bùi Xuân Lưu & PGS, TS. Nguyễn Hữu Khải, (Hà Nội – 2006). Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nhà Xuất bản Lao động – Xã hội.
4. Ngọc Thảo,2013. Việt Nam-Nhật Bản: Khai thác tối đa các lợi thế. Báo Công thương [Online] <http://www.baocongthuong.com.vn/hoi-
nhap/42870/viet-nam-nhat-ban-khai-thac-toi-da-cac-loi- the.htm#.UosKSdLQmtU> [Ngày truy cập: 19-11-2013]
5. Nguyễn Bá Thông, 2013. Một số kết quả điều tra nguồn lợi cá đáy ở biển Việt Nam bằng lưới kéo đáy năm 2012 [Online]
<http://www.fistenet.gov.vn/d-khai-thac-bao-ve/b-bao-ve-nguon- loi/mot-so-ket-qua-111ieu-tra-nguon-loi-ca-111ay-o-bien-viet-nam- bang-luoi-keo-111ay-nam-2012/> [Ngày truy cập:04/12/2013]
6. Phan Thị Ngọc Khuyên, 2012.Giáo trình Kinh tế Đối ngoại. Khoa Kinh tế - QTKD Đại học Cần Thơ.
7. Sao Mai, 2013. Top 10 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012. Báo Công thương. [Online]
<http://www.baocongthuong.com.vn/xuc-tien-thuong-mai/31223/top-10-
thi-truong-nhap-khau-thuy-san-viet-nam-nam-
2012.htm#.UosKRtLQmtU> [Ngày truy cập: 19-11-2013]
8. Sơn Trang, 2013. Cơ hội đẩy mạnh XK thủy sản sang Úc. Báo Nông
Nghiệp Việt Nam [Online]
<http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/111804/Co-hoi-day-
manh-XK-thuy-san-sang-Uc.aspx> [Ngày truy cập: 01-11-2013]
9. Trần Thị Mai, 2010. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Hải sản 404. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.
10.Võ Thùy Quyên, 2010. Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường EU cho Công ty Hải sản 404. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.
11.http://vietfish.org