5. Nội dung và các kết quả đạt được
5.1.1 Ma trận SWOT
Điểm mạnh (S):
- Có mối quan hệ tốt với khách hàng
- Sản phẩm chất lượng cao, đạt nhiều chứng nhận quốc tế (ISO 9001:2000, HACCP, SSOP,…)
- Công ty đặt trong vùng nuôi tôm chính và dồi dào của cả nước.
- Nhiều năm liền nằm trong top “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” của Việt Nam do Bộ Công thương phối hợp với các ban ngành xét chọn.
- Ban quản lý giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao. - Chiến lược xuất khẩu phù hợp.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế với đa số máy móc hiện đại với công xuất lớn được nhập khẩu từ Nhật, Đức, Ý, Đài Loan
Điểm yếu (W):
- Về hoạt động xuất khẩu, công ty vẫn chưa khai thác tốt thị trường trong nước vốn cũng đầy tiềm năng mà chỉ chú trọng vào các thị trường nước ngoài.
- Mặc dù đã nhiều năm hoạt động trong ngành nhưng đến nay sản phẩm công ty vẫn chưa xây dựng được thương hiệu mạnh và phổ biến trên thị trường.
- Hoạt động Marketing cũng như R&D còn đơn giản, chưa mang lại hiệu quả. Khả năng phân phối và mức độ nắm bắt phản ứng tiêu dùng của khách hàng để thâm nhập thị trường xuất khẩu còn hạn chế.
- Chi phí sản xuất còn cao: do trình độ, tay nghề của công nhân chưa cao và đồng đều nên vẫn còn hao hụt trong quá trình xử lý nguyên liệu và chế biến. Bên cạnh đó, việc quản lý chi phí điện, nước vẫn chưa hiệu quả.
Cơ hội (O):
- Mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng phát triển: Từ việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO cũng như ký kết các Hiệp định song phương với một số quốc gia đã làm cho hình ảnh của Việt Nam ngày càng trở nên quen thuộc và thân thiết trong mắt bạn bè quốc tế. Đây thật sự là một diễn biến rất thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng như hoạt động xuất khẩu tôm của Công ty CP Thực phẩm Thủy sản Xuất khẩu Cà Mau FFC. Từ đây, quan hệ hợp tác thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài sẽ được mở rộng và thuận lợi hơn, các mặt hàng tôm Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào thị trường thế giới.
- Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước và hổ trợ từ
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dành cho các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
- Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của các thị trường lớn như vẫn còn rất lớn và đầy tiềm năng.
Thách thức (T):
- Thách thức lớn nhất hiện nay đối với hàng thủy sản của Việt Nam nói chung và công ty nói riêng đó là vấn đề hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và dư lượng kháng sinh của các thị trường nhập khẩu đối với các mặt hàng tôm xuất khẩu ngày càng nhiều và khắt khe.
- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong và ngoài nước: do nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng và có nhiều tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới nhảy vào ngành, đối thủ tiềm ẩn cũng ngày càng tăng.
- Tính thời tiết và thời vụ của nguyên liệu làm nên sản phẩm: do đặc thù ngành nuôi trồng thủy sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết nên trong giai đoạn thời tiết đang diễn biến bất lợi như hiện nay thì nguồn tôm nguyên liệu của công ty đang bị đe dọa nghiêm trọng. Mặc dù biết rõ giá cả và lợi nhuận sẽ rất cao nếu tiến hành nuôi và thu hoạch tôm trái vụ nhưng thời điểm này dịch bệnh rất cao, đầy rủi ro nên đa phần nông dân đều chọn cho mình giải pháp an toàn là thả tôm giống và thu hoạch theo thời vụ. Điều này làm nguồn tôm nguyên liệu của các công ty phụ thuộc vào thời vụ thu hoạch tôm. Những tháng vào vụ thì tất bật hoạt động, những tháng chưa vào vụ thì hoạt động cầm chừng
Bảng 5.1: Ma trận SWOT ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS:S) 1. Có mối quan hệ tốt với KH 2. SP chất lượng cao, đạt nhiều chứng nhận quốc tế.
3. Công ty đặt trong vùng nuôi tôm chính và dồi dào của cả nước.
4. Nằm trong top “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”
5. Ban quản lý giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao. 6. Chiến lược xuất khẩu phù hợp. 7. CSVC kỹ thuật hiện đại, máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế
ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES: W) 1. Chưa khai thác tốt TT trong nước mà chỉ chú trọng vào các TT nước ngoài. 2. SP vẫn chưa xây dựng được thương hiệu mạnh trên TT.
3.Chưa chú trọng đầu tư cho marketing và nghiên cứu phát triển. 4. Chi phí sản xuất còn cao
CƠ HỘI
(OPPORTUNITIES:O) 1. Mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng phát triển. 2. Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước
3. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của các TT lớn vẫn còn đầy tiềm năng.
Chiến lược S - O S2, S3, S4, S6+O1, O3
Chiến lược phát triển thị trường
S2, S5, S7 + O2, O3
Chiến lược cải tiến sản phẩm S1, S3+ O2, O3
Chiến lược giá sản phẩm
Chiến lược W-O W2, W3, W4 + O1, O3
Chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm
W1 + O2
Chiến lược tận dụng thị trường trong nước để ổn định đầu ra cho sản phẩm
THÁCH THỨC (THREATENS: T) 1. Hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu ngày càng nhiều và khắt khe.
2. Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh.
3. Nguyên liệu đầu vào mang tính thời vụ.
Chiến lược S-T S1, S2, S4, S7 + T1, T2
Chiến lược giữ chân khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới
S3, S5, S7 + T3
Giải pháp nguồn nguyên liệu đầu vào Chiến lược W – T W1 + T1 Chú trọng đến chất lượng sản phẩm, quan tâm đến thị trường trong nước. W2, W3 + T2 Marketing thương hiệu tạo lợi thế cạnh tranh