- Thang đánh giá hành vi thích ứng ABSS
3.2.4. Quản lý sự phối họp đồng bộ giữa nhóm làm việc đa chức năng 1.Mục tiêu của giải pháp
3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp
Nhóm làm việc đa chức năng là một mô hình được sử dụng rất có hiệu quả trong lĩnh vực CTS và giáo dục cho trẻ CPTTT ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, theo như khảo sát thực té cho thấy, hầu hết việc triển khai CTS cho trẻ CPTTT tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An chưa có sự phối họp đồng bộ giữa nhóm làm việc đa chức năng. Vì vậy, để công tác triển khai và thực hiện CTS cho trẻ CPTTT đạt hiệu quả cần có các biện pháp cụ thế nhằm tăng cường sự phối hợp đồng bộ của nhóm
3.2.4.2. Nội dung của giải pháp
Đe phối hợp đồng bộ giữa các nhóm cần tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các thành viên nhóm làm việc đa chức năng;
Xác định cụ thể các nhóm như sau:
- 83 -
3.2.4.3. Tố chức thực hiện giải pháp
Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các thành viên nhóm làm
❖
việc đa chức năng
Ngoài việc hình thành các cán bộ, thành viên hỗ trợ trong công tác CTS, cần áp dụng các biện pháp sau nhằm tăng cường sự phối họp đồng bộ và phát huy hiệu quả của các nhóm can thiệp:
-Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên: mỗi thành viên có các lĩnh vực chuyên môn khác nhau và đóng góp vào hoạt động chung với kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình. Những trách nhiệm chung như tham gia vào giải quyết các vấn đề và hỗ trợ các thành viên của nhóm áp dụng các chiến lược can thiệp, trị liệu và giáo dục, đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là sự chia sẻ những hỗ trợ đối với các cá nhân có liên quan.
-Xây dựng kế hoạch công việc và thông báo trước khi triển khai công tác CTS đế tất cả mọi thành viên trong nhóm đa chức năng đều nắm bắt thời gian biểu cụ thể.
-Tổ chức buối họp với tất cả các cán bộ, chuyên viên và giáo viên thực hiện công tác CTS đế thông báo và giới thiệu về các mẫu hồ sơ, các phiếu được sử dụng trong công tác CTS và về thống nhất việc lưu trữ các hồ sơ một cách hệ thống.
3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp
csvc là những nguồn lực ảnh hưởng to lớn đáng kể đến chất lượng cũng như sự tồn tại của bất kỳ một hoạt động nào. VỚI tư cách là một cán bộ quản lý, việc nâng cấp cơ sở vật chất - trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động của đơn vị là một trong những nhiệm vụ trọng yếu.
Bên cạnh đó, mỗi trẻ, kể cả trẻ bình thường lẫn trẻ CPTTT, là một cá the duy nhất, không một trẻ nào hoàn toàn giống trẻ nào. Tuy nhiên, tiến trình tiếp nhận, xử lý thông tin và phản hồi ở trẻ bình thường diễn ra nhanh hơn và suôn sẻ hơn so với trẻ CPTTT. Trẻ CPTTT cần được kích thích, được hiểu thông qua các đồ dùng, phương tiện hay thiết bị cụ thể và đặc trưng phù hợp với khả năng của trẻ. Chính vì vậy, việc can thiệp cho trẻ CPTTT không thế thành công nếu không có sự hỗ trợ phù hợp về csvc, trang thiết bị và các đồ dùng trong các quá trình can thiệp. Do đó, cần phải có các biện pháp nhằm nâng cấp và sử dụng hiệu quả các phương tiện, trang thiết bị và đồ dùng hỗ trợ trong việc tiến hành công tác CTS.
3.2.5.2. Nội dung của giải pháp
Đơn vị sẽ tiến hành đầu tư các trang thiết bị cần thiết đề phục vụ cho công tác can thiệp sớm, ngoài ra tổ chức các buối giáo viên làm đồ dùng, hướng dẫn giáo viên sử dụng đồ dùng, trang thiết bị hiện đại.
3.2.5.3. Tố chức thực hiện giải pháp
*♦♦ Đầu tư các trang thiết bị, đồ dùng dạy học giúp phát triển các kỹ năng khác nhau cho trẻ:
-Kỹ năng lách thích giác quan: như bóng mềm phát sáng; các chất liệu khác
- 85 -
-Kỹ năng vận động thô: thang trèo; đồ chơi ném pauling; bóng với nhiều
kích cỡ khác nhau; thú nhún; xe nhựa 3 bánh; vòng to; v.v...
-Kỹ năng trí tuệ: như khối xây dựng; vật để lồng theo thứ tự kích cỡ to nhỏ;
hình 2, 3,4,... mảnh ghcp; các vật để so cặp vật thật/ hình/ tranh; so cặp màu;....
-Kỹ năng ngôn ngữ: như sách tranh ảnh; thối bong bóng; bảng ký hiệu
Makaton, v.v...
-Kỹ năng tự giúp: với kỹ năng này, có thé hỗ trợ trẻ ngay chính những vật
quanh trẻ xuyên suốt các hoạt động hằng ngày như quần áo trẻ mặc hằng ngày, giờ ăn cơm, uống nước, mang giày, v.v...
Đây là các đồ dùng, thiết bị đặc trưng cơ bản nhất được sử dụng để can thiệp cho trẻ. Tuy nhiên, những đồ dùng này có thể được sử dụng đổ hỗ trợ kích thích và phát triến các kỹ năng khác nhau chứ không phải nhất thiết là chỉ dùng vào một mục tiêu nhất định nào đó. Chẳng hạn, các mảnh ghép dùng để phát triển kỹ năng trí tuệ của trẻ, với cách thức hướng dẫn thích hợp của giáo viên.
Tố chức các buổi giáo viên làm đồ dùng
❖
Việc giáo viên tự làm đồ dùng không chi giúp tiết kiệm được kinh phí cho đơn vị, mà còn phát huy kỹ năng của giáo viên và tạo thêm động lực cho giáo viên tham gia quá trình tiến hành can thiệp trẻ và hướng dẫn cho cha mẹ trẻ.
Việc trang bị các thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học cho giáo viên phải đồng thời triển khai việc hướng dẫn sử dụng nhằm phát huy tích cực tác dụng của các trang thiết bị cũng như hiệu quả can thiệp.
Đồng thời, trẻ CPTTT có khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin, nếu các đồ dùng được sử dụng không đúng cách hoặc sai mục đích thì việc can thiệp trẻ khó đạt được mục tiêu đặt ra.
❖ Khuyến khích giáo viên và cha mẹ trẻ tận dụng các vật dụng quen thuộc taị nhà có thế để dạy trẻ
Sử dụng các đồ dùng, phương tiện hỗ trợ trong quá trình can thiệp cho trẻ không nhất thiết là các đồ dùng được mua ngoài thị trường. Sử dụng các đồ quen thuộc tại nhà sẽ giúp trẻ sử dụng một cách tự nhiên, trẻ sẽ thấy gần gũi và vận dụng một cách thực tế hơn. Với các vật dụng có sẵn ở nhà, trẻ có nhiều cơ hội quan sát và sử dụng thường xuyên nên việc tiếp thu của trẻ diễn ra dễ dàng hơn. Ví dụ, mục tiêu dạy trẻ là nhận biết khái niệm to/nhỏ: giáo viên có thé sử dụng cái thìa to - nhở đế minh họa và giải thích cho trẻ, tương tự dùng cái ly to - nhỏ, cái ghế to - nhỏ, quả chuối to - nhỏ, con cá to - nhỏ, được sử dụng hằng ngày v.v... tại nhà trẻ.
❖ Sắp xếp môi trường học, lớp học, góc học tập có cấu trúc, ngăn nắp, gọn gàng
Trẻ CPTTT thường gặp khó khăn nhiều trong khả năng tập trung cũng như tiếp nhận và xử lý thông tin, việc sắp xếp môi trường học tập có cấu trúc sẽ góp phần nâng cao điều kiện học tập của trẻ, cách sắp xếp môi trường thích hợp cho trẻ CPTTT như:
- 87 -
-Các đồ chơi ngoài sân đảm bảo an toàn cho trẻ, tường đủ cao tránh trường hợp những trẻ tăng động hay tự kỷ có thế leo trèo ra ngoài rất nguy hiểm.
-Phải có cửa chốt ngay bậc thang để trẻ không được chạy lung tung mất trật tự hoặc nguy hại đến bản thân.
-Các lớp học nên có phòng vệ sinh khcp kín nhằm hỗ trợ tốt hơn kỹ năng vệ sinh cho trẻ, đây cũng là kỹ năng rất quan trọng cần phải hình thành cho trẻ trong lứa tuổi này.
-Thiết lập các cách thức di chuyến, đi lại trong lớp học nhằm giảm thiếu tắc nghẽn và tránh ảnh hưởng đen các học sinh khác.
-Loại bỏ hoặc kiểm soát các thiết bị, công cụ, đồ dùng không được sử dụng đúng cách, có khả năng gây hại cho trẻ như: thuốc uống, ố cắm điện, dao, kéo, v.v...
-Sử dụng ảnh, ký hiệu, tranh biếu tượng trong lớp học để giúp trẻ hiểu rõ hơn đó là vật gì, và nó nằm ở vị trí nào: như tranh nhà vệ sinh, biéu tượng "Cấm" dán những nơi cấm trẻ đến, ảnh của trẻ trên mỗi ghế.
-Sắp xếp một góc trong lớp đé trưng bày sản phấm do chính trẻ làm ra đổ củng cố các nội dung học tập, đồng thời tạo niềm tự hào và động lực cho trẻ tham gia các hoạt động sau này. Góc trưng bày này được bố trí sao cho tránh làm phân
- Góc học tập của trẻ phải tránh xa các điểm phát tiếng động lớn như ti vi, lối
ra vào,....
- Hạn chế các kiểu trang trí trên tường gây phân tán cho trẻ.
- Bàn học được đặt sao cho trẻ ngồi không đối mặt với các cửa hay hướng kích thích thị giác, tốt nhất là để trẻ ngồi đối diện vào tường.
- Bàn và ghé có kích cỡ vừa với trẻ, ghé có chiều cao đảm bảo trẻ ngồi với 2 bàn chân đặt bằng trên sàn nhà đé giúp trẻ có tư thế thẳng đứng, cố định tập trung vào hoạt động tốt hơn.
- Góc học tập đảm bảo đủ ánh sáng.