Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh nghệ an (Trang 51 - 52)

1 Tập huấn định kỳ 7,39 30,4 52, 34,7 7,3 2,

3.1.2.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Qua nghiên cứu khảo sát về thực trạng công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ đã tiến hành, hiện nay có một số đơn vị trên địa bàn thành phố Vinh thực hiện công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ với các mô hình khác nhau như can thiệp sớm tại nhà, can thiệp sớm tại trung tâm, can thiệp sớm tại trường mầm non. Quy mô tiến hành vẫn đang còn nhiều hạn chế và chưa thật sự đáp ứng tốt nhu cầu hiện tại, song đây chính là tiền đề cho sự phát triển công tác này ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nói chung cũng như quy mô ở Qũy bảo trợ trẻ em nói riêng.

Công tác can thiệp sớm tại Quỹ Bảo trợ trẻ em nhìn chung chưa được tiến hành một cách bài bản, phần lớn còn mang tính tự phát. Cán bộ từ cấp quản lý cho đến giáo viên hỗ trợ chưa được đào tạo chính quy về công tác này. Việc triển khai quy trình tiến hành công tác can thiệp sớm dựa trên kinh nghiệm ít ỏi của cán bộ can thiệp sớm, thể hiện ở nhiều lúng túng trong một số công việc cụ thể như lên kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng trẻ, tập huấn phụ huynh, kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện, phối hợp với phụ huynh trong việc hỗ trợ trẻ.

Công tác can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật nói chung và cho trẻ chậm phát triển trí tuệ nói riêng tại Quỹ Bảo trợ trẻ em dường như còn chưa định hình rõ, vẫn

-65 -

Các giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ được đề cập trong luận văn này góp phần giải quyết các vấn đề nói trên. Các giải pháp nêu ra sẽ là căn cứ đế, đang và sắp triển khai công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ thực hiện một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh nghệ an (Trang 51 - 52)