Phân tích các báo cáo bộ phận của Công ty năm 2012

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo bộ phận tại công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 88 - 101)

5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu):

4.5 Phân tích các báo cáo bộ phận của Công ty năm 2012

4.5.1 Phân tích các báo cáo bộ phận của toàn Công ty theonhóm sản phẩm năm 2012

Như hai năm 2010 và 2011, theo lĩnh vực hoạt động của Công ty phân tích trên ba nhóm ngành hàng chính là nhóm Vật liệu xây dựng, nhóm Nhiên liệu và nhóm Hàng hóa khác.

Các chi phí phát sinh có liên quan đến ba nhóm ngành hàng này được phân thành CPKB và CPBB.Thông qua kết quả ghi nhận doanh thu và hạch toán các chi phí phát sinh ở mỗi bộ phận, ta có bảng 4.12báo cáo bộ phận của Công ty năm 2012 như bên dưới.

Bảng 4.12: BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO THU NHẬP THEO NHÓM SẢN PHẨM NĂM 2012

Đơn vị tính: 1.000 đồng

CHỈ TIÊU TOÀN CÔNG TY

NHÓM VẬT LIỆU XÂY DỰNG NHÓM NHIÊN LIỆU NHÓM HÀNG HÓA KHÁC

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh thu bán hàng 1.584.290.119 100,00 1.243.641.812 100,00 338.910.949 100,00 1.737.357 100,00 Chi phí khả biến 1.529.141.491 96,58 1.203.695.282 96.79 323.763.807 95,53 1.682.402 96,84

Giá vốn hàng bán 1.509.722.393 95,30 1.189.484.693 95,65 318.860.681 94,08 1.377.019 79,26 Chi phí vật liệu, bao bì sản phẩm 5.630.449 0,36 3.208.494 0,26 2.155.955 0,64 266.000 15,31 Chi phí bốc xếp 3.294.730 0,21 2.500.869 0,20 764.620 0,23 29.241 1,68 Chi phí vận chuyển 10.493.919 0,66 8.501.226 0,68 1.982.551 0,58 10.142 0,58

Số dư đảm phí 54.148.628 3,42 39.946.530 3,21 15.147.142 4,47 54.955 3,16

Chi phí bất biến trực tiếp 19.167.299 1,21 15.170.811 1,22 3.982.214 1,18 14.274 0,82

Lương nhân viên bán hàng 8.297.779 0,52 6.513.561 0,52 1.775.327 0,52 8.891 0,51 BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 1.908.489 0,12 1.498.119 0,12 408.325 0,12 2.045 0,12 Chi phí thuê kho bãi 836.271 0,05 658.884 0,05 176.624 0,05 763 0,04 Chi phí điện thoại, fax, internet 450.508 0,03 353.638 0,03 96.387 0,03 483 0,03 Chi phí điện, nước 431.409 0,03 338.646 0,03 92.301 0,03 462 0,03 Chi phí công cụ, dụng cụ 365.924 0,02 287.242 0,02 78.290 0,02 392 0,02 Chi phí khấu hao TSCĐ 4.417.676 0,28 3.574.944 0,29 841.937 0,25 795 0,05 Chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, trang 2.459.243 0,16 1.945.777 0,16 513.023 0,15 443 0,03

thiết bị

Số dư bộ phận 35.981.329 2,26 24.775.719 1,99 11.164.928 3,29 40.681 2,34

Chi phí bất biến chung 27.520.760 1,74

Lương nhân viên quản lý 1.712.033 0,11 BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 393.768 0,02 Chi phí điện thoại, fax, internet 71.448 0,00 Chi phí điện nước 119.348 0,01 Chi phí khấu hao TSCĐ, thiết bị văn phòng 4.226.358 0,27

Phí, lệ phí 680.101 0,04

Chi phí dự phòng (1.564.424) (0,10) Chi phí tiếp khách, hội nghị 1.694.453 0,11 Chi phí quãng cáo, giới thiệu sản phẩm 1.594.701 0,10 Chi phí văn phòng phẩm, in tài liệu, v.v.. 153.246 0,01 Chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, trang

thiết bị 152.516 0,01

Chi phí bằng tiền khác 352.856 0,02 Chi phí lãi vay 17.934.356 1,13

Lãi 8.460.569 0,53

Từ hình 4.20, ta nhận thấy phần trăm doanh số nhóm Vật liệu xây dựng có tỷ lệ chiếm 78,50% tổng doanh số bán của Công tyđạt 1,2 tỷ đồng. Trong năm 2012 ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn và bế tắc, hoạt động bất động sản đã tác động mạnh đến khả năng tiêu thụ nguyên liệu xây dựng nói chung và đối với Công ty nói riêng, nên doanh thu nhỏ hơn năm 2011. Cùng chung xu hướng giảm doanh số với nhóm ngành này là nhóm ngành Hàng hóa khác. Doanh số nhóm Hàng hóa khác đạt 1,7 tỷ đồng, chiếm 0,11% trong tổng doanh số của Công ty, đã giảm 1 tỷ đồng tương ứng mức giảm gần 50% so với năm ngoái. Tuy vậy, Công ty vẫn duy trì khả năng hoạt động vẫn còn khá bình ổn nhờ vào nhóm ngành Nhiên liệu, nhóm này có xu hướng ngược lại với Vật liệu xây dựng và Hàng hóa khác.Nhóm Nhiên liệu đạt doanh số là 338,9 tỷ đồng tương đương 21,39% tổng thu nhập toàn Công ty. Năm 2012 có nhiều nhóm mặt hàng giảm về giá trị doanh thu so với năm ngoái, tổng doanh thu của Công ty giảm chỉ đạt 1.584,3 tỷ đồng. Và thu nhập thuần trước khi bù đắp các chi phí bất biến chung do tổng thể phát sinh là 8,46 tỷ đồng (không kể các khoản thu nhập tài chính hay thu nhập khác) chiếm 0,53% tổng doanh thu bán hàng của toàn doanh nghiệp.

Như hai năm trước khoản mục CPKB luôn chiếm một tỷ lệ cao (tỷ lệ này luôn ở mức trên 95% doanh số bán) trong đó chủ yếu là chi phí giá vốn hàng bán trong cơ cấu doanh thu. Nhưng trong ba năm qua ta thấy rõ giá vốn hàng bán gần như ngày càng chiếm tỷ trọng ít lại trong CPKB và trong cơ cấu doanh thu. Đã chứng tỏ một điều cải thiện từ Công ty trong việc đã cố gắng giảm thiểu chi phí mua hàng đầu vào. Với tỷ lệ CPKB cao như vậy, đối với công ty thương mại nói chung và Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang nói riêng sẽ là rủi ro lợi nhuận cao, lãi của công ty sẽ tăng nhanh khi doanh thu tăng và cũng sẽ lỗ rất nhanh khi doanh số bán giảm.

Để thấy rõ về sự đóng góp và tình hình hoạt động của từng lĩnh vực ta đi vào so sánh, phân tích từng chỉ tiêu trong báo cáo bộ phận như đã được lập trong bảng 4.12. Thông qua chỉ tiêu SDĐP ta sẽ phân biệt được khả năng thu lợi trong ngắn hạn đối với từng bộ phận. Theo đó, SDĐP của nhóm vật liệu

78,50% 21,39% 0,11% Nhóm Vật liệu xây dựng Nhóm Nhiên liệu Nhóm Hàng hóa khác

Hình 4.20: CƠ CẤU DOANH THU BÁN HÀNG THEO TỪNG NHÓM SẢN PHẨM NĂM 2012 68,86% 31,03% 0,11% Nhóm Vật liệu xây dựng Nhóm Nhiên liệu Nhóm Hàng hóa khác Hình 4.21: CƠ CẤU SDBP THEO TỪNG NHÓM SẢN PHẨM NĂM 2012

xây dựng là cao nhất gần 40 tỷ đồng và thấp nhất là nhóm hàng hóa khác 55 triệu đồng. Có sự sự chênh lệch cao về giá trị là vì doanh thu của nhóm Vật liệu xây dựng cao hơn rất nhiều so với nhóm Hàng hóa khác. Tuy nhiên xét về giá trị tương đối thì ta thấy tỷ lệ SDĐP của nhóm Nhiên liệu mới là cao nhất đạt 4,47% doanh thu, cao hơn so với nhóm Vật liệu xây dựng 3,21% và nhóm Hàng hóa khác 3,16%. Vì vậy trong ngắn hạn nhóm nhiên liệu có khả năng thu lợi cao hơn hai nhóm mặt hàng còn lại.

Trong năm 2012, các khoản chi phí lương và trích theo lương chiếm trên 0,50% trong tổng chi phí bất biến trực thuộc từng bộ phận. Do các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tăng theo quyết định 1111/QĐ- BHXH ban hành ngày 25/10/2011 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2012. Ngoài ra CPBB trực tiếp còn có chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí này Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng và được phân bổ theo từng kỳ; chi phí công cụ dụng cụ. Các chi phí này đều chiếm tỷ trọng như nhau ở mỗi bộ phận là 0,02% tuy có khác nhau về giá trị. Các chi phí dịch vụ điện thoại cố định, internet, fax và điện, nước Công ty đã áp dụng chính sách tiết kiệm tối đa trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Một khoản mục chi phí không thể thiếu ở mỗi bộ phận là chi phí thuê kho bãi, tiền chi thuê kho năm 2012 là 836,3 triệu đồng, chiếm 0,05% tổng doanh thu của công ty.

Xét trong dài hạn Công ty nên đẩy mạnh tỷ lệ đầu tư vào nhóm Nhiên liệu. Vì thông qua bảng báo cáo bộ phận ta thấy, SDBP trong nhóm Nhiên liệu là 11,2 tỷ đồng, mặc dù không cao như nhóm Vật liệu xây dựng như 24,8 tỷ đồng, nhưng tỷ lệ SDBP của nhóm này lại cao nhất với 3,29%. Nhóm hàng hóa khác còn lại với SDBP là 40,7 triệu đồng, giá trị thấp hơn hai mặt hàng kia nhưng về tỷ lệ thì khá cao bằng 2,34% và cao hơn tỷ lệ SDBP của nhóm mặt hàng chủ lực Vật liệu xây dựng. Vì trong 1 đồng doanh thu từ bán sản phẩm của nhóm Hàng hóa khác thì chỉ có 0,0082 đồng CPBB trực tiếp, trong khi đó hai nhóm sản phẩm kia phải bỏ ra trên 0,01 đồng CPBB trực tiếp. Do đó, xét tỷ lệ SDBP ở nhóm Nhiên liệu được xem là tốt hơn hẳn trong ba mặt hàng.

Chi phí bất biến chung của Công ty năm 2012 là 27,5 tỷ đồng chiếm 1,74% tồng doanh thu, trong đó chi phí lãi vay là có tỷ trọng cao nhất tới 1,13%. Đây là khoản chi phí mà nhà quản trị cần chú trọng quan tâm nhiều nhất do khoản này đều ngày tăng qua ba năm (năm 2010 là 0,17%, năm 2011 là 0,75%). Nguyên nhân là trong những năm trở lại đây trước tình hình kinh tế ngày một khó khăn, vòng quay nợ phải trả của Công ty cũng tăng, cùng với nhu cầu vốn muốn tìm kiếm mở rộng thêm thị trường. Để đáp ứng nhu cầu này Công ty đã sử dụng vốn vay mở rộng đầu tư thêm chi nhánh, các đơn vị trực

thuộc, nên Công ty phải vay thêm vốn ở các ngân hàng.Chi phí này ngày càng tăng cao là một thách thức không nhỏ, Công ty nên có kế hoạch đầu tư và sử dụng các vốn vay cho phù hợp.

Tóm lại, trong năm 2012 Công ty đã đạt kết quả không cao như mong muốn phát triển hoạt động mà chỉ tạo được thu nhập trước thuế từ bán hàng cho doanh nghiệp là 8,5 tỷ đồng. Cả ba nhóm mặt hàng đều có khả năng tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn. Đặc biệt trong thời gian ngắn và dài nhóm mặt hàng Nhiên liệu được xem là lĩnh vực hoạt động có hiệu quả nhất của Công ty, do nó có tỷ lệ sinh lợi từ SDĐP và SDBP là cao nhất. Và để làm rõ hơn trong từng nhóm, mặt hàng nào mang lại hiệu quả với lợi nhuận cao nhất, ta sẽ đi vào phân tích chi tiết từng báo cáo bộ phận theo từng mặt hàng kinh doanh cụ thể sau.

4.5.2 Phân tích các báo cáo bộ phận theo từng nhóm mặt hàng kinh doanh năm 2012

4.5.2.1 Phân tích báo cáo bộ phận nhóm Vật liệu xây dựng năm 2012

Do tác động bởi nhân tố thị trường và nhu cầu về xây dựng trong năm 2012, nhóm mặt hàng Vật liệu xây dựng đã chịu ảnh hưởng rất lớn,cụ thể đã tác động đếntừng hàng hóa trong nhóm Vật liệu xây dựng.

Bảng 4.13: PHÂN TÍCH BÁO CÁO THU NHẬP NHÓM VẬT LIỆU XÂY DỰNG NĂM 2012

Đơn vị tính: 1.000 đồng

CHỈ TIÊU VẬT LIỆU XÂY DỰNG XI MĂNG THÉP VẬT LIỆU KHÁC

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh thu 1.243.641.812 100,00 205.408.198 100,00 1.001.828.112 100,00 36.434.502 100,00 Chi phí khả biến 1.203.695.282 96,80 192.019.712 93,48 979.391.551 99,76 32.248.019 88,51

Giá vốn hàng bán 1.189.484.693 95,65 185.001.442 90,07 973.739.802 97,20 30.743.449 84,38 Chi phí vật liệu, bao bì sản phẩm 3.208.494 0,26 1.107.876 0,54 900.490 0,09 1.200.128 3,29 Chi phí bốc xếp 2.500.869 0,20 1.304.697 0,64 1.155.023 0,12 41.149 0,11 Chi phí vận chuyển 8.501.226 0,68 4.605.697 2,24 3.596.236 0,36 299.293 0,82

Số dư đảm phí 39.946.530 3,20 13.388.486 6,52 22.436.561 0,24 4.186.483 11,49 Chi phí bất biến trực tiếp 658.884 0,05 102.476 0,05 539.378 0,05 17.030 0,05

Chi phí thuê kho bãi 658.884 0,05 102.476 0,05 539.378 0,05 17.030 0,05

Số dư bộ phận 39.287.646 3,16 13.286.010 6,47 21.897.183 2,19 4.169.453 11,44

Chi phí bất biến chung 14.511.927 1,17

Lương nhân viên bàn hàng 6.513.561 0,52 BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 1.498.119 0,12 Chi phí điện thoại, fax, internet 353.638 0,03 Chi phí điện nước 338.646 0,03 Chi phí công cụ, dụng cụ 287.242 0,02 Chi phí khấu hao TSCĐ 3.547.944 0,29 Chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, trang

thiết bị 1.945.777 0,16

Trong các mặt hàng của nhóm Vật liệu xây dựng thì việc kinh doanh thép là chính, doanh thu của thép chiếm tỷ trọng cao hơn so với hai mặt hàng xi măng và vật liệu khác bằng 80,55% tương ứng số tiền đạt được là 1.001,8 tỷ đồng

Quy mô doanh số mặt hàng này gần như không thay đổi so với năm trước (năm 2011 là 80,75%). Tuy nhiên, về giá trị thì có giảm trên 60 tỷ đồng. Khác với thép, doanh thu xi măng có phần tăng nhẹ so với năm trước và với mức tăng trên 15 tỷ đồng, trong năm doanh số bán xi măng thu được là 205,4 tỷ đồng. Sản phẩm có tỷ lệ doanh thu trên tổng doanh thu nhóm Vật liệu xây dựng thấp nhất là vật liệu khác, chỉ chiếm tỷ lệ gần 3%. Như vậy mặt hàng này chỉ có phần đóng góp nhỏ doanh số bán cho nhóm. Với mức doanh số bán ở mỗi mặt hàng như vậy thì khả năng thu lợi có như giá trị thực trên doanh số hay không, 1 đồng doanh thu sẽ mang lại lợi nhuận bao nhiêu, ta đi đến phân tích từng chỉ tiêu trong bảng báo cáo thu nhập sau.

Qua bảng báo cáo bộ phận được lập, ta thấy được rằng cũng như những năm trước CPKB của từng bộ phận đều chiếm một tỷ lệ rất cao trong doanh thu. Tỷ trọng CPKB trên doanh số bán của mặt hàng xi măng, thép và vật liệu khác lần lượt là 93,48%; 99,76%; 88,51%. Theo đó tỷ số CPKB và doanh thu của thép là cao nhất và thấp nhất là mặt hàng vật liệu khác.Thép có tỷ lệ CPKB cao là vì giá vốn hàng bán của mặt hàng này rất cao. Do đó, để tăng cường hoạt động khi chọn mua hàng hóa Công ty cần phải có nhiều sự lựa chọn với nhà cung cấp.Và hệ thống kiểm soát chi phí đầu vào đối với nhân viên mua hàng. Xét về ngắn hạn chỉ tiêu SDĐP trong báo cáo bộ phận là số dư tuyệt đối,là tổng số tiền còn lại của doanh thu bán sau khi trừ đi biến phí, phần

16,52 % 80,55 % 2,93% Xi măng Thép Vật liệu khác

Hình 4.22: CƠ CẤU DOANH THU BÁN HÀNG THEO TỪNG MẶT HÀNG TRONG NHÓM VẬT LIỆU XÂY DỰNG NĂM 2012 33,76 % 55,64 % 10,60 % Xi măng Thép Vật liệu khác Hình 4.23: CƠ CẤU SDBP THEO TỪNG MẶT HÀNG TRONG NHÓM VẬT LIỆU XÂY DỰNG NĂM 2012

dôi ra sau khi bù đắp định phí của chính bộ phận đó là lãi nó thu được trong kỳ. Từ bảng báo cáo bộ phận, cả ba SDĐP đều dương, đồng nghĩa là ở mỗi bộ phận đều tạo ra lợi nhuận sau khi trang trãi phần chi phí cố định ở mỗi mặt hàng. Khi đó tỷ lệ tăng doanh thu cũng là tỷ lệ tăng của SDĐP. Vậy xét khả năng tăng trưởng thì mặt hàng vật liệu khác và xi măng so với thép và so với tỷ lệ tăng trưởng trung bình của nhóm Vật liệu xây dựng là cao hơn, chính vì vậy muốn tăng cao lợi nhuận thì Công ty nên chú trọng tỷ lệ đầu tư phát triển vào hai mặt hàng này.

Về dài hạn, mặt hàng vật liệu khác vẫn tiếp tục duy trì khả năng thu lợi cao nhất trong nhóm Vật liệu xây dựng. Ta thấy, ở cả ba mặt hàng đều có SDBP dương điều đó đồng nghĩa là nếu tiếp tục hoạt động dài lâu thì cả ba mặt hàng này đều có thể trang trãi hết chi phí tại mỗi mặt hàng và đều có khả năng thu lợi. Đặc biệt là vật liệu khác có tỷ lệ SDBP cao nhất 11,44% và cao gấp mấy lần so với hai bộ phận còn lại, mặc dù tạo ra giá trị SDBP không cao như hai mặt hàng xi măng và thép chỉ đạt là 4,2 tỷ đồng nhỏ hơn hai hàng hóa còn lại gấp mấy lần. Trong khi mặt hàng thép có SDBP rất lớn 21,9 tỷ đồng nhưng do CPKB chiếm tỷ trọng lớn 99,76 % nên tỷ lệ SDBP chỉ khoảng 2,19%.

Tóm lại trong năm 2012 cả ba bô phận đều mang lại hiệu quả cho nhóm Vật liệu xây dựng. Sau khi trừ đi các CPBB chung thì lãi thuần còn lại của nhóm này là 24,8 tỷ đồng chiếm 2% trên tổng doanh thu của nhóm. Trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn, Công ty nên đầu tư vào mặt hàng xi măng và vật liệu khácvới tỷ lệ cao hơn sẽ mang lại kết quả hoạt động cao cho Công ty. Và SDBP của các mặt hàng đều dương và dương ở tỷ lệ cao do đó ta có thể tin tưởng rằng lợi nhuận ở các năm sau sẽ có chiều hướng tăng tích cực.

4.5.2.2 Xây dựng và phân tích báo cáo bộ phận nhóm Nhiên liệu năm 2012

Doanh số thu từ tiêu thụ mặt hàng gas là 62,09% chiềm tỷ trọng trong tổng doanh số từ nhóm nhiên liệu, có giá trị210,4 tỷ đồng; so với năm ngoái thì đã tăng trên tốc độ là 12%. Cho thấy sản phẩm gas luôn chiếm một vị trí rất

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo bộ phận tại công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 88 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)