5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu):
4.4 Phân tích các báo cáo bộ phận của Công ty năm 2011
4.4.1 Phân tích các báo cáo bộ phận của toàn Công ty theonhóm sản phẩm năm 2011
Việc phân chia bộ phận theo từng nhóm ngành hàng không có sự thay đổi so với năm 2010. Từ các sổ chi tiết về chi phí trên từng mặt hàng và việc ghi nhận doanh thu của từng mặt hàng đó ta có được bảng báo cáo thu nhập theo bộ phận như sau.
56,01% 12,82% 31,17% Bếp gas Ruột xe máy Vỏ xe máy
Hình 4.10: CƠ CẤU DOANH THU BÁN HÀNG THEO TỪNG MẶT HÀNG TRONG NHÓM HÀNG HÓA KHÁC NĂM 2010 71,16% 4,60% 24,24% Bếp gas Ruột xe máy Vỏ xe máy Hình 4.11: CƠ CẤU SDBP THEO TỪNG MẶT HÀNG TRONG NHÓM HÀNG HÓA KHÁC NĂM 2010
Bảng 4.8: BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN THEO NHÓM SẢN PHẨMNĂM 2011
Đơn vị tính: 1.000 đồng
CHỈ TIÊU TOÀN CÔNG TY
NHÓM VẬT LIỆU
XÂY DỰNG NHÓM NHIÊN LIỆU
NHÓM HÀNG HÓA KHÁC
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh thu bán hàng 1.640.798.810 100,00 1.319.456.160 100,00 318.595.500 100,00 2.747.150 100,00 Chi phí khả biến 1.581.088.140 96,36 1.268.337.675 96,13 310.101.955 97,34 2.648.510 96,41
Giá vốn hàng bán 1.558.413.155 94,98 1.252.004.632 94,89 304.147.153 95,46 2.261.370 82,32 Chi phí vật liệu, bao bì sản phẩm 6.874.695 0,42 3.941.659 0,30 2.608.766 0,82 324.270 11,80 Chi phí bốc xếp 4.492.072 0,27 3.366.935 0,26 1.092.853 0,34 32.284 1,18 Chi phí vận chuyển 11.308.218 0,69 9.024.449 0,68 2.253.183 0,71 30.586 1,11
Số dư đảm phí 59.710.670 3,64 51.118.485 3,87 8.493.545 2,66 98.640 3,59
Chi phí bất biến trực tiếp 19.691.238 1,20 15.907.406 1,20 3.746.446 1,17 37.386 1,37
Lương nhân viên bán hàng 8.084.444 0,49 6.501.280 0,49 1.569.628 0,49 13.536 0,49 BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 1.778.577 0,11 1.430.281 0,11 345.318 0,11 2.978 0,11 Chi phí thuê kho bãi 1.000.590 0,06 812.858 0,06 184.763 0,05 2.969 0,08 chi phí điện thoại, fax, internet 520.256 0,03 442.291 0,03 72.127 0,02 5.838 0,21 Chi phí điện, nước 500.367 0,03 422.292 0,03 75.254 0,02 2.821 0,10 Chi phí công cụ, dụng cụ 397.986 0,02 324.491 0,02 71.572 0,02 1.923 0,07 Chi phí khấu hao TSCĐ 4.650.123 0,28 3.755.288 0,28 892.133 0,26 2.702 0,10
Chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ,
trang thiết bị 2.758.895 0,17 2.218.625 0,17 535.651 0,17 4.619 0,17
Số dư bộ phận 40.019.432 2,44 35.211.079 2,67 4.747.099 1,49 61.254 2,23
Chi phí bất biến chung 26.577.365 1,62
Lương nhân viên quản lý 4.241.846 0,26 BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 933.206 0,06 Chi phí điện thoại, fax, internet 105.387 0,01 Chi phí điện nước 126.660 0,01 Chi phí khấu hao TSCĐ, thiết bị văn
phòng 4.418.972 0,27
Phí, lệ phí 362.382 0,02
Chi phí dự phòng (612.973) 0,04 Chi phí tiếp khách, hội nghị 1.812.576 0,11 Chi phí quãng cáo, giới thiệu sản
phẩm 1.945.721 0,12
Chi phí văn phòng phẩm, in tài liệu,
v.v.. 257.635 0,02
Chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ,
trang thiết bị 245.788 0,01 Chi phí bằng tiền khác 433.857 0,03 Chi phí lãi vay 12.306.308 0,75
Lãi 13.442.067 0,82
Từ đồ thị cơ cấu doanh thu, đã cho thấy phần nào về sự đóng góp của từng lĩnh vực vào tổng doanh thu bán hàng của Công ty trong năm 2011. Doanh thu bán hàng của nhóm Vật liệu xây dựng là cao nhất chiếm 80,42% tiếp đến là nhóm Nhiên liệu với tỷ lệ 19,42% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm Hàng hóa khác 0,16%.Công ty vẫn chú trọng đầu tư vào nhóm mặt hàng chủ lực là Vật liệu xây dựng.Năm 2011 do tác động khách quan từ môi trường bên ngoài chủ yếu là lạm phát luôn ở mức hai con số là 18,13% làm giá xăng, dầu, gas có sự biến động mạnh tăng giảm liên tục. Vì vậy để nhằm giảm thiểu rủi ro kinh doanh, Công ty không chủ động tăng thêm sản lượng mà gần như ổn định lượng thu mua. Theo đó, doanh số bán hàng trong năm 2011 là 318,6 tỷ đồng, phần tỷ trọng đóng góp vào tổng doanh thu của nhóm Nhiên liệu là 19,42%.Mặt hàng Nhiên liệu có nhiều chuyển biến ngược lại so với năm 2010. Qua báo cáo bộ phận toàn doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động năm 2011, thì chi phí giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu CPKB của từng nhóm hàng hóa. Kết cấu chi phí này khá phù hợp đối với một công ty thương mại nói chung và Công ty Cổ phần Vật tu Hậu Giang nói riêng, toàn bộ chi phí chủ yếu là giá vốn hàng bán nên biến phí sẽ khá cao chiếm tỷ lệ lớn, định phí sẽ có tỷ lệ thấp hơn như vậy lãi của Công ty tương đối ổn định khi doanh số biến động. Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của Công ty. Để kiểm soát chi phí này tốt hơn, như đã đề cập trong phần phân tích báo cáo ở năm 2010 là công ty phải có danh sách nhà cung cấp để lựa chọn với mức giá phù hợp. Công cụ xây dựng các dự toán báo cáo tiêu thụ, dự toán mua hàng hay dự toán giá vốn hàng hóa sẽ hỗ trợ tốt cho chính sách nhà cung cấp này, ngoài ra còn kiểm soát được số lượng hàng tồn kho giảm thiểu chi phí. Trong chi phí bất biến trực tiếp thì chi phí lương của nhân viên là chiếm tỷ lệ cao nhất (0,49% trên doanh thu đối với toàn doanh nghiệp và với từng bộ
80,42% 19,42% 0,17%
Nhóm Vật liệu xây dựng Nhóm Nhiên liệu Nhóm hàng hóa khác
Hình 4.12: CƠ CẤU DOANH THU BÁN HÀNG THEO TỪNG NHÓM SẢN PHẨM NĂM 2011 87,98% 11,86% 0,15% Nhóm Vật liệu xây dựng Nhóm Nhiên liệu Nhóm hàng hóa khác Hình 4.13: CƠ CẤU SDBP THEO TỪNG NHÓM SẢN PHẨM NĂM 2011
phận). Và trong chi phí bất biến chung thì chi phí lãi vay của năm 2011 là 12,3 tỷ đồng khá cao. Nguyên nhân là do, tại các chi nhánh nhu cầu vốn mua hàng hóa tăng, nhu cầu trả nợ cho nhà cung cấp của các năm trước đến hạn. Vì vậy Công ty đã phải vay thêm từ các ngân hàng, làm chi phí lãi vay tăng và tăng gấp 3 lần so với năm 2010.
Tỷ lệ SDĐP của nhóm Nhiên liệu là nhỏ nhất 2,66%, và cao nhất ở nhóm Vật liệu xây dựng 3,87%. Khoảng giữa năm Công ty có nhập kho một đợt hàng gas mới chất lượng tốt, giá bán ra cao hơn mặt hàng gas cũ nên doanh thu từ nhóm Nhiên liệu cao. Nhưng góp phần cao đó là từ giá bán, nên tỷ lệ SDĐP của nhóm Nhiên liệu này là nhỏ, cho thấy tỷ lệ khả năng sinh lời của nhóm này ngược lại với phần trăm doanh thu.Tỷ lệ CPKB năm 2011 là 96,13% nhỏ hơn nhiều so với năm trước (năm 2010 là 97,54%) trong khi giá các loại hàng đầu vào ngày một tăng cao. Vì các hợp đồng nhận hàng dài hạn từ năm 2010 đã ký kết với nhà cung cấp với mức giá thỏa thuận vẫn còn hiệu lực, nên giá vốn giảm thiểu nhiều trên doanh thu (giảm từ 96,18% còn 94,89%) Qua đó, trong ngắn hạn Công ty nên tập trung tỷ lệ phát triển nhóm ngành Vật liệu xây dựng, như đã phân tích vì tỷ lệ SDĐP của bộ phận này cao nhất.
CPBB trực thuộc của từng bộ phận gần như không có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm.Trong đóthì chi lương nhân viên bán hàng là chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu 0,49%. Vì vậy, từ tỷ lệ SDĐP ta có được tỷ lệ SDBP của nhóm Vật liệu xây dựng vẫn là chiếm tỷ trọng cao nhất trong ba bộ phận đạt 2,67%.
Tóm lại, trong năm 2011 Công ty đã đạt được kết quả hoạt động tốt và tạo được nguồn thu từ doanh số bán là 1,6 tỷ đồng cao hơn năm 2010 là 189 triệu đồng. Và đã kiểm soát được phần nào CPKB. Cả ba nhóm mặt hàng đều có khả năng tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn vì đều có tỷ lệ sinh lời hay tỷ lệ SDĐP và tỷ lệ SDBP dương và lớn hơn 1 (tỷ lệ SDBP của nhóm Vật liệu xây dựng, nhóm Nhiên liệu và nhóm Hàng hóa khác lần lượt là 2,67%; 1,49% và 2,23%). Nổi trội nhất là nhóm mặt hàng truyền thống của Công ty, trong năm 2011 có SDBP cao nhất với số dư này đủ để bù đấp toàn bộ CPBB chung của toàn Công ty (CPBB chung của Công ty là 26,6 tỷ đồng trong khi đó SDBP của nhóm Vật liệu xây dựng là 35,2 tỷ đồng). Chứng tỏ trong năm Công ty đã đạt được mục tiêu kinh doanh từ đầu là phát triển nguồn hàng chủ chốt nhóm Vật liệu xây dựng.
4.4.2 Phân tích các báo cáo bộ phận theo từng nhóm mặt hàng kinh doanh năm 2011 doanh năm 2011
4.4.2.1 Phân tích báo cáo bộ phận nhóm Vật liệu xây dựng năm 2011
Xi măng, thép, cát, đá, gạch, v.v…là những mặt hàng được tiêu thụ lớn ở hầu hết các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long, đây là một thuận lợi để mở rộng thị trường tiêu thụ trong khu vực này. Và trong năm qua nhờ vào các chính sách bán hàng đã đạt được doanh số cao.
Mặc dù đang trong tình trạng nền kinh tế khó khăn, đặc biệt là ngành vật liệu xây dựng, tình hình bất động sản có nhiều biến động. Nhưng kết quả hoạt động của bộ phận này vẫn khá tốt,So với năm 2010 thì cả ba mặt hàng này ngày càng phát triển về doanh số bán và có sự khác nhau về quy mô dựa trên doanh thu thu được ở mỗi sản phẩm. Cụ thể là doanh thu của mặt hàng xi măng có sự gia tăng đáng kể đạt mức 189,7 tỷ đồng, tăng hơn 60 tỷ đồng so với năm trước (năm 2010 là 129,7 tỷ đồng), tương đương với mức tăng 46,32%. Cũng như vật liệu xây dựng, nhóm mặt hàng các vật liệu khác cũng có sự gia tăng vượt bậc, doanh thu của bộ phận này trong năm 2011 tăng 50% so với năm 2010 và đạt mức 64,2 tỷ đồng. đã chứng tỏ được sự nổ lực của Công ty. Riêng mặt hàng thép tuy cũng có sự gia tăng nhưng so với hai mặt hàng trên thì tốc độ tăng doanh thu không tốt bằng. Nhìn chung, trong năm 2011 doanh thu của các mặt hàng trong nhóm vật liệu xây dựng đều có sự tăng trưởng.
CPKB ở từng bộ phận trong năm 2011 tăng lên so với năm 2010, do đặc điểm của chi phí này là sẽ tăng theo doanh số, mà năm 2011 doanh số bán hàng của toàn doanh nghiệp tăng thêm khoảng 200 tỷ đồng. Và CPKB luôn chiếm tỷ lệ cao nhất 85% tổng doanh thu so với các loại chi phí khác, phần tăng chủ yếu là từ giá vốn hàng bán. Tuy giá trị CPKB năm 2011 cao nhưng về tỷ lệ gia tăng so với doanh thu lại thấp hơn năm 2010 rất nhiều. Trong đó CPKB ở mặt hàng vật liệu khác là thấp nhất 89,47% doanh thu của mặt hàng này. Trong năm Công ty đã có chính sách kiểm soát, tiết kiệm chi phí rất tốt đối với mặt hàng xi măng nên CPKB chỉ còn ở mức 93,7% giảm rất nhiều so với năm 2010 99,69%. Ở hai mặt hàng còn lại CPKB cũng giảm đáng kể.Từ đó ảnh hưởng tốt đến tỷ lệ SDĐP của các mặt hàng có sự thay đổi tăng. Nhóm vật liệu khác vẫn giữ được thu nhập thuần túy cao nhất là 10,53%.
Bảng 4.9: BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO THU NHẬP NHÓM VẬT LIỆU XÂY DỰNG NĂM 2011
Đơn vị tính: 1.000 đồng
CHỈ TIÊU VẬT LIỆU XÂY DỰNG XI MĂNG THÉP VẬT LIỆU KHÁC
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh thu 1.319.456.160 100,00 189.729.620 100,00 1.065.517.920 100,00 64.208.620 100,00 Chi phí khả biến 1.268.337.675 96,13 177.776.513 93,70 1.033.112.195 96,96 57.448.967 89,47
Giá vốn hàng bán 1.252.004.632 94,89 169.769.796 89,49 1.026.633.350 96,35 55.601.486 86,60 Chi phí vật liệu, bao bì sản phẩm 3.941.659 0,30 1.361.033 0,72 1.106.258 0,10 1.474.368 2,30 Chi phí bốc xếp 3.366.935 0,26 1.756.521 0,93 1.555.014 0,15 55.400 0,09 Chi phí vận chuyển 9.024.449 0,68 4.889.163 2,58 3.817.573 0,36 317.713 0,49
Số dư đảm phí 51.118.485 3.87 11.953.107 6,30 32.405.725 3,04 6.759.635 10,53 Chi phí bất biến trực tiếp 812.858 0,06 114.002 0,06 662.157 0,06 36.699 0,06
Chi phí thuê kho bãi 812.858 0,06 114.002 0,06 662.157 0,06 36.699 0,06
Số dư bộ phận 50.305.627 3,81 11.839.105 6,24 31.743.568 2,98 6.722.936 10,47
Chi phí bất biến chung 15.094.548 1,14
Lương nhân viên bàn hàng 6.501.280 0,49 BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 1.430.281 0,11 Chi phí điện thoại, fax, internet 442.291 0,03 Chi phí điện nước 422.292 0,03 Chi phí công cụ, dụng cụ 324.491 0,02 Chi phí khấu hao TSCĐ 3.755.288 0,28 Chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, trang
thiết bị 2.218.625 0,17
Xét về tiềm năng phát triển trong ngắn hạn lẫn dài hạn thông qua tỷ lệ SDĐP và SDBP thì vật liệu khác đều hơn hẳn hai mặt hàng xi măng và thép. Tỷ lệ SDBP của vật liệu khác vẫn là cao nhất 10,47%. Nhưng mặt hàng được xem là kinh doanh có hiệu quả nhất trong năm của nhóm vật liệu xây dựng là xi măng với tỷ lệ thu nhập thuần túy 6,24% so với năm 2010 chỉ đạt 0,25%. Vì vậy trong dài hạn Công ty nên tăng cường hoạt động vào hai mặt hàng xi măng và vật liệu khác vì cả hai đều có tỷ lệ SDBP lần lượt là 6,24%; 10,47% cao hơn hẳn mặt hàng thép và cao hơn cả trung bình tỷ lệ SDBP của nhóm hàng Vật liệu xây dựng (3,81 %). Thép là mặt hàng hoạt động tốt ở năm 2010 nhưng đến năm 2011 hiệu quả lại giảm, khả năng sinh lời cho nhóm Vật liệu không còn chiếm tỷ trọng cao.
Ngoài ra, định phí chung của ba mặt hàng là trên 15 tỷ đồng chiếm 1,14% trong doanh thu bán hàng. Do đó Công ty phải có chính sách, kế hoạch dự toán về bán hàng để đảm bảo doanh số không bị sụt giảm và có khả năng bù đấp được các khoản chi phí này nhưng vẫn cón số dư dôi ra để thu lợi nhuận cho Công ty trong tương lai.
4.4.2.2 Phân tích báo cáo bộ phận nhóm nhiên liệu năm 2011
Mặt hàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu là gas, thấp nhất là mặt hàng xăng. Tuy doanh số thu được của gas chiếm tỷ trọng cao nhất trong ba mặt hàng của nhóm nhiên liệu nhưng về tỷ lệ khả năng thu lợi so với với mức độ hoạt động của nó lại nhỏ. Còn mặt hàng dầu, nhớt tuy doanh thukhông cao nhất nhưng khả năng sinh lời trong ba mặt hàng lại là cao nhất. Điều này sẽ được thể hiện rõ qua bảng phân tích báo cáo bộ phận của nhóm nhiên liệu và biểu đồ cơ cấu doanh thu, SDBP sau.
14,38% 80,75% 4,87% Xi măng Thép Vật liệu khác
Hình 4.14: CƠ CẤU DOANH THU BÁN HÀNG THEO TỪNG MẶT
HÀNG TRONG NHÓM VẬT LIỆU XÂY DỰNG NĂM 2011
23,53% 63,10% 13,36% Xi măng Thép Vật liệu khác Hình 4.15: CƠ CẤU SDBP THEO TỪNG MẶT HÀNG TRONG NHÓM VẬT LIỆU XÂY DỰNG NĂM 2011
Bảng 4.10: BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO THU NHẬP NHÓM NHIÊN LIỆU NĂM 2011
Đơn vị tính: 1.000 đồng
CHỈ TIÊU NHIÊN LIỆU DẦU, NHỚT XĂNG LPG, GAS
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh thu 318.595.500 100,00 120.093.434 100,00 11.865.009 100,00 186.637.057 100,00 Chi phí khả biến 310.101.955 97,33 114.303.530 95,18 11.517.665 97,07 184.280.760 98,74
Giá vốn hàng bán 304.101.955 95,46 113.046.315 94,13 11.514.995 97,05 179.585.843 96,22 Chi phí vật liệu, bao bì sản phẩm 2.608.766 0,82 249.002 0,21 0 0,00 2.359.764 1,26 Chi phí bốc xếp 1.092.853 0,34 32.056 0,03 0 0,00 1.060.797 0,57 Chi phí vận chuyển 2.253.183 0,71 976.157 0,81 2.670 0,02 1.274.356 0,68
Số dư đảm phí 8.493.545 2,61 5.789.904 4,82 347.344 2,93 2.356.297 1,26
Chi phí bất biến trực tiếp 184.763 0,05 68.956 0,05 7.617 0,06 108.190 0,06
Chi phí thuê kho bãi 184.763 0,05 68.956 0,05 7.617 0,06 108.190 0,06
Số dư bộ phận 8.308.782 2,60 5.720.948 4,77 339.727 2,87 2.248.107 1,21
Chi phí bất biến chung 3.561.683 1,10
Lương nhân viên bàn hàng 1.569.628 0,49 BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 345.318 0,11 Chi phí điện thoại, fax, internet 72.127 0,02 Chi phí điện nước 75.254 0,02 Chi phí công cụ, dụng cụ 71.572 0,02 Chi phí khấu hao TSCĐ 892.133 0,26 Chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, trang
thiết bị 535.651 0,17
Qua đó doanh số thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm gas chiếm 58,58% tổng doanh số của nhiên liệu. Tuy vậy tỷ trọng đóng góp của mặt hàng này so với năm trước đã giảm đi một số lượng lớn trong bộ phận. Năm 2010 tỷ lệ này ở mức là 72,28% thì trong năm nay đã giảm xuống còn 58,58% tương ứng số tiền 187 tỷ đồng giảm đi 51,5 triệu đồng. Còn đối với hàng hóa của dầu, nhớt so với năm 2010 thì có chuyển biến ngược lại, doanh thu năm nay tăng gấp 1,5