5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu):
2.2.2 Phương pháp phân tích
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích dựa theo phương pháp nghiên cứu như sau:
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối để thấy được chênh lệch qua các năm và phương pháp so sánh số tương đối để biết được tốc độ tăng trưởng, cơ cấu doanh thu chi phí qua các năm của Công ty. Kết hợp với phương pháp thống kê mô tả, được sử dụng trong các giải thích để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề phân tích.
Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc nhằm xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu so sánh sự thay đổi của chỉ tiêu và một số chỉ tiêu khác qua các năm. Do đó, phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong phân tíchhoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô., tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này cần chú ý 3 nguyên tắc sau:
Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của kỳ được chọn làm căn cứ so sánh gọi là kỳ gốc.
Điều kiện so sánh: được so sánh cùng thời gian và không gian.
Kỹ thuật so sánh
So sánh tuyệt đối: số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Nó có thể được tính bằng thước đo hiện vật, giá trị,…là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác. So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kế hoạch và thực tế, giữa những thời gian khác nhau,… để thấy được mức độ hoàn thành, quy mô biến động phát triển của chỉ tiêu kinh tế phân tích.
So sánh tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. Tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu mà ta sử dụng các loại công thức sau:
Tốc độ tăng trưởng = (số năm sau – số năm trước)/ số năm trước
Mức chênh lệch năm sau so với năm trước =
số năm sau – số năm trước Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. Do vậy, so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được mức độ phổ biến, tốc độ tăng trưởng, xu hướng và nhịp điệu biến đổi của các chỉ tiêu.
Thống kê mô tả: là một trong hai chức năng chính của thống kê (thống
kê mô tả và thống kê ứng dụng). Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu. Phương pháp này dùng trong mô tả doanh nghiệp, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, mô tả khái quát về tình hình hoạt động của Công ty….Và phương pháp này còn để sử dụng trong các giải thích của các phân tích để người đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề phân tích.
Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thống kê mô tả để so sánh và giải thích một cách cụ thể lợi nhuận của từng chỉ tiêu (từng nhóm mặt hàng và từng sản phẩm cụ thể), giúp Công ty có định hướng kinh doanh trong tương lai
Mục tiêu 3: Cùng với những vấn đề đã được phân tích từ hai mục tiêu trên, từ đó suy luận, tổng hợp để đề xuất một số giải pháp hợp lý, cụ thể cho Công ty trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Tên tiếng Anh: HẬU GIANG MATERIALS JOINT-STOCK COMPANY
Tên viết tắt: HAMACO
Trụ sở chính: 184 Trần Hưng Đạo, P. An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Vốn điều lệ: 62.253.990.000 đồng
Điện thoại: (0710) 2241873 – 3730058
Fax: (0710) 3832716 – 3730982
Website: www.hamaco.vn
Email: hamaco@hamaco.vn – vattuhaugiang@hcm.vnn.vn
Năm 1976 Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang (HAMACO)được thành lập có tên là Công ty Vật tư tỉnh Hậu Giang. Trên cơ sở sáp nhập 5 đơn vị: Công ty Vật tư Kỹ thuật TP. Cần Thơ, Công ty Xăng dầu TP. Cần Thơ, Công ty Vật tư tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu Sóc Trăng. Với nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng vật tư hàng hóa trên địa bàn TP. Cần Thơ và 14 huyện thị trong tỉnh Hậu Giang. Trong giai đoạn này, công ty được vinh dự nhận lẵng hoa do Bác Tôn trao tặng.
Ngày 01/07/1980 công ty giao ngành hàng xăng dầu cho Tổng kho xăng dầu Cần Thơ quản lý theo quyết định số 33/1980 của Bộ chính trị.
Trong 2 năm 1984, 1990 công ty đạt danh hiệu và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3 và hạng nhì.
Khi tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần Thơ, Công ty đổi tên thành Công ty Vật tư tỉnh Cần Thơ. Đến năm 1993 Tiếp tục đổi tên thành Công ty Vật tư Tổng hợp Hậu Giang. Đây là thời điểm Công ty phát triển thêm mặt hàng gas đốt, bếp gas, phụ tùng ngành gas.
Năm 2000, Để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng tại thị trường TP. Cần Thơ, Công ty thành lập thêm Trung tâm Kinh doanh VLXD 26B, nay là Cửa hàng Vật tư Trà Nóc. Trong 2 năm liền Công ty tiếp tục thành lập Chi nhánh TP. HCM, Bạc Liêu để mở rộng mạng lưới kinh doanh tại TP. HCM, phát triển thị trường Bạc Liêu, Sóc Trăng.
Năm 2003, Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất. Đồng thời Công ty bắt đầu phát triển thêm mặt hàng dầu nhờn.
Tháng 4 năm 2003, Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Vật tư Hậu Giang (HAMACO).
HAMACO thành lập Chi nhánh Vị Thanh khi tỉnh Cần Thơ tách thành TP. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang để đẩy mạnh kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang.Nhằm đẩy mạnh mục tiêu khai thác thị trường Sóc Trăng, HAMACO thành lập Chi nhánh Sóc Trăng (2007). Trong thời gian này, công ty đã được cấp chứng nhận “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000”. Điều này khẳng định rằng HAMACO luôn đề cao chất lượng trong quản lý nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.HAMACO nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007” do Vietnamnet tổ chức bình chọn.
Trong các năm 2009-2012, công ty luôn mở rộng diên tích kinh doanh và kho bãi sản xuất, trong địa bàn khu vực Cần Thơ. Đồng thời luôn nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” mỗi năm.
3.1.2 Lĩnh vực hoạt động và các mặt hàng kinh doanh
Kinh doanh vật liệu xây dựng: thép (thép xây dựng, thép hình: tấm, lá,…), xi măng, cát, đá, gạch, bê tông tươi,…
Kinh doanh khí hóa lỏng, LPG chai, bếp gas, phụ tùng ngành gas, lắp đặt hệ thống khí hóa lỏng.
Kinh doanh dầu nhờn, xăng, dầu.
Hiện nay công ty là nhà phân phối chính thức của các nhãn hiệu: Thép Vina Kyoel, thép Miền Nam, thép tây Đô, thép Pomina, Xi măng Holcim, Xi măng Nghi Sơn, Petrolimex,…
3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và các phòng ban trong Công ty
3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Hình 3.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ CÁC PHÒNG BAN TRONG CÔNG TY
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc KD Phó tổng giám đốc tài chính Phòng KD VLXD Cửa hàng vật tư Số 1 Cửa hàng vật tư Số 2 Cửa hàng 55 Tầm Vu Cửa hàng số 26 Trà Nóc
Cửa hàng xăng dầu C22
CN Bạc Liêu CN Phú Quốc CN Sóc Trăng CN TP. HCM Phòng KD gas Phòng KD dầu nhờn Phòng KD Sơn Phòng KD Cát Đá Phòng tin học Phòng Kế toán Phòng Tổ chức – Hành chính CN Vị Thanh Bộ phận Kho-đội vận tải Hội đồng quản trị
3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban a. Ban giám đốc
Tổng giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm về việc điều hành công ty.
Phó tổng giám đốc: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, giúp giám đốc lãnh đạo công ty, phụ trách kiểm tra các phòng ban và theo dõi các hoạt động về tài chính và kinh doanh của công ty.
b. Phòng kinh doanh
Bao gồm phòng kinh doanh vật liệu xây dựng, phòng kinh doanh gas, phòng kinh doanh dầu nhờn, phòng kinh doanh sơn, phòng kinh doanh cát đá.
Chức năng:
Tham mưu cho Ban Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, phát triển thị trường; tiêu thụ hàng hóa; quản lý các Cửa hàng tại Cần Thơ.
Tạo nguồn hàng đáp ứng yêu cầu kinh doanh của Công ty.
Xây dựng kế hoạch, tổ chức kinh doanh vật liệu xây dựng tại thị trường Cần Thơ và các công trình.
Phát triển thị trường.
Nhiệm vụ:
Cân đối nguồn hàng tại các kho công ty, nhập hàng hóa vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh của các đơn vị và chiến lược dự trữ hàng.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng cho từng năm, từng quý, từng tháng để thực hiện kế hoạch.
Nghiên cứu và đánh giá thị trường trong kinh doanh.
Đàm phán mua bán với các đối tác theochính sách của công ty.
Lập phương thức hỗ trợ khách hàng cho đại lý và người tiêu dùng.
c. Phòng kế toán
Chức năng:
Xây dựng và thực hiện hệ thống kế toán công ty theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam.
Tổ chức hệ thống kế toán phù hợp với mô hình bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hệ thống kế toán của công ty.
Nghiên cứu các chế độ chính sách về tài chính doanh nghiệp của Nhà nước, Bộ ngành và địa phương để xây dựng chiến lược tài chính công ty.
Tổ chức công tác kế toán thuộc các phần hành của phòng kế toán.
Lập các báo cáo kế toán, thống kê, báo cáo định kỳ và báo cáo tài chính của công ty gửi đến các cơ quan hữu quan theo quy định. Tổ chúc kiểm tra, đối chiếu, duyệt các báo cáo kế toán, thống kê của các đơn vị trực thuộc.
Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách kinh tế, tài chính theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm quản lý và cấp phát hóa đơn bán hàng, theo dõi và báo cáo thuế theo quy định.
Kiểm tra tính hiệu quả của các định mức lao động, tiền lương, các chế độ chính sách đối với người lao động, các chi tiêu kế hoạch kinh doanh.
Kịp thời phát hiện những sai sót, bất hợp lý hoạc vi phạm quy định nội bộ về định mức tài chính gây thiệt hại.
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo lợi nhuận, phát huy chế độ tự chủ về tài chính của công ty.
Trực tiếp chỉ đạo và thực hiện kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất, đánh giá lại tài sản theo quy định của Nhà nước. Kiểm kê và đề xuất giải pháp giải quyết, xử lý các khoản thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, nợ khó đòi và các khoản thiếu hụt về tài chính.
d. Phòng tổ chức hành chính
Quản lý, tổ chức, điều hành và kiểm tra các hoạt động về chính sách tuyển dụng và đều phối lao động.
Quản lý, tổ chức, điều hành và kiểm tra các hoạt động về chính sách đào tạo, chế độ, chính sách lương bổng, đãi ngộ, thi đua – khen thưởng.
Quản lý, điều hành công tác Hành chính–Văn phòng trong Công ty.
Quản lý, tổ chức thực hiện các công tác xây dựng cơ bản.
e. Phòng tin học
Chức năng
Nghiên cứu, tư vấn giúp ban giám đốc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh và quản lý của Công ty.
Thực hiện giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản, thiết bị máy móc có liên quan đến tin học từ đó đề xuất việc sử dụng trang thiết bị mới, thanh lý các thiết bị không còn phù hợp.
Hỗ trợ Công ty và các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin.
Nhiệm vụ:
Đảm bảo hệ thống máy tính của Công ty luôn trong trạng thái hoạt động ổn định, sẵn sàng đáp ứng các công việc một cách tốt nhất.
Hỗ trợ người dùng về việc sử dụng các phần mềm, phần cứng, bảo mật, đảm bảo hệ thống máy tính luôn ở trong trạng thái an toàn.
Thiết kế các phần mềm hỗ trợ cho công việc kinh doanh.
Quản lý, duy trì website Công ty, cập nhật giới thiệu sản phẩm kinh doanh, quãng bá hình ảnh Công ty.
f. Kho
Tổ chức thực hiện công tác quản lý kho, thực hiện công tác kiểm soát thiết bị đo.
Tổ chức thực hiện công tác quản lý và điều hành các phương tiện vận chuyển và phương tiện xếp dỡ.
3.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
3.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Hình 3.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TRONG CÔNG TY
3.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng:
+ Là người đứng đầu phòng kế toán, có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty, kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn tài sản, tài chính, nguồn nhân lực trong công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
+ Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán, thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán.
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp
Phó phòng kế toán kiêm kế toán phí
Kế toán Thanh toán Kế toán Ngân hàng Thủ quỹ Kế toán Chi phí Kế toán công nợ phải thu Kế toán Thuế, TSCĐ, công nợ phải trả Kế toán Quản trị
+ Kiểm soát quy trình lập hồ sơ sổ sách, các bút toán thanh toán, các quy trình kiểm kê tài sản, kiểm tra các BCTC, BCĐKT cũng như các tài liệu có liên quan của công ty, các bộ phận, chi nhánh.
+ Phối hợp với các bộ phận có liên quan để hỗ trợ về chức năng và nghiệp vụ của từng bộ phận. Cung cấp các số liệu, báo cáo và các kế hoạch tài chính cho Giám đốc để ra các quyết định, chiến lược kinh doanh hiệu quả.
+ Phân công, chỉ đạo, quyết định và giám sát các công việc của các nhân viên trong phòng kế toán.
Phó phòng kế toán: giúp kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành phòng kế toán, chịu sự chỉ đạo của kế toán trưởng về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Thực hiện các phần hành kế toán do mình đảm nhận.
Kế toán thanh toán: ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ thanh toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vay ngắn hạn, dài hạn,… Mở L/C, theo dõi và thanh toán L/C. Báo cáo và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công việc của mình.
Kế toán chi phí: tập hợp, theo dõi tất cả các khoản chi phí phát sinh trong công ty.
Kế toán công nợ phải thu: chịu trách nhiệm ghi nhận và theo dõi các nghiệp vụ, các loại chứng từ liên quan đến nợ và thu hồi nợ của khách hàng.
Kế toán thuế, TSCĐ, công nợ phải trả: đảm nhận và chịu trách nhiệm về kế toán các khoản thuế, các khoản nợ phải trả. Tổng hợp, ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến tăng, giảm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ, mở thẻ, ghi sổ và theo dõi hao mòn TSCĐ, đánh gía tình hình TSCĐ của công ty để có